Vốn FDI thực hiện ước đạt 15,8 tỷ USD, tiếp tục giữ nhịp giải ngân

Nhàđầutư
Mặc dù thu hút vốn đầu tư nước ngoài sụt giảm nhưng giải ngân dòng vốn này vẫn đạt 15,8 tỷ USD, bằng 97,5% so với cùng kỳ năm 2019. Xét trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh, thì có thể xem đây là kết quả chấp nhận được.
ANH PHONG
27, Tháng 10, 2020 | 10:58

Nhàđầutư
Mặc dù thu hút vốn đầu tư nước ngoài sụt giảm nhưng giải ngân dòng vốn này vẫn đạt 15,8 tỷ USD, bằng 97,5% so với cùng kỳ năm 2019. Xét trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh, thì có thể xem đây là kết quả chấp nhận được.

P1100483

 

Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT) cho thấy, tính đến ngày 20/10/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 23,48 tỷ USD, bằng 80,6% so với cùng kỳ năm 2019. Vốn thực hiện ước đạt 15,8 tỷ USD, bằng 97,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong 10 tháng vừa qua, có 2.100 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT), giảm 32,1% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt 11,66 tỷ USD, giảm 9,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Về vốn điều chỉnh, có 907 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 20,8% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 5,71 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ. Theo lý giải của Cục Đầu tư nước ngoài, vốn điều chỉnh trong 10 tháng tăng do có Dự án tổ hợp hoá dầu Miền Nam Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Thái Lan) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,386 tỷ USD và dự án Khu Trung tâm đô thị tây hồ Tây (Hàn Quốc) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 774 triệu USD.

Đối với GVMCP, có 5.451 lượt GVMCP của nhà ĐTNN, giảm 27,4% so với cùng kỳ, tổng giá trị vốn góp 6,11 tỷ USD, giảm 43,5% so với cùng kỳ. Cơ cấu giá trị GVMCP trong tổng vốn đầu tư cũng giảm so với cùng kỳ năm 2019, từ 37,1% trong 8 tháng năm 2019 xuống 26% trong 10 tháng năm 2020.

Có thể thấy, vốn đăng ký mới và vốn góp mua cổ phần sụt giảm đã ảnh hưởng đến tổng vốn đầu tư nước ngoài thu hút trong 10 tháng qua, mà nguyên nhân dễ dàng nhận thấy là do tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19.

Cũng theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, xét lĩnh vực đầu tư, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 10,7 tỷ USD, chiếm 45,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 4,8 tỷ USD, chiếm 20,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký gần 3,5 tỷ USD và 1,4 tỷ USD. Còn lại là các lĩnh vực khác.

Theo đối tác đầu tư, đã có 109 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 7,51 tỷ USD, chiếm 31,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,42 tỷ USD, chiếm 14,6% tổng vốn đầu tư. Trung Quốc đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,17 tỷ USD, chiếm 9,2% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan,...

Nếu xét theo số lượng dự án mới thì Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với 528 dự án, Trung Quốc đứng vị trí thứ hai với 294 dự án, Nhật Bản đứng thứ ba với 226 dự án, Hồng Kông đứng thứ tư với 164 dự án…

Theo địa bàn đầu tư, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 59 tỉnh, thành phố, trong đó tỉnh Bạc Liêu vẫn tiếp tục dẫn đầu với 1 dự án lớn có vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 17% tổng vốn đầu tư đăng ký. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký đạt 3,4 tỷ USD, chiếm 14,6% tổng vốn đầu tư. Thành phố Hà Nội đứng thứ ba với 3,13 tỷ USD, chiếm 13,3% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, thành phố Hải Phòng,…

Nếu xét theo số lượng dự án mới thì thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với 776 dự án, thành phố Hà Nội đứng thứ hai với 438 dự án, tỉnh Bắc Ninh đứng thứ ba và 125 dự án,….

Đánh giá tình hình thu hút đầu tư nước ngoài trong 10 tháng, Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang dần hồi phục, duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh tốt, tạo đà cho bước tăng trưởng nhanh hơn trong những tháng cuối năm 2020.

Đặc biệt, hiện vẫn có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, tin tưởng và có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam. 

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, việc đi lại của các nhà đầu tư cũng như các quyết định đầu tư mới và mở rộng quy mô dự án đầu tư nước ngoài tiếp tục bị ảnh hưởng. Tuy vậy, xét trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 thì kết quả này tốt hơn nhiều quốc gia khác, thể hiện sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt giới đầu tư quốc tế.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ