Mùa hè thăng trầm của Samsung: Scandal tham nhũng, bão lửa chính trị và lợi nhuận kỷ lục
Một năm sau sự cố cháy nổ Galaxy Note 7, Samsung tiếp tục bị cuốn vào cơn bão bê bối chính trị đã khiến nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc phải từ chức. Nhưng vì sao hoạt động kinh doanh của hãng vẫn phát triển mạnh với khoản lợi nhuận kỷ lục?
Lee Jae-yong, Phó chủ tịch và là người thừa kế của tập đoàn Samsung đang phải đối mặt với những cáo buộc đã hối lộ các quan chức chính phủ Hàn Quốc để gia tăng quyền lực tại tập đoàn. Vào ngày 7/8 vừa qua, các công tố viên đã đề nghị mức án 12 năm tù giam cho ông Lee.'
Con ngựa 800.000 USD - nguồn cơn bê bối
“Một con ngựa sống được bao lâu?”
Vào một ngày thứ 6 của tháng 6, Lee Jae-yong, người thừa kế Tập đoàn Samsung đã trải qua một buổi trưa hè nóng lực tại Tòa án trung tâm quận Seoul, nghe các câu hỏi điều tra về những đặc điểm của... ngựa. Ông Lee phải hầu tòa vì cáo buộc hối lộ và tham ô, một phần trong vụ bê bối khiến nữ Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc Park Geun Hye bị phế truất vào tháng 3 vừa qua.
“Còn tùy vào đó là loại ngựa đua hay…”
Căn phòng xét xử ở tầng 5 và không có cửa sổ nhưng chật kín các luật sư, nhà báo và cả dân chúng và những người dân quan tâm tới phiên tòa. Tất cả đều chăm chú theo dõi. Người đứng người ngồi và ai cũng toát mồ hôi. Các thư ký lắc đầu ngao ngán trước bầu không khí ngột ngạt trong căn phòng. Trong khi Lee cùng các đồng bị cáo phải liên tục vừa nhâm nhi nước vừa lau mồ hôi.
“Không phải là 20 năm à? Tuổi thọ của ngựa tối đa khoảng 20 năm và thể lực đạt đỉnh trong khoảng năm thứ 8 đến năm thứ 10, đúng không?”
“Vâng. Tôi cũng nghĩ như vậy".
Lee cùng các cộng sự của ông bị buộc tội hối lộ cựu Tổng thống Park và một trong những người bạn của bà này lo trót lọt vụ sáp nhập hai công ty đại chúng của Samsung - thương vụ sẽ làm củng cố thêm quyền kiểm soát của ông Lee tại đế chế Samsung.
Bằng chứng buộc tội hối lộ trong vụ này là Vitana V – một con ngựa thuần chủng trị giá 800.000 USD cộng thêm 17 triệu USD tiền quyên góp cho một tổ chức được bà Park lập cùng một người bạn, nhằm giúp cô con gái của bà này có đủ tiêu chuẩn tham gia bộ môn đua ngựa tại Olympic 2020. Các lãnh đạo Samsung cho rằng món quà này đơn thuần chỉ là sự ủng hộ khát vọng chiến thắng trên đấu trường Olympic của nước nhà và chối bỏ mọi cáo buộc liên quan.
Lee Jae-yong, mặc bộ đồ màu xanh đậm và chiếc áo khoác hở cổ trong phiên tòa ngày hôm đó, vốn là một tay đua ngựa. Ở tuổi 20, Lee đã giành được huy chương tại các giải vô địch châu Á.
Hiện nay, với những gì đang xảy ra trong lần sinh nhật thứ 49 của mình, ông lắng nghe kỹ lưỡng về thủ tục tố tụng, thỉnh thoảng mỉm cười, chuyển các ghi chép cho luật sư của mình và bình thản.
Vào cuối buổi chiều, thẩm phán hỏi xem liệu những người tham gia có cần nghỉ ngơi hay không và Lee trả lời rằng ông sẽ "làm theo những gì mọi người muốn." Không ai ý kiến gì và phiên toà tiếp tục.
Giờ làm chứng sau đó, tòa hoãn lại. Khi Lee ra đi, không ai chúc anh ấy một sinh nhật vui vẻ - một dấu hiệu nhỏ khác của sự giàu có dường như đã giảm bớt của công ty hùng mạnh nhất của Hàn Quốc.
Nhiều giờ sau đó, khi phiên tòa hoãn lại, Lee được đưa đi nhưng không ai chúc ông một sinh nhật vui vẻ - một dấu hiệu rất nhỏ nhưng cho thấy sự giàu có và quyền lực của một trong những tập đoàn hùng mạnh nhất Hàn Quốc đã giảm bớt phần nào.
Đẳng cấp kẻ dẫn đầu
Được thành lập năm 1938 bởi ông Lee Byung-chul, tập đoàn Samsung là tập hợp của 60 công ty liên kết, một tập đoàn gia đình trị mà người Hàn Quốc thường gọi là "chaebol". Tập đoàn hoạt động trên khắp các lĩnh vực bao gồm đóng tàu, xây dựng, bảo hiểm, quảng cáo, sở hữu các đội bóng đá và bóng chày và thậm chí có một công viên chủ đề 30 dặm về phía nam Seoul, gọi là Everland.
Trong đó, Samsung Electronics chiếm hơn 2/3 giá trị thị trường của tập đoàn. Mặc dù năm 2016 phải thu hồi hàng triệu điện thoại Galaxy Note 7 vì sự cố nổ pin và không ít máy máy giặt bị lỗi, Samsung Electronics vẫn duy trì thương hiệu là công ty cung cấp những dòng thiết bị cao cấp. Và thực tế, mảng kinh doanh này vẫn đang tạo ra được dòng tiền khổng lồ cho Samsung.
Trong báo cáo kinh doanh gần đây nhất, được công bố vào ngày 27/7, công ty cho biết doanh số bán hàng tăng 20% so với cùng kỳ năm trước và lãi hoạt động kinh doanh tăng 72,7% lên 14.100 tỷ won (tương đương 12,67 tỷ USD) trong quý II so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng được thúc đẩy chủ yếu bởi mảng sản xuất chip nhưng Samsung Electronics hiện vẫn là nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới, một phần là nhờ dòng Galaxy S8 mới.
Hiện tại, Samsung gần như vượt qua Apple để trở thành công ty có lợi nhuận lớn nhất thế giới và thay thế Intel trở thành nhà sản xuất bán dẫn lớn nhất thế giới.
Dù vậy, trong khi các nhà đầu tư đang ăn mừng trước thành tựu của Samsung, người Hàn lại biểu tình phản đối họ. Những người biểu tình cùng ký vào tấm biển đỏ, trên đó là hình biếm hoạ của bà Park và ông Lee kèm dòng chữ "Gửi tới Jay Y. Lee ở trong tù – thủ phạm thật sự trong những bê bối này".
"Điều gì tốt cho Samsung tức là tốt cho Hàn Quốc" từng là một quan điểm trọng yếu mang tầm quốc gia tại Hàn Quốc. Sau chiến tranh, chaebol này đã giúp đưa đất nước phát triển thành nền kinh tế hùng mạnh bậc nhất thế giới. Nhưng hiện tại khảo sát cho thấy sự ủng hộ đối với tập đoàn này đã giảm sút. Và chính vì vậy, Samsung bị cáo buộc phải giành lấy sự ủng hộ bằng những cách bất hợp pháp.
Người có tác động lớn nhất tới sự vươn lên toàn cầu của Samsung là Lee Kun-hee – con trai của nhà sáng lập Lee Byung-chul và là cha của người thừa kê Lee. Dưới sự dẫn dắt của ông, Samsung đã đầu tư vào dự án chất bán dẫn khổng lồ và nhà máy sản xuất màn hình, giúp công ty giành được danh tiếng sau một thời gian dài bị coi là kẻ chỉ biết "sao chép".
Trong năm 1997, khi giá trị Samsung Electronics giảm xuống 1,7 tỷ USD sau cuộc khủng hoảng tài chính, Kun-hee đã quyết tâm loại bỏ những mảng kinh doanh gây trở ngại, tăng gấp đôi mảng chip, màn hình và điện thoại. Trong vòng 1 thập kỷ, giá trị thị trường của Samsung Electronics đã tăng gấp 6 lần.
Năm 2014, ở tuổi 72, ông Lee Kun-hee đã trải qua một cơn đột quỵ. Nhiều nguồn tin cho biết, ông Kun-hee đang phải duy trì tình trạng sống thực vật tại Trung tâm y tế Samsung. Khi phóng viên tờ Bloomberg đột nhập vào khu vực VIP của bệnh viện đã ngay lập tức bị chặn lại.
Hiện kiểm soát của ông Lee tại Samsung khá lỏng lẻo nếu xét theo tiêu chuẩn các tập đoàn châu Âu, bởi ông chỉ sở hữu một lượng tương đối nhỏ cổ phần tại các chi nhánh của Samsung. Dẫu vậy ông vẫn duy trì quyền biểu quyết thông qua mạng lưới sở hữu chồng chéo.
Trong trường hợp ông Lee Kun-hee qua đời, con trai của ông sẽ phải trả một hóa đơn thuế khổng lồ lên tới 6 tỷ USD trên những cổ phiếu của cha để có thể duy trì quyền kiểm soát Samsung.
Thời điểm này năm ngoái, mảng viễn thông di động của Samsung Electronics đã trải qua một năm không thể tuyệt vời hơn khi vượt mặt Apple tại Mỹ trong thị trường điện thoại thông minh và chuẩn bị ra mắt dòng điện thoại dẫn đầu Galaxy Note 7.
Vài ngày sau khi chiếc điện thoại này lên kệ, Thế vận hội Olympic mùa hè đã được khai mạc dưới sự tài trợ chính của Samsung.
Một vài tuần sau đó, một trong số ít những lãnh đạo nữ tại Samsung đã có mặt tại Berlin tham gia một hội nghị về công nghệ. Và đây cũng chính là lúc các tờ báo bắt đầu loan tin về những chiếc điện thoại Note 7 bị bốc cháy.
Koh Dong Jin - Giám đốc mảng viễn thông di động của Samsung Electronics ước tính chi phí cho những nỗ lực xử lý sự cố này lên tới hơn 5 tỷ USD nhưng ông nhớ rằng gia đình họ Lee đã không mảy may bận tâm tới con số đó mà nhắc ông "hãy làm những gì đúng đắn nhất".
Hồi tháng 1, Samsung tổ chức họp báo để thông báo kết quả vụ điều tra về nguyên nhân cháy nổ Note 7. Samsung cam kết sẽ kiểm tra điện thoại của họ và các thiết bị cẩn thận trước khi lên kệ. Buổi họp báo kết thúc bằng việc ông Koh cúi gập người xin lỗi tới toàn thể khách hàng và đối tác.
Yoo-Kyung Park, chuyên gia về quản trị doanh nghiệp tại APG Asset Management, một công ty hoạt động bằng quỹ hưu trí của Hà Lan có nắm giữ cổ phần của Samsung Electronics cho biết: "Samsung đã học hỏi khá nhanh việc kiểm soát khủng hoảng".
Bà Park công nhận những công lao của các nhà quản lý của Samsung Electronics trong việc nhanh chóng khắc phục những vết thương do Galaxy Note 7 để lại. Theo bà, nhiều công ty Hàn Quốc khác sẽ chỉ chấp nhận thất bại một cách miễn cưỡng - một cách tiếp cận mà đặc trưng là "trì hoãn, phủ nhận, phủ nhận và phủ nhận" - nhưng Samsung đã nhanh chóng loại bỏ sản phẩm của mình, hứng chịu những tổn hại và tiếp tục tiến về phía trước.
Thực tế cho thấy, Samsung không phải là tập đoàn dễ bị ảnh hưởng khi đến nay hãng vẫn thu được lợi nhuận kỷ lục nhờ siêu phẩm Galaxy S8.
Trong lúc các luật sư đang bào chữa cho Lee Jae-yong tại tòa án chật kín người ở Seoul thì Koh Dong Jin - Giám đốc mảng viễn thông di động của Samsung Electronics giới thiệu kỳ quan Galaxy S8 trước những sự kiện đông người tương đương tại New York và Seoul.
"Chiếc Samsung Galaxy S8 và S8+ là tuyên ngôn của chúng tôi để lấy lại niềm tin nơi quý vị", ông Jin nói.
Koh - người đã gắn bó với Samsung trong suốt 33 năm qua hiểu rằng để trở thành người tiên phong trong phát triển phần mềm công ty sẽ cần phải thu hút được những nhân viên thật sự giỏi.
Samsung cũng mới mở thêm nhà máy sản xuất chất bán dẫn mới ở Pyeongtaek, một trong những dự án cuối cùng mà Lee thông qua trước khi ông phải ngồi tù. Samsung cho biết nhà máy này sẽ mất 27 tỷ USD chi phí xây dựng nhưng vẫn ít hơn một nửa so với con số dự trù 63 tỷ USD.
Tiềm lực tài chính không ngừng giúp công ty này mạnh tay chi cho những khoản đầu tư mới. Nếu được ghé thăm nhà máy sản xuất chip Hwaseong - khoảng 15 dặm từ Pyeongtaek - sẽ thấy một chiếc đồng hồ điện tử ghi rõ đã "25 năm, 17 ngày, 11 giờ, 24 phút và 54 giây" kể từ ngày công ty trở thành nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới
Tháng 5 vừa qua, tập đoàn này còn trở thành đối tác sản xuất chip xử lý cho chính đối thủ của mình là Apple và Qualcomm - vốn không thể, hoặc không muốn tự xây dựng các nhà máy ví chi phí lớn. Trong vai trò này, Samsung sẽ vừa phải sản xuất chip cho chính mình, vừa phải đảm bảo chất lượng chip sản xuất cho đối thủ.
Khó khăn nhất với Samsung lúc này là con đường tiến đến tham vọng vượt qua Apple, Google và Amazon trong việc phát triển dịch vụ điện toán đám mây và trợ lý thực tế ảo.
(Theo Bloomberg/New York Times)
- Cùng chuyên mục
Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup sẽ ký kết hợp tác toàn diện trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, liên kết hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.
Đầu tư - 20/11/2024 11:18
Doanh nghiệp 1 năm tuổi làm khu đô thị gần 450 tỷ ở Quảng Ngãi
Công ty TNHH Bất động sản Đại Việt.VN được Quảng Ngãi chấp thuận là nhà đầu tư dự án Khu đô thị phía Đông đường Nguyễn Tất Thành, với tổng vốn gần 450 tỷ đồng.
Đầu tư - 20/11/2024 09:30
Đường sắt tốc độ cao trên thế giới phát triển nhanh như thế nào?
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên trên thế giới được vận hành năm 1964 tại Nhật Bản. Hiện nay, 22 quốc gia, vùng lãnh thổ khai thác đường sắt tốc độ cao.
Đầu tư - 20/11/2024 08:08
Hà Nội yêu cầu quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, các địa phương quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Đầu tư - 20/11/2024 06:37
Aqua City của Novaland chính thức được 'cởi trói'
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.
Đầu tư - 19/11/2024 17:13
Chân dung nhà đầu tư khu công nghiệp 450ha ở Quảng Bình
Công ty TNHH Đầu tư Capella Quảng Bình vừa được chấp thuận là nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên.
Đầu tư - 19/11/2024 15:06
Hà Nội quy định tài sản công được sử dụng để kinh doanh, cho thuê
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
Đầu tư - 19/11/2024 14:57
Diễn biến mới tại dự án gần 13.000 tỷ ở Thanh Hóa
Nhà đầu tư dự án Khu đô thị mới tại xã Hoằng Quang và xã Hoằng Long, TP. Thanh Hóa đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa giải quyết dứt điểm việc giao đất để triển khai dự án theo đúng tiến độ phê duyệt.
Đầu tư - 19/11/2024 11:21
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Tỷ phú người Malaysia Vincent Tan được cho là muốn đầu tư vào dự án 6A tại huyện Bình Chánh, TP.HCM của bà Trương Mỹ Lan. Trước đó, Tập đoàn Berjaya của vị tỷ phú này đã định đầu tư Khu đô thị đại học quốc tế Việt Nam tại huyện Hóc Môn nhưng đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống.
Đầu tư - 19/11/2024 06:30
Động thái mới tại dự án khu công nghiệp 1.800 tỷ của Viglacera Yên Mỹ
Mức giá đền bù để thực hiện dự án Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng vừa được phê duyệt. Bên cạnh đó, HĐND tỉnh Khánh Hòa cũng đã thông qua Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2.000) của khu công nghiệp này.
Đầu tư - 19/11/2024 06:00
4 dự án PPP cao tốc lựa chọn nhà đầu tư
Sau một thời gian chuẩn bị, 4 dự án PPP đầu tư 4 tuyến đường cao tốc đã đồng loạt thông báo mời thầu trong nửa đầu tháng 11. Với hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi, cuộc chơi đang mở cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào các dự án PPP mới.
Đầu tư - 18/11/2024 18:22
VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ 2024
Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học công nghệ và lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4-7/12/2024 tại Hà Nội.
Đầu tư - 18/11/2024 18:21
Đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận
Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng mức đầu tư sơ bộ là 38.693 tỷ đồng. Dự kiến, 100% vốn thực hiện dự án sẽ do nhà đầu tư thu xếp, trong đó, vốn chủ sở hữu là 5.804 tỷ đồng (chiếm 15%), vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác 32.889 tỷ đồng (chiếm 85%).
Đầu tư - 18/11/2024 15:43
Doanh nghiệp địa ốc toan tính gì dịp cuối năm?
Dù đã tung nhiều chính sách ưu đãi, kích cầu mùa bán hàng dịp cuối năm, nhưng, dường như trên thị trường sức mua vẫn không nhiều cải thiện, trái ngược với kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp địa ốc. Trên thị trường, cá biệt một vài dự án ra mắt nhận được lượng đặt cọc, giữ chỗ ấn tượng.
Đầu tư - 18/11/2024 14:49
Hà Nội sắp có thêm gần 6.000 căn nhà ở xã hội đưa vào sử dụng
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, dự kiến, trong giai đoạn 2024 - 2025, sẽ hoàn thành khoảng 5.923 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội.
Bất động sản - 18/11/2024 14:26
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút vốn FDI
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã có những trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và giữ chân nhà đầu tư.
Đầu tư - 18/11/2024 10:32
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 4 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 1 day ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago