Doanh nghiệp Việt vẫn hạn chế trong việc tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Nhàđầutư
Theo GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), tác động lan toả của FDI vẫn chưa được như kỳ vọng, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn hạn chế trong việc tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
HỒ MAI
06, Tháng 10, 2017 | 15:45

Nhàđầutư
Theo GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), tác động lan toả của FDI vẫn chưa được như kỳ vọng, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn hạn chế trong việc tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Phát biểu tại BizTALK “30 năm lan tỏa vốn FDI” do Tạp chí điện tử Diễn đàn Đầu tư - BizLIVE.vn tổ chức ngày 10/6, GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã giới thiệu một số liệu để thấy được tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

"Tỉnh Vĩnh Phúc cách đây mấy năm thu ngân sách nhà nước chỉ khoảng 100 tỷ đồng nhưng tới năm ngoái thì đã đạt 33.000 tỷ đồng (tăng 330 lần), trong đó, FDI góp hơn một nửa. Không chỉ đóng góp cho ngân sách mà FDI còn thay đổi bộ mặt thành phố và nông thôn. Không phải tỉnh nào cũng được như vậy. Ở miền Bắc, ngoài Vĩnh Phúc có Bắc Ninh và Thái Nguyên đều có những thay đổi rất nhanh chóng trong những năm trở lại đây", Chủ tịch VAFIE cho biết.

GS Nguyen Mai

 GS. TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) 

Theo GS Nguyễn Mại, những tác động tích cực từ FDI có thể kể đến như tạo ra hiệu ứng về các ngành nghề mới, du nhập phương thức sản xuất, phân phối, kinh doanh tiến tiến, làm thay đổi tư duy và tập quán của doanh nghiệp và người dân. Có những ngành đã có công nghệ tiên tiến so với thế giới như dầu khí, điện tử, viễn thông.

Tuy nhiên, GS Nguyễn Mại cũng chỉ ra rằng, "nhược điểm chính của FDI hiện nay chính là tác động lan toả".

Theo ông, tại Việt Nam, tác động lan toả của FDI chưa được như kỳ vọng, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn hạn chế trong việc tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiện chỉ có 21% doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong khi ở Thái Lan trên 30% và ở Malaysia là 46%; do vậy DNVVN ít được hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa của doanh nghiệp FDI thông qua chuyển giao công nghệ, kiến thức và nâng cao năng suất.

Chủ tịch VAFIE đã chỉ ra thực trạng này ở ngành dệt may và da giày. Năm 2015 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 27,2 tỷ USD, nhưng trong nước chỉ sản xuất được 40% nguyên liệu chủ yếu là hàng dệt kim, còn hàng dệt thoi thì phải nhập khẩu 70- 80%.

Trong chuỗi cung ứng dệt may, đầu cuối với giá trị gia tăng cao là tiêu thụ thì các doanh nghiệp FDI chiếm gần như toàn bộ. Các doanh nghiệp Việt Nam làm các khâu có giá trị gia tăng thấp là may. Giá trị gia tăng chung của ngành dệt may chỉ đạt 15% kim ngạch.

FDI

Chuỗi cung ứng dệt may Việt Nam

Tương tự trong chuỗi cung ứng da giày, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ sản xuất, còn khâu tiêu thụ, marketing vẫn thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài. 

FDI 2

Chuỗi cung ứng da giày Việt Nam

Đối với ngành công nghiệp xe máy trong nước, hiện ngành này có công suất gần 3 triệu xe mỗi năm, kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ với tỷ lệ nội địa hóa đạt trên 80% và đã có xe máy "Made in Vietnam".

Trong khi đó, với ngành công nghiệp ô tô, mặc dù Chính phủ đã có chiến lược phát triển nhưng sau 20 năm, theo đánh giá của GS Nguyễn Mại, "chiến lược phát triển ngành ô tô về cơ bản là thất bại". 

Theo mục tiêu đề ra, tỷ lệ nội địa hóa ô tô là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%, trong đó Thaco đạt 15-18%, Toyota Việt Nam đạt 37% đối với riêng dòng xe Inova.

Theo Chủ tịch VAFIE, đây là hai vấn đề để đối chiếu tại sao xe máy nội địa hoá là 80% còn ô tô chỉ khoảng 10%. Thích ứng công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam, theo GS Nguyễn Mại, là một vấn đề của tác động lan toả FDI.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24590.00 24615.00 24935.00
EUR 26544.00 26651.00 27820.00
GBP 31047.00 31234.00 32189.00
HKD 3105.00 3117.00 3219.00
CHF 27467.00 27577.00 28445.00
JPY 160.72 161.37 168.89
AUD 16097.00 16162.00 16652.00
SGD 18182.00 18255.00 18799.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18056.00 18129.00 18667.00
NZD   14859.00 15351.00
KRW   17.88 19.53
DKK   3567.00 3700.00
SEK   2344.00 2437.00
NOK   2305.00 2398.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ