3 chiến lược của doanh nghiệp để tiếp cận dòng vốn FDI

HIẾU MINH
08:04 17/11/2020

Bên cạnh những dấu hiệu hồi phục về hoạt động sản xuất kinh doanh, đa phần các doanh nghiệp VNR500 trong khảo sát mới đây cho biết họ đã có những chuẩn bị để tiếp cận dòng vốn FDI.

fdi-1-6420

Trong khảo sát do Vietnam Report thực hiện vào tháng 10/2020, 24,4% doanh nghiệp thuộc VNR500 đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng năm 2020 tăng so với cùng kỳ 2019, 36,6% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh cơ bản ổn định và 39,0% doanh nghiệp cho biết hoạt động sản xuất kinh doanh giảm đi.

Phản hồi về biến động doanh thu 9 tháng đầu năm 2020, 41,5% doanh nghiệp cho biết doanh thu bị giảm so với cùng kỳ năm 2019, 43,9% doanh nghiệp đánh giá doanh thu tăng và chỉ có 14,6% doanh nghiệp cho rằng chỉ tiêu này là cơ bản ổn định.

Kết quả khảo sát gần nhất cũng cho thấy trong thời gian vừa qua, có 4 rào cản ảnh hưởng nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2020.

Bao gồm: Thị trường bị thu hẹp, nhu cầu mua sắm và tiêu dùng giảm do dịch COVID-19 (94,2%); Tăng trưởng kinh tế không ổn định (63,5%); Chiến tranh thương mại giữa các quốc gia, nền kinh tế lớn (59,6%) và Gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng (57,7%).

tcbc-vnr500-2020-h6-5798

Top 4 rào cản ảnh hưởng đến hoạt động sản sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2020

Đáng chú ý, trong quá trình tiến hành chuyển đổi số nhằm thích ứng và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh tác động kéo dài từ dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp đã và đang gặp phải không ít khó khăn.

Trong đó những rào cản lớn nhất mà doanh nghiệp gặp phải khi tiếp cận và ứng dụng chuyển đổi số là: Nguồn vốn đầu tư lớn (61,5%); Đối tác kinh doanh chưa sẵn sàng hợp tác về các giải pháp số (42,3%); Không đủ nguồn nhân lực chất lượng cao (38,5%); Thiếu công cụ đảm bảo an ninh mạng và bảo mật dữ liệu (34,6%) và Thiếu các tiêu chuẩn, chứng chỉ, quy định, kinh nghiệm (32,7%).

tcbc-vnr500-2020-h5-5976

Top 5 rào cản trong việc tiếp cận chuyển đổi số của doanh nghiệp

Tại Việt Nam, dịch COVID-19 đang được kiểm soát tốt và cuộc sống người dân dần đi vào ổn định kể từ đầu tháng 9. Tuy nhiên, những hậu quả do COVID-19 gây ra đối với nền kinh tế vẫn chưa kết thúc và các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang nỗ lực vực dậy và phục hồi sau dịch.

Theo Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2020 của Tổng cục thống kê, trong 10 tháng có gần 85,6 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước, nghĩa là trung bình mỗi tháng có 8,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Trên thực tế, những rào cản, thách thức như thị trường bị thu hẹp, nhu cầu tiêu dùng giảm, tăng trưởng kinh tế không ổn định, gián đoạn, đứt gãy nguồn cung ứng đều xuất phát từ sự bùng phát của đại dịch COVID-19. Đây là rủi ro mà không doanh nghiệp nào có thể lường trước. Vì vậy, khi đối mặt với biến cố lớn, đa phần các doanh nghiệp đều rơi vào trạng thái bị động và phải gánh chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tại thời điểm dịch vừa diễn ra.

Tuy nhiên, khảo sát cũng cho thấy đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp VNR500 đã thực hiện một số chiến lược nhằm ứng phó trước những tác động tiêu cực trong dịch và phục hồi sau dịch.

Các chiến lược ứng phó trong dịch và phục hồi sau dịch

Để ứng phó với các tác động này, trong số các chiến lược ứng phó trong dịch và phục hồi sau dịch được các doanh nghiệp chú trọng nhất, 90,4% doanh nghiệp cho biết đã quyết định tăng cường đào tạo nhân viên, tối đa hóa nguồn nhân lực;

Bên cạnh đó, 86,5% doanh nghiệp lựa chọn Giảm thiểu chi phí; 73,1% doanh nghiệp thực hiện Tăng cường ưu thế cạnh tranh; 53,8% doanh nghiệp Tăng cường nguồn vốn cho ứng dụng công nghệ và kĩ thuật số và 42,3% doanh nghiệp Đẩy mạnh trải nghiệm khách hàng.

tcbc-vnr500-2020-h7-7259

Những chiến lược ứng phó trong dịch và phục hồi sau dịch của doanh nghiệp

Ngoài ra, khảo sát cũng ghi nhận những phản hồi đánh giá về kỹ năng của nhân viên tại các doanh nghiệp trong thời đại số, cụ thể như: Nền tảng về công nghệ thông tin; Khả năng sử dụng công nghệ tự động hóa; Khả năng phân tích dữ liệu; Khả năng bảo mật thông tin/an ninh dữ liệu; Tư duy hệ thống, hiểu biết quá trình...

Theo đó, khoảng 40% nhân viên mới ở mức đáp ứng được yêu cầu, chỉ có khoảng 50% nhân viên ở mức tốt, còn lại là mức yếu. Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp tiếp tục lựa chọn tăng cường đào tạo nhân viên là chiến lược ưu tiên trong năm 2020.

Thận trọng trong đầu tư

Bước qua khủng hoảng, các doanh nghiệp dần trở nên thận trọng hơn trong các quyết định đầu tư kinh doanh. Có 58,1% doanh nghiệp được hỏi cho biết họ dự kiến sẽ mở rộng đầu tư đối với lĩnh vực kinh doanh chủ lực hiện tại, 37,2% dự kiến giảm mức đầu tư kinh doanh xuống và 4,7% doanh nghiệp giữ nguyên quy mô hiện có.

tcbc-vnr500-2020-h8-2678

Kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp

Trong hai năm tới, 48,8% doanh nghiệp tham gia khảo sát quyết định không mở rộng sang các dự án và lĩnh vực kinh doanh mới.

Còn lại, trong số 51,2% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng đầu tư kinh doanh sang lĩnh vực mới, có 52,2% doanh nghiệp sẽ tiến hành tìm kiếm thị trường mới, 30,2% doanh nghiệp cho biết họ sẽ thực hiện các dự án liên doanh/liên kết và 11,6% doanh nghiệp sẽ thực hiện các dự án mua bán/sáp nhập (M&A).

Cơ hội từ dịch chuyển FDI

Trước bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều biến động và tại một số quốc gia, tình hình dịch COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát với số ca nhiễm vẫn ngày một tăng, các doanh nghiệp đa quốc gia đã và đang lên kế hoạch tìm kiếm “vùng đất mới” để đầu tư và phát triển.

Với những nỗ lực được ghi nhận từ kết quả tăng trưởng dương trong suốt thời gian qua, Việt Nam đang là điểm đến lý tưởng - nơi được dự báo sẽ thu hút lượng lớn dòng vốn FDI dịch chuyển từ Trung Quốc.

Đứng trước cơ hội này, đa phần các doanh nghiệp VNR500 trong khảo sát mới đây cho biết họ đã có những chuẩn bị để tiếp cận dòng vốn FDI này.

Theo đó, Top 3 chiến lược của doanh nghiệp trước cơ hội từ sự dịch chuyển dòng vốn FDI là: Đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ quản lý, cải thiện năng suất và kỹ năng cho người lao động (81,4%); Tìm hiểu, nghiên cứu về tác động tiềm tàng của dòng dịch chuyển vốn FDI đối với hoạt động của doanh nghiệp mình (62,8%); Lên phương án mở rộng thị trường, từng bước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu (55,8%).

tcbc-vnr500-2020-h9-4414

Những chuẩn bị của doanh nghiệp trước cơ hội dịch chuyển dòng vốn FDI

Kỳ vọng các gói hỗ trợ và giảm lãi suất tín dụng

Với sự đồng hành của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong suốt thời gian vừa qua, kết quả bước đầu ghi nhận những tín hiệu khả quan. Bên cạnh việc tung ra các gói hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ban hành các Nghị quyết về việc gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất, Chính phủ còn tiếp tục cải thiện về thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng.

Chính vì vậy, các đề xuất khuyến nghị từ phía cộng đồng doanh nghiệp VNR500 năm nay đã có những thay đổi đáng kể so với năm trước.

Cụ thể, 76,7% doanh nghiệp mong muốn Chính phủ tăng cường các gói hỗ trợ tín dụng, ưu đãi đầu tư và ưu đãi thuế. Mặt khác, 74,4% doanh nghiệp kỳ vọng giảm lãi suất tín dụng; 67,4% doanh nghiệp cần Nhà nước tăng cường các biện pháp hỗ trợ tìm kiếm thị trường đầu ra.

Ngoài ra, các chính sách về Cải thiện môi trường pháp lý; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và Cải thiện cơ sở hạ tầng vẫn đang được doanh nghiệp quan tâm khi lần lượt chiếm tỷ lệ 65,1%; 55,8% và 51,2% theo kết quả khảo sát được Vietnam Report tiến hành trong tháng 10 vừa qua.

Nếu như trong giai đoạn trước, khi phải đối mặt với khó khăn do dịch COVID-19 gây ra, các doanh nghiệp đều đã tiến hành điều chỉnh chiến lược ưu tiên nhằm củng cố nội lực như cắt giảm chi phí hay tìm cách tối đa hóa nguồn nhân lực thì hiện nay, vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu là duy trì dòng tiền ổn định và cân đối thu - chi.

Để đạt được điều này, không thể chỉ dựa vào nội lực của doanh nghiệp mà cần nhờ đến sự giúp đỡ từ phía Nhà nước và các Ngân hàng thông qua các gói hỗ trợ, ưu đãi và cho vay.

tcbc-vnr500-2020-h10-6351

Những đề xuất chính sách từ phía doanh nghiệp

Với vai trò là đầu tàu dẫn dắt và định hướng, ngoài thế mạnh về tiềm lực tài chính và khai thác những nguồn lực nội tại, các doanh nghiệp lớn cần khẳng định vai trò và nâng cao vị thế hơn nữa thông qua việc ứng dụng, đổi mới, sáng tạo và phát triển khoa học - công nghệ.

Dù thực tế, một số doanh nghiệp vẫn đang trong tình trạng khó khăn sau dịch, nhưng nhìn chung, kinh tế Việt Nam hiện nay được dự báo đạt mức tăng trưởng khả quan. Các doanh nghiệp lớn của Việt Nam vẫn được đặt nhiều kỳ vọng có thể tìm kiếm cơ hội trong khó khăn và bứt phá vươn lên, khẳng định vai trò trụ cột của nền kinh tế, tiến tới mở rộng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

(Theo Đầu tư Chứng khoán)

  • Cùng chuyên mục
Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?

Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?

Không chỉ CII mà có thêm TTC AgriS muốn chào bán trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu cho cổ đông. Mức lợi suất lý thuyết TTC AgriS đưa ra đến gần 30% sau 1 năm.

Tài chính - 26/03/2025 13:20

SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng

SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng

SHS cho biết đây là bước đi chiến lược giúp công ty nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và củng cố vị thế trên thị trường chứng khoán.

Tài chính - 26/03/2025 10:53

Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn

Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn

Ông Nguyễn Duy Anh, Giám đốc Quản lý Danh mục đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) cho biết dòng tiền đi vào các quỹ thường là đầu tư dài hạn nên sẽ góp phần giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn và không có những pha biến động quá mạnh.

Tài chính - 26/03/2025 08:13

Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII

Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII

Chủ trương phát triển hạ tầng mang đến cơ hội đầu tư rất lớn cho CII. Song, áp lực thu xếp vốn không nhỏ khi quy mô dự án lên đến hàng tỷ USD.

Tài chính - 25/03/2025 14:42

Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế

Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế

Ban lãnh đạo Gelex Electric hé lộ kế hoạch phát triển thị trường quốc tế đầy tham vọng.

Tài chính - 25/03/2025 12:58

Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?

Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?

Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết trong 3 tháng qua, dòng tiền trên thị trường chứng khoán đã có xu hướng vào mạnh một số nhóm ngành như nhóm khoáng sản, vật liệu xây dựng, ngân hàng, tài chính.

Tài chính - 25/03/2025 10:11

HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc 40 triệu USD cho Hạ tầng GELEX

HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc 40 triệu USD cho Hạ tầng GELEX

Đây là lần thứ hai HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc của SACE cho một doanh nghiệp Việt Nam.

Tài chính - 25/03/2025 09:58

Quý I/2025, GELEX Electric lãi khủng, tăng 215% so với cùng kỳ

Quý I/2025, GELEX Electric lãi khủng, tăng 215% so với cùng kỳ

CTCP Điện lực GELEX - GELEX Electric (Mã: GEE) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh trong quý 1/2025 với động lực chính đến từ hoạt động kinh doanh lõi, trong đó, CTCP Dây cáp điện Việt Nam CADIVI có vai trò chủ lực.

Tài chính - 25/03/2025 09:55

Thấy gì từ kế hoạch lợi nhuận của các công ty chứng khoán?

Thấy gì từ kế hoạch lợi nhuận của các công ty chứng khoán?

Đánh giá thị trường chứng khoán có diễn biến tích cực trong năm 2025, nhiều công ty chứng khoán đã đặt kế hoạch lợi nhuận hàng ngàn tỷ đồng. Nếu thực hiện thành công, nhiều đơn vị sẽ có mức lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động.

Tài chính - 25/03/2025 06:52

Tín dụng tăng 1,24% sau 2,5 tháng đầu năm

Tín dụng tăng 1,24% sau 2,5 tháng đầu năm

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, đến 12/3, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 1,24%. Mức tăng trưởng này còn cách khá xa so với mục tiêu 16%, thậm chí 20% của năm 2025.

Tài chính - 24/03/2025 17:14

Phát Đạt lên tiếng về cổ phiếu bị thao túng giá

Phát Đạt lên tiếng về cổ phiếu bị thao túng giá

Phát Đạt cho biết ban lãnh đạo công ty không có liên quan gì tới các hoạt động thao túng giá cổ phiếu PDR. Hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra theo kế hoạch.

Tài chính - 24/03/2025 13:38

Giá vàng trụ vững mức 3.000 USD/ounce

Giá vàng trụ vững mức 3.000 USD/ounce

Giá vàng thế giới trụ vững ở mức 3.000 USD/ounce. Giá vàng trong nước đứng ở mức 94,4 - 97,4 triệu đồng/lượng (mua - bán).

Tài chính - 24/03/2025 10:17

'Quan sát vùng hỗ trợ VN-Index tại 1.300-1.320 điểm'

'Quan sát vùng hỗ trợ VN-Index tại 1.300-1.320 điểm'

Nhịp điều chỉnh ngắn hạn của VN-Index được xem là cơ hội tích lũy cổ phiếu với giá vốn tốt, đặc biệt ở các nhóm ngành nhiều triển vọng như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản nhà ở, điện và đầu tư công.

Tài chính - 24/03/2025 06:45

TTC AgriS chuẩn bị phát hành gần 500 tỷ trái phiếu chuyển đổi

TTC AgriS chuẩn bị phát hành gần 500 tỷ trái phiếu chuyển đổi

TTC AgriS phát hành gần 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 1 năm lãi 9,5%/năm, có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. Mục tiêu phát hành là để thanh toán nợ vay.

Tài chính - 23/03/2025 17:11

FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng

FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng

Với lợi nhuận trước thuế đạt 1.885 tỷ đồng sau 2 tháng đầu năm, Công ty cổ phần FPT đã thực hiện được 14% kế hoạch đề ra.

Tài chính - 22/03/2025 09:55

Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh

Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh

Dù VN-Index điều chỉnh nhẹ trong tuần giao dịch 17/3-21/3, song nhiều cái tên đáng chú ý vẫn tăng điểm tốt và ‘vượt đỉnh’ 50 phiên gần nhất như: VND, VIC, VHM…

Tài chính - 22/03/2025 06:45