GS.TSKH Nguyễn Mại: Đừng phủ nhận FDI

Nhàđầutư
Vị chuyên gia kỳ cựu trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài cho rằng không nên phủ nhận những đóng góp của dòng vốn FDI.
NGHI ĐIỀN - HỒNG QUYÊN
23, Tháng 09, 2017 | 07:00

Nhàđầutư
Vị chuyên gia kỳ cựu trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài cho rằng không nên phủ nhận những đóng góp của dòng vốn FDI.

gs-nguyen-mai

GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần nhìn nhận những đóng góp của doanh nghiệp FDI 

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch Đầu tư, 8 tháng đầu năm 2017, Việt Nam thu hút được 23,36 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 45,1% so với cùng và tiệm cận kết quả đạt được trong năm 2016 (24,3 tỷ USD).

Xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) trong 8 tháng đạt 95,66 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ, chiếm 71,6% kim ngạch xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế. Nhập khẩu của khu vực FDI đạt 81,38 tỷ USD, tăng 14,8% và chiếm 60% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Những đóng góp của khối FDI đối với nền kinh tế là không phải bàn cãi. Dù vậy, có không ít ý kiến lo ngại rằng tỷ trọng của các doanh nghiệp FDI ngày càng lớn đang chèn ép khu vực doanh nghiệp trong nước.

Trao đổi với Nhadautu.vn, Giáo sư Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (VAFIE) cho rằng đây là quan điểm chưa toàn diện và thiếu công bằng cho các doanh nghiệp FDI.

“Hoạt động của những doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn như Samsung, LG, Canon không ảnh hưởng gì đến các doanh nghiệp trong nước. Thực tế còn tác động tích cực thông qua nhu cầu phụ trợ. Ở tầm vĩ mô, chúng ta thấy xuất siêu của khối FDI trong 8 tháng đầu năm đạt hơn 14 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp trong nước nhập siêu 16 tỷ USD. Vậy nếu không có khối FDI thì lấy đâu ra ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng hoá. Nếu không có khu vực đầu tư nước ngoài thì dự trữ ngoại hối của Việt Nam có tăng được lên 42 tỷ USD hay không.

Bên cạnh đó, yếu tố nước ngoài cũng là lực đẩy khiến các thành phần kinh tế trong nước trở nên năng động, cạnh tranh hơn. Tôi lấy ví dụ khi tập đoàn Thái Lan mua lại BigC, chúng ta lo lắng về việc thị trường bán lẻ rơi vào tay nước ngoài, song thực tế là nhiều doanh nghiệp trong nước thời gian qua đã phát triển được chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ rộng khắp, cạnh tranh sòng phẳng với nước ngoài. Đó là điều tích cực phải ghi nhận”, Giáo sư Nguyễn Mại nhìn nhận.

Ông nhấn mạnh: “Đương nhiên là cái gì cũng có tính hai mặt. Tôi cho rằng trong thu hút nguồn vốn từ bên ngoài, chúng ta cần thận trọng, không cấp phép ồ ạt. Ở đây tôi muốn lưu ý hai điểm. Thứ nhất là các dự án FDI có mức đầu tư dưới 1 triệu USD rất nhiều. Trong bối cảnh tỷ trọng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam còn lớn, quan điểm của tôi là nên hạn chế cấp phép các dự án có vốn đầu tư thấp, bởi đây là phần việc mà các doanh nghiệp trong nước có thể đảm nhận. Bên cạnh đó, kể từ đầu năm Việt Nam đã cấp phép cho 2 dự án BOT trong lĩnh vực nhiệt điện. Chúng ta phải cân nhắc kỹ lưỡng về mặt hiệu quả kinh tế cũng như môi trường. Có thể nhiệt điện rẻ hơn những loại năng lượng thay thế như điện gió, điện mặt trời… nhưng nếu tính cả chi phí về môi trường, sức khoẻ người dân thì vẫn phải xem xét”.

Bình luận về cơ hội thu hút vốn FDI trong thời gian tới, GS Nguyễn Mại cho rằng nền tảng của Việt Nam là rất tốt, tuy nhiên để tận dụng được cơ hội thì các cơ quan chức năng phải nỗ lực, cố gắng hơn nữa.

“Việt Nam được đánh giá là lựa chọn hàng đầu khu vực đối với các nhà đầu tư quốc tế, trong bối cảnh Trung Quốc không còn giữ được sự hấp dẫn như trước, các nền kinh tế xung quanh thì thiếu ổn định về cả tăng trưởng cũng như chính trị. Cơ hội của chúng ta càng mở rộng khi nhiều hiệp định tự do thương mại với các đối tác lớn được ký kết thời gian qua. Tuy nhiên, để tận dụng và phát huy hết những lợi thế này đòi hỏi nỗ lực đồng bộ rất lớn từ các bộ, ngành liên quan, trong đó quan trọng nhất tôi cho rằng phải minh bạch, cải thiện môi trường đầu tư, giảm thiểu tối đa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian cho doanh nghiệp”.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ