Xây dựng Luật PPP: Cần tham vấn cộng đồng để tránh những trường hợp đáng tiếc như BOT Cai Lậy

Nhàđầutư
Nhiều doanh nghiệp bày tỏ quan điểm đồng tình với việc xây dựng Luật PPP, đồng thời cũng nêu lên rất nhiều rào cản, vướng mắc, xung đột pháp lý trong việc thực hiện các dự án này.
ANH MAI
26, Tháng 03, 2018 | 06:07

Nhàđầutư
Nhiều doanh nghiệp bày tỏ quan điểm đồng tình với việc xây dựng Luật PPP, đồng thời cũng nêu lên rất nhiều rào cản, vướng mắc, xung đột pháp lý trong việc thực hiện các dự án này.

Không ít những bất cập trong hoạt động đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đã được đưa ra hội thảo “Góp ý đề xuất xây dựng Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư” do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa tổ chức tại Hà Nội.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoạt động đầu tư theo hình thức đối tác công tư hiện nay được quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Nghị định số 30/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư và một số Thông tư, văn bản hướng dẫn có liên quan.

0A5D0955-5558-49AE-BD1C-B0905079D000

 Hội thảo “Góp ý đề xuất xây dựng Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư” do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức 

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy tính đến thời điểm này, số lượng dự án thực hiện theo quy định tại Nghị định 15/CP và Nghị định 30/CP không nhiều, hầu hết vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư; những dự án trong giai đoạn xây dựng hoặc vận hành chủ yếu là các dự án chuyển tiếp từ khung pháp lý cũ (Nghị định số 108/2009/NĐ-CP).

Tại hội thảo, hầu hết các đại biểu tham dự đều chung nhận định, việc xây dựng Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) là cần thiết, song phải thiết kế để có một dự thảo luật mang tính bao trùm chứ không phải là hoàn thiện lại một số văn bản như Nghị định 15/2015 và Nghị định 30/2015 đã có trước đây. 

Bà Vũ Quỳnh Lê, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, dự thảo Luật Đầu tư theo hình thức PPP sẽ tập trung vào một số nhóm chính sách lớn như: nâng cao hiệu quả đầu tư dự án PPP, trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với dự án PPP, công khai minh bạch thông tin, trình tự và thủ tục đầu tư; các biện pháp thu hút đầu tư và tính pháp lý của hợp đồng PPP.

Góp ý dự thảo luật này, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho rằng, việc kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư là một cơ chế nhằm mục đích chia sẻ rủi ro là chủ yếu. Do đó, cần rất nhiều quy định chi tiết, rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi của các bên có liên quan; trong đó, bao gồm, Nhà nước, nhà đầu tư và bên thụ hưởng.

Nhiều doanh nghiệp bày tỏ quan điểm đồng tình với việc xây dựng Luật PPP, đồng thời cũng nêu lên rất nhiều rào cản, vướng mắc, xung đột pháp lý trong việc thực hiện các dự án này.

Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tasco cho rằng, với dự thảo Luật PPP, thứ nhất, cần sửa đổi quy định về thời gian đóng vốn chủ sở hữu. Theo ông Dũng, nhiều dự án lớn có tổng vốn lên tới hàng nghìn tỷ đồng phải đóng đủ vốn ngay từ đầu mà chưa thực hiện ngay sẽ gây lãng phí cho doanh nghiệp. "Tiền của doanh nghiệp phluôn luôn phải sinh lời, đóng vào một chỗ đẻ 5-7 năm, thậm chí 2-3 năm là điều bất cập", ông Dũng  nói.

Vấn đề thứ hai mà Chủ tịch Tasco đề cập tới là công tác giải phóng mặt bằng phải có ràng buộc về vấn dề thời gian vì hiện nay công tác này do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở cấp địa phương thực hiện quá chậm trễ, cũng gây nên lãnh phí. Ông Dũng cho rằng, cần có những chế tài xử phạt nếu cơ quan cấp địa phương chậm trễ trong việc giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp.

Thứ ba là lãi vay ngân hàng quy định ở mức không vượt quá 1,5 lần mức bình quân đơn giản của lãi suất trúng thầu trái phiếu Chính phủ là không công bằng vì tỷ suất chưa hẳn đã phù hợp với tình hình tín dụng của thị trường. Do đó, theo ông Dũng, công bằng nhất là lấy lãi suất bình quân của 3 - 4 ngân hàng.

Vấn đề cốt yếu khi xây dựng Luật PPP theo ông Dũng là chia sẻ rủi ro. Hiện nay, gần như chưa có nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các dự án BOT giao thông mà vướng mắc nhất theo ông Dũng hiện nay là việc bảo đảm doanh thu tối thiểu trong khi các nhà đầu tư. Trong khi đó các nhà đầu tư trong nước có rất ít doanh nghiệp có đủ tiềm lực, khả năng cung cấp tín dụng của các nhà băng Việt Nam không lớn.

Cuối cùng, theo Chủ tịch Tasco, các chế tài và điều khoản trong hợp đồng PPP cần thể hiện sự bình đẳng ngang nhau giữa nhà nước và doanh nghiệp. "Hiện nay, nhà nước đối xử với doanh nghiệp như một cơ quan cấp trên, mặc dù đã có hợp đồng nhưng sẵn sàng có thể thay đổi hoặc chưa tuân thủ theo hợp đồng. Nhà nước không tuân thủ, nếu có kiện tụng thì ai xử lý", Chủ tịch Tasco nói.

Cũng nói về trách nhiệm của nước trong thực hiện hợp đồng PPP, ông Đậu Anh Tuấn cũng cho biết đã chứng kiến nhiều vụ việc tương tự như có một dự án rất lớn ở Bà Rịa - Vũng Tàu, nhà nước đứng ra ký hợp đồng xong xuôi, sau đó lại thay đổi hợp đồng, định giá tiền thuê đất tăng lên 14 lần khiến nhà đầu tư méo mặt.

Đồng ý với ý kiến của ông Quang, ông Lưu Xuân Thuỷ, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả cho rằng, nói đến quan hệ đối tác công - tư là thể hiện tính bình đẳng của các bên tham gia. “Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cơ quan Nhà nước vẫn áp dụng quan hệ cấp trên - cấp dưới, đưa ra các mệnh lệnh hành chính can thiệp vào dự án, thậm chí thay đổi các điều khoản hợp đồng gây khó khăn cho doanh nghiệp. Vì vậy chúng tôi mong muốn Luật PPP sẽ đưa vào các nguyên tắc bảo đảm nguyên tắc đó”.

Ông Thủy cũng cho biết, những khó khăn trong quá trình thực hiện, đặc biệt là các vấn đề về thủ tục khiến nhiều nhà đầu tư lớn tâm huyết với các dự án PPP đang nản dần và chuyển hướng sang các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, cũng theo ông Thủy, cần thiết phải có khung tiêu chí để lựa chọn những nhà đầu tư thực sự có năng lực, tâm huyết và kinh nghiệm để thực hiện các dự án hợp tác công tư vì hiện nay một số nhà đầu tư vào đầu tư một vài năm, "tranh thủ kiếm chác" rồi bỏ cuộc.

Nhìn từ góc độ luật, Luật sư Nguyễn Hưng Quang cho rằng trong các dự án PPP, dường như mới chỉ mới đề cập đến Nhà nước và tư nhân mà quên đi một đối tác khác là cộng đồng những người sẽ sử dụng công trình, dịch vụ từ dự án đó.

"Vì vậy để tránh những trường hợp đáng tiếc như BOT Cai Lậy, các cơ quan làm luật cần tổ chức tham vấn cộng đồng, các nghiệp đoàn và doanh nghiệp từ quá trình xây dựng Luật, lập dự án đến triển khai dự án”, ông Quang nhấn mạnh và cho rằng điều này là cần thiết, giúp cho các nhà đầu tư tin tưởng vào tính khả thi của dự án, cũng như tính minh bạch, sòng phẳng của thể chế pháp luật trong lĩnh vực này.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ