Vì sao Ocean Group, ACB lao đao vì sếp 'gặp nạn', Samsung vẫn không hề hấn dù vắng 2 lãnh đạo cấp cao?

HỒ MAI
18:20 08/06/2017

Theo ông Phan Lê Thành Long - Giám đốc CMA Australia tại Việt Nam, Samsung được điều hành theo một cơ chế quản trị chuyên nghiệp. Ở đó, mỗi vị trí quản lý cấp cao là các chuyên gia thực sự và được giám sát bởi một cơ chế hiệu quả thay vì anh, chị, em, họ hàng, con cháu, bạn bè nối khố.

Khoảng trống quyền lực không khiến Samsung 'lạc trôi'

Năm 2014, Chủ tịch Lee Kun Hee, thế hệ lãnh đạo thứ 2 của tập đoàn Samsung, bị đau tim sau một cơn đột quỵ và phải trao quyền cho con trai độc nhất Lee Jae Yong. Khi quá trình chuyển giao quyền lực đang diễn ra, Lee Jae Yong bị bắt vì các cáo buộc hối lộ cho những người thân tín của cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye nhằm đổi lại những hỗ trợ trong thương vụ sáp nhập để củng cố quyền lực của Lee ở Samsung.

Sự việc nghiêm trọng tới mức nữ tổng thống dân cử đầu tiên của Hàn Quốc bị phế truất và phải ngồi tù. Nếu bị kết tội, cả ông Lee và bà Park đều có thể phải lãnh mức án cao nhất là chung thân.

samsung 134

Hai cha con lãnh đạo Samsung Chủ tịch Lee Kun Hee (trái) và Phó chủ tịch Lee Jae Jong (phải)

Nhiều người đã cho rằng, việc bắt giữ ông Lee Jae Jong giống như một con sóng lớn đánh vào mạn, sẽ đẩy con thuyền Samsung "lạc trôi" ra xa bến đỗ. Khoảng trống quyền lực do người thừa kế Lee Jae Jong để lại sau khi bị bắt đẩy Samsung đến tình thế buộc phải thay đổi để tồn tại và tăng trưởng.

Tuy nhiên, việc Phó Chủ tịch Lee Jae Yong bị bắt dường như vẫn không làm Samsung chậm bước. Cổ phiếu của Samsung vẫn ổn định từ ngày 17/2, thời điểm tòa án ở Seoul ban hành lệnh bắt với Lee.

Doanh thu của Samsung Electronics vẫn rất khả quan nhờ thắng lợi của mảng kinh doanh bán dẫn. Tổng doanh thu năm 2016 của Samsung đạt mức 201,9 nghìn tỷ won, tăng 1% so với năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế tăng 19,9% lên mức 22,4 nghìn tỷ won. Samsung thông báo chi trả cổ tức 27.500 won cho mỗi cổ phiếu. Tổng số tiền chi trả cổ tức là 3,85 nghìn tỷ won, tăng 24,2% so với năm 2015.

Lợi nhuận hoạt động quý I năm 2017 của Samsung đạt hơn 9,9 nghìn tỷ won (8,75 tỷ USD), mức lợi nhuận quý cao nhất trong vòng 3 năm qua. Lợi nhuận sau thuế tăng hơn 46% lên 7,68 nghìn tỷ won.

samsung

Phó chủ tịch Lee Jae Jong bị bắt giữ

Những người thay thế Lee Jae Yong tại Samsung Electronics khi ông không còn nắm quyền, được giới quan sát đưa ra ba khả năng là Phó chủ tịch Kwon Oh Hyun, Giám đốc Yoon Boo Keun và Giám đốc Shin Jong Kyun. Cả ba đều nằm trong hội đồng quản trị công ty.

“Kể cả khi Lee Jae Yong phải ngồi tù, ba người này vẫn có thể điều hành công ty mà không có vấn đề gì xảy ra”, Park Ju Gun - Giám đốc hãng nghiên cứu thông tin doanh nghiệp CEO Score nhận định.

Ông Kwon đã làm việc cho công ty hơn 3 thập kỷ, có bằng tiến sĩ về kỹ sư điện tại Đại học Stanford. Ông Yoon đã gắn bó với mảng TV và các sản phẩm điện tử tiêu dùng khác gần 40 năm. Còn ông Shin là chuyên gia trong mảng di động, là người đứng sau thành công của mảng smartphone cho Samsung vài năm qua.

Trong lúc các luật sư đang bào chữa cho Lee Jae Yong tại tòa án chật kín người ở Seoul thì Koh Dong Jin - Giám đốc mảng viễn thông di động của Samsung Electronics giới thiệu kỳ quan Galaxy S8 trước những sự kiện đông người tương đương tại New York và Seoul.

"Chiếc Samsung Galaxy S8 và S8+ là tuyên ngôn của chúng tôi để lấy lại niềm tin nơi quý vị", ông Jin nói.

Sau khi siêu phẩm Galaxy S8 ra mắt, cổ phiếu Samsung liên tiếp cao hơn so với Apple cho thấy sự thành công của mẫu điện thoại đột phá này. Samsung cũng đã lấy lại được danh hiệu nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới.

Trong khi đó, thực tế ở ta, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã lâm vào khốn khó khi Bầu Kiên bị bắt và xét xử dù ông không nắm một chức vụ cụ thể nào tại ACB. Ocean Group thì kiệt quệ khi Chủ tịch HĐQT Hà Văn Thắm bị bắt với hàng loạt cáo buộc và 'bóng tối' của vụ việc vẫn bao trùm lên tập đoàn này. Ocean Bank thì trở thành ngân hàng 0 đồng.

ACB khốn khó khi Bầu Kiên bị bắt và xét xử

Tuần thứ 3 tháng 8/2012 là khoảng thời gian không thể quên khi thị trường tài chính rúng động bởi cụ án Bầu Kiên và những liên quan đến Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).

Phản ứng đầu tiên của ACB sau khi lệnh bắt Bầu Kiên được loan báo là thông báo phát đi khẳng định “ông Kiên không còn là cổ đông lớn, cũng không phải thành viên hội đồng quản trị, không tham gia ban điều hành của ngân hàng ACB”.

bau kien

Ông Nguyễn Đức Kiên

Cũng phải nhấn mạnh rằng, ông Nguyễn Đức Kiên không nắm một chức vụ cụ thể nào tại ACB nhưng hình ảnh ông Kiên đã gắn chặt với ACB lây nay và được xem là một đại gia, nắm giữ cổ phần ở nhiều ngân hàng, đầu tư vào nhiều công ty và có một quyền uy rất lớn tại ACB và lĩnh vực mà ông hoạt động.

Ngay lập tức, “ngày thứ Ba đen tối” (21/8/2012) ập đến với ACB, đến thị trường chứng khoán nói chung khi không chỉ có ACB rơi vào vùng xoáy tuột giá cổ phiếu thê thảm mà toàn thị trường, trong đó có các mã cổ phiếu ngân hàng thời điểm đó đồng loạt lao dốc trầm trọng.

ACB 12

ACB đã lâm vào khốn khó khi Bầu Kiên bị bắt và xét xử dù ông bầu này không giữ bất kỳ vị trí quản lý nào

Những phản hồi có thể nói là kịp thời của những thành viên chủ chốt của ACB được phát đi, mặc dù khá nhất quán, vẫn không thể ngăn được bầu không khí ảm đạm. Có thể nghe được đâu đó những phát biểu: Chờ đến sáng mai, ra ACB rút tiền.

Mặc dù vậy, kinh nghiệm đối phó khủng hoảng năm 2003 khi có tin đồn Tổng giám đốc ACB bỏ trốn đã giúp ngân hàng không để xảy ra tình trạng hoảng loạn, đổ xô đi rút tiền. Tuy nhiên, những thay đổi sau đó cũng như biến động trên thị trường tài chính là điều ít người hình dung được hết.

Sau Bầu Kiên, cả một dàn lãnh đạo với những người từng trải với nhiều thành tích được vinh danh đã lần lượt bị bắt. ACB đã mất gần như trọn bộ lãnh đạo cấp cấp nhất: Chủ tịch, Tổng giám đốc cho đến thành viên HĐQT và điều hành…

Trước khi “đại họa bầu Kiên” ập đến, ACB từng là ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam sau “tam trụ” Vietcombank, VietinBank và BIDV về cả lợi nhuận, dư nợ tín dụng lẫn vốn chủ sở hữu.

Nhiều lãnh đạo cũ liên quan đến đại án này hiện cũng đã ra tù, sự kiện Bầu Kiên bị bắt được xem là đã đi vào dĩ vãng. Những hệ quả dai dẳng ấy, ACB đã đi được một vòng lớn và giờ đang bước tiếp vượt khó khăn trên đường lấy lại vị thế xưa.

Ocean Group kiệt quệ khi Chủ tịch Hà Văn Thắm bị bắt

Sau vụ việc ông Hà Văn Thắm - nguyên Chủ tịch tập đoàn Ocean Group bắt hồi cuối năm 2014, mặc dù bị gián tiếp ảnh hưởng nhưng thương hiệu Ocean Group bị giảm sút nghiêm trọng. Nhiều lĩnh vực bị tạm gác, những dự án bất động sản ở những vị trí đắc địa cũng phải nhượng lại; liên tục bị gây sức ép, khởi kiện, thậm chí bị các công ty đòi nợ thuê đến đòi nợ.

ha van tham

Ông Hà Văn Thắm - nguyên Chủ tịch tập đoàn Ocean Group

Sau khi ông Thắm bị bắt, một loạt cán bộ cấp cao của Ngân hàng Ocean Bank đã dính vào vòng lao lý. Đến tháng 4/2015, Ocean Bank bị Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng.

Sau hơn 2 năm ông Hà Văn Thắm bị bắt, đến nay, Ocean Group vẫn tiếp tục chìm trong thua lỗ. Tổng tài sản của OGC tại thời điểm cuối năm 2016 chỉ còn hơn 6.000 tỷ đồng, giảm 5.400 tỷ so với thời điểm năm 2013. Vốn điều lệ 3.000 tỷ nhưng lỗ lũy kế đã lên đến 2.479 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu còn gần 1.200 tỷ đồng, nợ phải trả 4.800 tỷ, gấp 4 lần vốn chủ sở hữu. Cổ phiếu của tập đoàn cũng bị đưa vào diện kiểm soát.

ocean

Sau hơn 2 năm ông Hà Văn Thắm bị bắt, đến nay, Ocean Group vẫn tiếp tục chìm trong thua lỗ

Việc giảm sút thương hiệu làm bất lợi hơn cho công ty trong việc huy động vốn và tạo niềm tin từ các tổ chức tín dụng cũng như các đối tác. Bên cạnh đó, nhiều dự án chậm trễ triển khai do thiếu nguồn vốn vay thương mại.

Dự án số 7 Trường Chinh – TP.HCM, Trung tâm thương mại Cột đồng hồ tại Quảng Ninh, Khu đô thị Bắc Giang... của tập đoàn đã bị dừng vốn vay và giải ngân thương mại dẫn đến dự án bị tạm dừng và bị thu hồi trước hạn. Các dự án xây lắp và do OGC làm chủ đầu tư như Nam Đàn Plaza bị gián đoạn do không bàn giao được .

Năm 2017, tập đoàn này đặt kế hoạch tổng doanh thu 1.272 tỷ đồng, có lãi trước thuế 26 tỷ đồng song vẫn xác định lỗ 14 tỷ đồng sau thuế.

Vậy sao Samsung không hề hấn?

Tất nhiên, cũng một phần vì Samsung là tập đoàn có tài chính hùng mạnh. Theo tờ Nikkei Asian Review, Samsung là tập đoàn có quy mô lớn nhất ở xứ sở kim chi. Tổng tài sản của tập đoàn chiếm 1/5 GDP của đất nước và chiếm hơn 30% tổng giá trị vốn hóa thị trường.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của ông Phan Lê Thành Long - Giám đốc Viện Kế toán Quản trị Công chứng Úc (CMA Australia) tại Việt Nam, mấu chốt của gã khổng lồ ở chỗ Samsung được điều hành theo một cơ chế quản trị chuyên nghiệp. Ở đế chế đó, mỗi vị trí quản lý cấp cao là các chuyên gia thực sự và được giám sát bởi một cơ chế hiệu quả thay vì anh, chị, em, họ hàng, con cháu, bạn bè nối khố.

Ông Long cho hay, thực tế sự phát triển của thị trường ở ta mới gói gọn từ đầu những năm 2000 trở lại đây. Các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi cũng như các doanh nghiệp tư nhân được đại chúng hoá và bắt đầu sống như những thực thể đa sở hữu với sự phát triển giai đoạn đầu của thị trường chứng khoán.

"Dường như thói quen "gia đình trị" hay "công ty một người" vẫn hằn sâu trong suy nghĩ và rất khó bỏ. Cơ chế quản trị công ty vẫn là cái gì đó rất xa lạ và mới mẻ cho đến tận ngày hôm nay. Mọi quyết định lớn bé trong cả một tập đoàn lớn phụ thuộc vào một con người", ông Long nhận định.

Và tất nhiên, theo ông Long, rủi ro sẽ lớn vì ai cũng hiểu (1) người đó có vấn đề thì cả tập đoàn sẽ như thế nào, (2) không ai quyết định đúng mọi nơi, mọi lúc, mọi chuyện.

"Cả một gã khổng lồ lừng danh một thời giờ lâm vào tình trạng chỉ mong "chanh dây tăng giá mà không được" đã phản ánh một thực tế yếu kém trong quản trị công ty ở ta", ông Long đưa ý kiến.

Giám đốc CMA Australia cho rằng, sẽ cần thêm nhiều thời gian hơn để khi nhiều ông lớn lâm vào khó khăn thì mới thấy con cháu, bạn bè cố hữu chẳng giúp được gì. Một cơ chế quản trị công ty vững mạnh mới thực sự cần. Nhiều chuyên gia độc lập cần tham gia sâu vào quản trị và điều hành công ty. Quyết định cần có phản biện và theo chiến lược đã định.

Có thế các đế chế mới được như Samsung, một hãng vẫn bị mang tiếng "gia đình trị".

  • Cùng chuyên mục
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?

Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?

Tỷ phú người Malaysia Vincent Tan được cho là muốn đầu tư vào dự án 6A tại huyện Bình Chánh, TP.HCM của bà Trương Mỹ Lan. Trước đó, Tập đoàn Berjaya của vị tỷ phú này đã định đầu tư Khu đô thị đại học quốc tế Việt Nam tại huyện Hóc Môn nhưng đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống.

Đầu tư - 19/11/2024 06:30

Động thái mới tại dự án khu công nghiệp 1.800 tỷ của Viglacera Yên Mỹ

Động thái mới tại dự án khu công nghiệp 1.800 tỷ của Viglacera Yên Mỹ

Mức giá đền bù để thực hiện dự án Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng vừa được phê duyệt. Bên cạnh đó, HĐND tỉnh Khánh Hòa cũng đã thông qua Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2.000) của khu công nghiệp này.

Đầu tư - 19/11/2024 06:00

4 dự án PPP cao tốc lựa chọn nhà đầu tư

4 dự án PPP cao tốc lựa chọn nhà đầu tư

Sau một thời gian chuẩn bị, 4 dự án PPP đầu tư 4 tuyến đường cao tốc đã đồng loạt thông báo mời thầu trong nửa đầu tháng 11. Với hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi, cuộc chơi đang mở cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào các dự án PPP mới.

Đầu tư - 18/11/2024 18:22

VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ 2024

VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ 2024

Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học công nghệ và lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4-7/12/2024 tại Hà Nội.

Đầu tư - 18/11/2024 18:21

Đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

Đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng mức đầu tư sơ bộ là 38.693 tỷ đồng. Dự kiến, 100% vốn thực hiện dự án sẽ do nhà đầu tư thu xếp, trong đó, vốn chủ sở hữu là 5.804 tỷ đồng (chiếm 15%), vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác 32.889 tỷ đồng (chiếm 85%).

Đầu tư - 18/11/2024 15:43

Doanh nghiệp địa ốc toan tính gì dịp cuối năm?

Doanh nghiệp địa ốc toan tính gì dịp cuối năm?

Dù đã tung nhiều chính sách ưu đãi, kích cầu mùa bán hàng dịp cuối năm, nhưng, dường như trên thị trường sức mua vẫn không nhiều cải thiện, trái ngược với kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp địa ốc. Trên thị trường, cá biệt một vài dự án ra mắt nhận được lượng đặt cọc, giữ chỗ ấn tượng.

Đầu tư - 18/11/2024 14:49

Hà Nội sắp có thêm gần 6.000 căn nhà ở xã hội đưa vào sử dụng

Hà Nội sắp có thêm gần 6.000 căn nhà ở xã hội đưa vào sử dụng

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, dự kiến, trong giai đoạn 2024 - 2025, sẽ hoàn thành khoảng 5.923 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội.

Bất động sản - 18/11/2024 14:26

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút vốn FDI

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút vốn FDI

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã có những trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và giữ chân nhà đầu tư.

Đầu tư - 18/11/2024 10:32

Dưới thời Trump 2.0, các tập đoàn đa quốc gia có thể tiếp tục chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam

Dưới thời Trump 2.0, các tập đoàn đa quốc gia có thể tiếp tục chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam

(ĐTCK) Theo KBSV, căng thẳng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ tạo thêm động lực cho các công ty lớn chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc để giảm rủi ro.

Đầu tư - 18/11/2024 10:27

Thừa Thiên Huế ra tiêu chí cho các dự án đầu tư có sử dụng đất

Thừa Thiên Huế ra tiêu chí cho các dự án đầu tư có sử dụng đất

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có tờ trình gửi HĐND về quy định các tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Đầu tư - 18/11/2024 09:59

Quảng Ninh nỗ lực phục hồi kinh tế sau siêu bão

Quảng Ninh nỗ lực phục hồi kinh tế sau siêu bão

Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Quảng Ninh với con số ước tính lên tới 28.000 tỷ đồng, tương đương một nửa ngân sách thu được của toàn tỉnh năm 2023. Tuy nhiên, Quảng Ninh đã và đang thực hiện hàng loạt giải pháp đồng bộ để vượt qua khó khăn, duy trì tốc độ tăng trưởng trên 10% trong năm 2024.

Đầu tư - 18/11/2024 07:00

Vì sao Thừa Thiên Huế giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Vì sao Thừa Thiên Huế giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có tờ trình gửi HĐND tỉnh thông qua phương án giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do hoạt động không hiệu quả.

Đầu tư - 17/11/2024 15:25

Quỹ Vì tầm vóc Việt: Kết nối triệu 'cánh én' làm nên mùa xuân mới cho tầm vóc Việt

Quỹ Vì tầm vóc Việt: Kết nối triệu 'cánh én' làm nên mùa xuân mới cho tầm vóc Việt

Trong một thập kỷ qua, Quỹ Vì tầm vóc Việt (Quỹ VTVV - tên viết tắt tiếng Anh là VSF) đã chứng minh khả năng kết nối và huy động sức mạnh cộng đồng để tạo nên những thay đổi tích cực, bền vững cho xã hội.

Đầu tư - 17/11/2024 13:22

Giá thuê văn phòng tại Hà Nội tiếp tục giảm

Giá thuê văn phòng tại Hà Nội tiếp tục giảm

Sau nửa năm tương đối im ắng, thị trường văn phòng quý 3/2024 có những chuyển biến tích cực cả về nhu cầu, nguồn cung và công suất, tuy nhiên giá thuê vẫn giảm nhẹ.

Đầu tư - 17/11/2024 13:20

Bình Định có thêm dự án nhà máy may mặc gần 500 tỷ từ Singapore

Bình Định có thêm dự án nhà máy may mặc gần 500 tỷ từ Singapore

Nhà máy sản xuất sản phẩm thời trang TnB Việt Nam có vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, nhà máy sẽ cho ra thị trường 7 triệu sản phẩm/năm.

Đầu tư - 17/11/2024 08:52

Mục sở thị dự án Nhà máy điện khí LNG tỷ USD

Mục sở thị dự án Nhà máy điện khí LNG tỷ USD

Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 là dự án Nhà máy điện khí LNG đầu tiên tại Việt Nam, có tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD.

Đầu tư - 17/11/2024 08:49