Chuyên gia WB chỉ ra những thất bại là rào cản kết nối doanh nghiệp Việt Nam và FDI

Nhàđầutư
Sáng nay, 7/9 Ngân hàng Thế giới (WB) đã tổ chức hội thảo Việt Nam trước ngã rẽ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Tại đây, ông Asya Akhlaque, Chuyên gia kinh tế đã chỉ ra những thất bại thị trường cản trợ sự phát triển của kết nối FDI-SME cùng với đó là những giải pháp theo kinh nghiệm quốc tế.
ĐÌNH VŨ
07, Tháng 09, 2017 | 15:00

Nhàđầutư
Sáng nay, 7/9 Ngân hàng Thế giới (WB) đã tổ chức hội thảo Việt Nam trước ngã rẽ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Tại đây, ông Asya Akhlaque, Chuyên gia kinh tế đã chỉ ra những thất bại thị trường cản trợ sự phát triển của kết nối FDI-SME cùng với đó là những giải pháp theo kinh nghiệm quốc tế.

SME-FDI

 Chuyên gia WB chỉ ra những rào cản để kết nối doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI

Theo đó, ông Asya Akhlaque, Chuyên gia kinh tế Trưởng nhóm WB đã chỉ ra những thất bại thị trường là rào cản với sự phát triển kết nối giữa FDI và SME ở trong các chương trình kết nối.

Cụ thể, Việt Nam thiếu nhà cung cấp trong nước cạnh tranh. Thiếu nhà cung cấp trong nước có khả năng cạnh tranh nghĩa là công ty nước ngoài sẽ tìm kiếm ở nơi khác và kết nối với các công ty có thể cung cấp một cách ổn định (về chất lượng, khối lượng và giá cả) và kịp thời các đầu vào cần thiết cho sản xuất.

Tuy nhiên, phỏng vấn định tính với các công ty ở Việt Nam cho thấy các công ty đầu chuỗi và các nhà cung cấp cấp 1, chẳng hạn trong ngành ô tô và điện tử, vẫn rất quan tâm tiếp cận các nhà cung cấp trong nước có khả năng cạnh tranh toàn cầu.

Tiếp theo là thiếu tiếp cận tài chính. Đây được coi là rào cản kinh doanh hàng đầu của các công ty ở Việt Nam. Nhiều công ty Việt Nam phàn nàn về việc tiếp cận tài chính hơn so với các công ty ở các quốc gia tương đương.

Việt Nam có xếp hạng thấp hơn Malaysia và Thái Lan về số công ty tiếp cận được với tín dụng/khoản vay hoặc thấu chi. Đặc biệt, trong lĩnh vực CNTT và TT, tình trạng thiếu nguồn vốn đầu tư rủi ro đáng tin cậy là một rào cản lớn gây cản trở khởi nghiệp và mở rộng kinh doanh.

Theo phân tích của WB cho thấy tỷ lệ kết nối có các khoản vay của doanh nghiệp Việt Nam năm 2015 là gần 30% kết nối được, trong khi đó không kết nối được là gần 50%. Còn ở Trung quốc, ngay ở những năm 2012 tỉ lệ kết nối tín dụng của DN đã đạt trên 40% và không kết nối chỉ vào khoảng 30%. Tương tự, tại Malaysia vào năm 2015, tỷ lệ tiếp cận tín dụng của DN là gần 100% và gần như không có bất cứ rào cản nào về tiếp cận tài chính ở nước này. Còn ở Thái Lan tỉ lệ DN kết nối được với tín dụng vào năm 2016 là gần 80%.

Việt Nam cũng bị đánh giá là thiếu lao động có kỹ năng. Lý giải cho tình trạng thiếu lao dộng có kỹ năng tại Việt Nam hiện nay, WB cho rằng do cơ cấu quản trị của doanh nghiệp đầu chuỗi nước ngoài (việc “học thông qua làm” còn yếu đối với công ty trong nước); và hệ thống giáo dục địa phương không thể bắt kịp nhu cầu của môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh.

Cùng với việc đưa ra những rào cản trong kết nối giữa FDI và SME, qua kinh nghiệm rà soát từ các chương trình kết nối ở một số quốc gia, ông Asya Akhlaque, Chuyên gia kinh tế trưởng nhóm ngân hàng Thế giới đã đưa ra một số khuyến cáo mà Việt Nam nên thực hiện để đem lại hiệu quả trong việc kết nối với các doanh nghiệp FDI.

Đầu tiên là thiết lập quản trị và thể chế: cần bảo đảm có cam kết chính trị và sự chủ động ở cấp lãnh đạo; xác định cơ quan đầu mối, có đủ thẩm quyền, quyền tự chủ và năng lực; thiết lập cơ chế phối hợp liên ngành.

Tiếp theo là chiếnh lược và định hướng mục tiêu: Lựa chọn các khu vực ưu tiên dựa trên bằng chứng mạnh mẽ và hiểu biết về chuỗi giá trị (bao gồm các chiến lược mua sắm của các DN đa quốc gia (MNE), và phân tích cả khía cạnh cung và cầu; Tập trung vào các công ty trong nước có tiềm năng nhất, được xác định thông qua các tiêu chí khách quan và minh bạch.

Kết nối các DN đa quốc gia (MNE) và công ty trong nước: cung cấp cho cả hai  thông tin chính xác và cập nhật về các cơ hội tiềm tàng; cân nhắc vai trò của khu vực tư nhân trong thiết lập/duy trì các cơ sở dữ liệu; có nội dung cấp chứng nhận và xây dựng danh tiếng cho các nhà cung cấp.

Cuối cùng là nâng cao năng lực trong nước: Chủ động thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp đầu chuỗi, nhà cung cấp cấp 1 trong quản lý và vận hành các chương trình phát triển nhà cung cấp; Nỗ lực xây dựng các nhà cung cấp dịch vụ phát triển doanh nghiệp trong nước; Thiết lập các sáng kiến và hỗ trợ nhà cung cấp trong nước đầu tư cho kỹ năng, nâng cấp công nghệ và quản lý.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ