Từ công nhân làm thuê, lập doanh nghiệp, trở thành nhà cung cấp vật liệu chính cho Honda

Nhàđầutư
Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, với tư duy “người nước ngoài làm được người Việt Nam cũng làm được”, một công nhân tại nhà máy của Đài Loan (chuyên cung cấp nguyên liệu cho Honda và Toyota) đã lập doanh nghiệp, cung cấp vật liệu từ doanh nghiệp cấp 2, trở thành cấp 1 và đang cung cấp chính cho Honda.
ANH MAI
08, Tháng 10, 2017 | 07:35

Nhàđầutư
Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, với tư duy “người nước ngoài làm được người Việt Nam cũng làm được”, một công nhân tại nhà máy của Đài Loan (chuyên cung cấp nguyên liệu cho Honda và Toyota) đã lập doanh nghiệp, cung cấp vật liệu từ doanh nghiệp cấp 2, trở thành cấp 1 và đang cung cấp chính cho Honda.

le-duy-thanh-2042

 Ông Lê Duy Thành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Lê Duy Thành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định Vĩnh Phúc có được hôm nay nhờ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Tại Toạ đàm "30 năm lan toả FDI" vừa được tổ chức tại Vĩnh Phúc, ông Thành đưa ra một ví dụ: Ở Vĩnh Phúc, có chủ một công ty khởi điểm từ làm công nhân tại nhà máy của Đài Loan (chuyên cung cấp nguyên liệu cho Honda và Toyota). Với tư duy “người nước ngoài làm được người Việt Nam cũng làm được”, anh này đã lập doanh nghiệp, cung cấp vật liệu từ doanh nghiệp cấp 2, trở thành cấp 1 và hiện đang cung cấp chính cho Honda.

"Một chủ doanh nghiệp ở Vĩnh Phúc nói với tôi rằng, không có cái gì doanh nghiệp Đài Loan làm được, doanh nghiệp Trung Quốc làm được mà doanh nghiệp Việt không làm được", ông Thành nói.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, khi đến doanh nghiệp của anh này thì thấy có tới 20 người Nhật làm thuê cho anh ấy. "Chủ doanh nghiệp này cho rằng vì thiếu tự tin, tự tôn, tinh thần làm chủ, cứ nhìn doanh nghiệp FDI như một cái gì cao siêu lắm… nên doanh nghiệp Việt còn hạn chế. Nhìn thực trạng ở Vĩnh Phúc thì thấy có tình trạng như vậy", ông Thành nói.

Thu ngân sách tăng 300 lần

Sau 20 năm, đến 2016, Vĩnh Phúc đã đạt thu ngân sách 33 ngàn tỷ, tăng 300 lần so với ban đầu, thu nhập bình quân 70 triệu/người/năm (tương đương 3.200 USD/người/năm), cao hơn mức bình quân của toàn quốc. Thu nội địa nhiều năm chỉ đứng sau Hà Nội. Để có được thành công đó phải có đóng góp của các doanh nghiệp FDI.

Tỷ trọng của các doanh nghiệp nước ngoài đóng góp vào xuất khẩu đạt trên 95%, sản phẩm “Made in Việt Nam” sản xuất tại Vĩnh Phúc có mặt tại 20 nước trên thế giới.

Nếu nói về tác động lan toả của FDI, theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành, đó chính là đưa sản phẩm ra quốc tế. "Có một điều chúng tôi rất tự hào là sang thị trường Mỹ, khi đi mua quần áo thì lại thấy sản phẩm sản xuất tại Vĩnh Phúc. Hàng dệt may sản xuất tại tỉnh rất nhiều. Một sản phẩm khác là ghế ô tô thì toàn bộ chi tiết ghế xe đều sản xuất ở Vĩnh Phúc và xuất khẩu sang Bắc Mỹ", Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc nói.

Ngành nông nghiệp của Vĩnh Phúc chỉ chiếm tỷ trọng 9% trong cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc, và công nghiệp là hơn 60%. Tới năm 2010 công nghiệp đã tạo công ăn việc làm cho 33.000 lao động.

Năm 1997, người đóng thuế thu nhập cá nhân ở tỉnh 100% là của người nước ngoài. Nhưng đến nay, tỷ lệ người đóng thuế là 60% đến từ người nước ngoài, 40% của người Việt Nam. Tác động lan toả đã đến từng người Việt Nam chứ không chỉ nhìn chung ở nền kinh tế.

Ngoài ra, ông Thành cho biết, thanh niên của tỉnh hiện không làm nhiều trong khu vực nông nghiệp. Trước đây, mức lương phổ biến là 1 đến 2 triệu/tháng; nhưng hiện mức lương 3-4 triệu/tháng cũng khó tuyển lao động ở Vĩnh Phúc.

"Như vậy, người dân bắt đầu được hưởng thành quả đó và các doanh nghiệp nhỏ của Vĩnh Phúc cũng bắt đầu bắt nhịp được. Họ cũng đã có sự quyết tâm. Trước đây, cùng lắm chỉ có một vài nhà cung cấp cho doanh nghiệp FDI nhưng chỉ làm thùng bìa thôi. Nhưng đến giờ doanh nghiệp tham gia cung ứng cấp 1 thì xuất hiện rất nhiều. Kinh nghiệm, công nghệ doanh nghiệp Việt Nam đã có những thay đổi", Phó Chủ tịch Vĩnh Phúc nói khi đề cập tới tác động lan toả từ khu vực FDI.

Ông Lê Duy Thành cho rằng, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để giúp các doanh nghiệp Việt có cơ hội tiếp cận, có chính sách quy định tỷ lệ nội địa hoá, một số chính sách hỗ trợ về vốn, công nghệ. Về phía các doanh nghiệp Việt, phải khẳng định quyết tâm, khẳng định người Việt có thể làm được.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ