138 doanh nghiệp Việt tiềm năng được đưa vào danh sách bồi dưỡng trở thành nhà cung ứng cho Samsung

Nhàđầutư
Lãnh đạo Samsung Việt Nam cho biết, đến nay các sản phẩm mà doanh nghiệp Việt có thể cung ứng cho Samsung đã xuất hiện các lĩnh vực chuyên sâu hơn như ép nhựa cũng như các linh phụ kiện tinh vi hơn, thay vì chỉ đóng gói bao bì, pallet như trước kia.
HỒ MAI
28, Tháng 11, 2017 | 16:05

Nhàđầutư
Lãnh đạo Samsung Việt Nam cho biết, đến nay các sản phẩm mà doanh nghiệp Việt có thể cung ứng cho Samsung đã xuất hiện các lĩnh vực chuyên sâu hơn như ép nhựa cũng như các linh phụ kiện tinh vi hơn, thay vì chỉ đóng gói bao bì, pallet như trước kia.

Trả lời phỏng vấn PV Nhadautu.vn bên lề Hội thảo “Liên kết trong phát triển ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam” ngày 28/11, ông Bang Hyun Woo - Phó tổng giám đốc Samsung Việt Nam cho biết, đến cuối năm 2016, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm điện thoại di động Samsung đã đạt 57%.

Hiện số doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung ứng cấp 1 cho Samsung đã đạt con số 29. Ông Bang cho biết, đến nay các sản phẩm mà doanh nghiệp Việt có thể cung ứng được đã xuất hiện các lĩnh vực chuyên sâu hơn như ép nhựa cũng như các linh phụ kiện tinh vi hơn, thay vì chỉ đóng gói bao bì, pallet như trước kia.

Cũng theo lãnh đạo Samsung, mỗi năm Samsung đều tổ chức các triển lãm, hội thảo để tìm kiếm nhà cung ứng. Vừa qua, có 138 doanh nghiệp Việt Nam thông qua triển lãm, hội thảo tìm kiếm này đã được đưa vào danh sách doanh nghiệp có tiềm năng để bồi dưỡng trở thành nhà cung ứng cho Samsung.

"Không chỉ Samsung chúng tôi mà các doanh nghiệp FDI khác cũng có yêu cầu rất cao về công nghệ. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam nên mời các chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm làm việc tại các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản để học hỏi về công nghệ, kỹ năng quản lý và dần dần nâng cao trình độ, năng lực", Phó tổng Samsung gợi ý.

Cũng theo ông Bang Hyun Woo, năng suất lao động của công nhân Việt Nam tại Samsung rất cao, không hề thấp, tương đương 98-99% năng suất lao động của người Hàn Quốc. "Các công ty khác thì chúng tôi không biết nhưng ở Samsung thì là như vậy", ông Bang Hyun Woo khẳng định.

Nói về ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhấn mạnh con số 95% kim ngạch xuất khẩu điện tử Việt Nam đến từ doanh nghiệp ngoại.

Theo bà Tuệ Anh, mặc dù kim ngạch xuất khẩu ngành điện tử Việt Nam đạt kết quả ấn tượng nhưng các doanh nghiệp ngoại vẫn đóng vai trò chủ lực, doanh nghiệp trong nước chỉ tham gia lắp ráp, gia công. Trong tổng số điện thoại di động và linh kiện xuất khẩu năm 2016 với trị giá hơn 34 tỷ USD, các doanh nghiệp FDI chiếm đến 99,8%.

Nhận định quá trình phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đang mất cân đối nghiêm trọng, ông Cao Bảo Anh, Cục Công nghiệp thuộc Bộ Công Thương cho rằng, vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để doanh nghiệp nước ngoài hiểu hơn về trình độ doanh nghiệp Việt để hỗ trợ một cách phù hợp và hiệu quả nhất.

"Bộ Công thương sẽ đưa những cơ chế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao cao trình độ, tiếp cận các sản phẩm kỹ thuật cao hơn, cũng như tạo dựng các kênh để các doanh nghiệp Việt đẩy mạnh xúc tiến thương mại đầu tư, làm quen phương thức làm ăn theo thông lệ quốc tế", đại diện Bộ Công thương cho biết.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ