FDI trong chiến lược phát triển 2021-2030

GS.TSKH NGUYỄN MẠI
15:25 19/10/2020

Năm 2020 kết thúc chiến lược kinh tế - xã hội 2011-2020, chuẩn bị hành trang tiến vào chiến lược phát triển 2021-2030, do đó cần nhìn lại 10 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để hoạch định chính sách và định hướng mới FDI trong 10 năm sắp đến.

Screen Shot 2020-10-19 at 11.21.01 AM

FDI trong chiến lược phát triển 2021-2030.

Giai đoạn 2011-2020

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã tác động tiêu cực đến thu hút FDI của Việt Nam trong 6 năm (2009- 2014); vốn đăng ký năm 2009 đạt 23,1 tỷ USD và vốn thực hiện đạt 10 tỷ USD, từ 2010 đến 2014 các con số tương ứng hàng năm là 20 tỷ USD và 10 tỷ USD.

Năm 2015 ghi nhận thành quả rất ấn tượng của FDI: vốn đăng ký mới và tăng thêm là 24,11 tỷ USD, tăng 12,5%, vốn thực hiện là 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% so với năm 2014, có nhiều dự án FDI lớn.

Năm 2016 vốn đăng ký mới và tăng thêm đạt 26,69 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 15,8 tỷ USD; hai năm tiếp theo FDI tiếp tục tăng. Năm 2019 vốn đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN đạt 38,02 tỷ USD, tăng 17,2%, vốn thực hiện đạt 20,38 tỷ USD, tăng 6,7%. Điểm nổi bật là nhà đầu tư nước ngoài đã góp vốn, mua cổ phần 15,47 tỷ USD, tăng 56,4% so với năm 2018, chiếm 40,7% tổng vốn đăng ký.

Doanh nghiệp FDI có Kim ngạch xuất khẩu (kể cả dầu thô) đạt 181,35 tỷ USD, tăng 4,2% và chiếm 68,8% kim ngạch xuất khẩu cả nước; có Kim ngạch nhập khẩu đạt 145,5 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 57,4% Kim ngạch nhập khẩu cả nước; xuất siêu gần 35,86 tỷ USD không những bù đắp được 25,96 tỷ USD nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước, mà còn tạo ra xuất siêu 9,9 tỷ USD.

Năm 2020 do tác động tiêu cực của Dịch Covid 19 nên thu hút FDI sụt giảm. Tính đến 20/8/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN đạt 19,54 tỷ USD, bằng 86,3%, vốn thực hiện đạt 11,45 tỷ USD, bằng 95,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) đạt 113,3 tỷ USD, bằng 95,5%, chiếm 65,1% kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch hập khẩu đạt 90,8 tỷ USD, bằng 94,7% so cùng kỳ, chiếm 55,6% kim ngạch nhập khẩu cả nước. Mặc dù vậy, khu vực ĐTNN vẫn xuất siêu gần 22,6 tỷ USD bù đắp phần nhập siêu 11,6 tỷ USD của khu vực trong nước, giúp cả nước xuất siêu 10,9 tỷ USD.

Theo UNCTAD tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do dịch Covid 19 gây ra làm cho vốn FDI quốc tế năm 2020 khó đạt được 1000 tỷ USD; trong khi năm cao nhất đã đạt 1800 tỷ USD; do đó nhiều TNCs “tư duy lại” chiến lược thương mại và đầu tư toàn cầu theo hướng đa dạng hóa nguồn cung để giảm thiểu rủi ro, thay vì dựa chủ yếu vào Trung Quốc; đẩy nhanh xu hướng dịch chuyển doanh nghiệp FDI từ Trung Quốc về nước như chủ trương của Chính phủ Mỹ, Nhật Bản, một phần sang nước thứ ba, trong đó Việt Nam được lựa chọn ưu tiên hàng đầu.

Cho dù phải hết sức thậm trọng với xu thế mới nhưng cũng cần coi là cơ hội để Việt Nam đón nhận làn sóng đầu tư mới, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, nâng cao năng lực ngành chế biến, chế tạo và dịch vụ chất lượng cao.

Từ những phân tích trên đây có thể dự báo thu hút FDI năm 2020 sẽ đạt được mục tiêu về số lượng với vốn thực hiện 21- 22 tỷ USD; tuy vậy, nếu các bộ, chính quyền địa phương và Ban Quản lý KCN, KKT ý thức đầy đủ việc lựa chọn dự án và nhà đầu tư mới có thể đạt được mục tiêu chất lượng của Nghị quyết 50/BCT.

Từ 1988 đến cuối 2020 dự kiến tổng vốn đăng ký đạt trên 400 tỷ USD, vốn thực hiện ước đạt 234 tỷ USD, bằng 58,5% tổng vốn đăng ký. Trong đó giai đoạn 2011- 2020 mặc dù mất 4 năm (2011- 2014) và năm 2020 thu hút FDI không tăng, nhưng 5 năm 2015- 2019 liên tục tăng cả về đầu tư mới, mở rộng đầu tư và nhất là mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài nên tổng vốn đăng ký, tăng thêm và mua cổ phần đạt 270 tỷ USD, bằng 67,5%, vốn thực hiện đạt 156 tỷ USD, bằng 66% của hơn 30 năm thu hút FDI của nước ta.

Trong giai đoạn 2011- 2020 bình quân vốn FDI thực hiện hàng năm chiếm khoảng 22- 23% vốn đầu tư xã hội.

Khu vực FDI đóng góp vào GDP năm 2010 là 15,15% và năm 2015 là 18,07%, năm 2019 là 20%; so với trung bình của thế giới, khu vực FDI đóng góp vào GDP của Việt Nam cao hơn 9,4 điểm % (20% so với 10,6%).

Khu vực FDI nộp ngân sách nhà nước tăng nhanh, năm 2010 đạt 3 tỷ USD, năm 2015 đạt gần 6 tỷ USD, năm 2019 chiếm 20,28% tổng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô và xuất nhập khẩu).

Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI từ 54,1% năm 2010, tăng lên 70,5% năm 2019 và dự báo 64% năm 2020; liên tục xuất siêu bù đắp nhập siêu của doanh nghiệp trong nước và tạo ra xuất siêu của quốc gia; đóng góp của khu vực FDI vào xuất khẩu của Việt Nam diễn ra theo xu hướng ngược với thế giới.

Khu vực FDI tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa hóa.

Công nghiệp-xây dựng: Khu vực FDI chiếm khoảng 55% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, đã góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn thông, khai thác dầu khí, điện tử, hóa chất, ô tô, xe máy, công nghệ thông tin, thép, xi măng, chế biến nông sản thực phẩm, da giày, dệt may… Các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng lớn trong các ngành công nghệ cao như khai thác dầu khí, công nghiệp điện tử, viễn thông, thiết bị văn phòng, máy tính...

Nông-lâm-ngư nghiệp: Tốc độ tăng trưởng sản lượng của khu vực FDI luôn cao hơn khu vực kinh tế trong nước đã góp phần nhất định vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu và tiếp thu một số công nghệ tiên tiến, giống cây, giống con có năng suất, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế; tuy vậy tác động của FDI không đáng kể do tỷ trọng khu vực FDI trong khu vực này rất nhỏ.

Dịch vụ: FDI tác động quan trọng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng và kiểm toán với các phương thức hiện đại trong thanh toán, tín dụng, thẻ.

FDI trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, văn phòng cho thuê đã làm thay đổi bộ mặt của một số đô thị lớn và các vùng ven biển. Nhiều khu vui chơi giải trí như sân golf, bowling, vui chơi có thưởng tạo ra điều kiện hấp dẫn đối với nhà đầu tư và khách quốc tế.

Giáo dục, đào tạo, y tế tuy chưa thu hút được nhiều vốn FDI nhưng bước đầu đã hình thành được một số cơ sở giáo dục có chất lượng cao, bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh hiện đại, phục vụ nhu cầu của một bộ phận tầng lớp dân cư Việt Nam có thu nhập cao và người nước ngoài tại Việt Nam.

Sau khi gia nhập WTO, dịch vụ thương mại bán buôn và bán lẻ phát triển nhanh chóng, tạo ra phương thức mới trong phân phối hàng hóa, tiêu dùng và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.

Khu vực FDI đã tạo việc làm cho khoảng 4,5 triệu lao động trực tiếp và nhiều triệu lao động gián tiếp, trong đó có hàng vạn công nhân lành nghề, kỹ sư và cán bộ quản lý có trình độ cao, góp phần hình thành đội ngũ lao động cả về số lượng và chất lượng để thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.

Kinh tế số giai đoạn 2021- 2030

Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định 749 phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Chương trình xác định đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

Kinh tế số, chính phủ số và xã hội số là định hướng quan trọng nhất trong Chiến lược phát triển 2021- 2030 nhằm tận dụng có hiệu quả hơn tiềm năng trí tuệ và năng lực sáng tạo của người Việt Nam chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hội nhập sâu rộng với thế giới để thu hẹp khoảng cách và đuổi kịp trình độ phát triển của các nước phát triển trong ASEAN.

Báo cáo của Google mới đây cho biết, nền kinh tế số của ASEAN năm 2019 đã đạt 100 tỷ USD, tăng 72 tỷ USD so với 2018; trong đó, Indonesia và Việt Nam tăng trưởng 40%/năm, là 2 thị trường bứt phá ngoạn mục.

Tổ chức AT Kearney nhận định: ASEAN có tiềm năng để trở thành một trong năm nền kinh tế kỹ thuật số lớn nhất hành tinh vào năm 2025.

Báo cáo của Google dự báo quy mô nền kinh tế số Việt Nam đạt 12 tỷ USD năm 2019 và 43 tỷ USD năm 2025; có những cơ hội lớn để trở thành quốc gia mạnh nhất về chuyển đổi số thành công trong khu vực, do Chính phủ có chiến lược và mục tiêu rõ ràng; 70% doanh nghiệp trong khảo sát mới đây của VINASA khẳng định đã sẵn sàng chuyển đổi số; đã hình thành những doanh nghiệp công nghệ lớn tự chủ trong nghiên cứu, sáng tạo và xây dựng hệ sinh thái, doanh nghiệp khởi nghiệp là doanh nghiệp số.

Xây dựng kinh tế số không những là định hướng quan trọng của đất nước trong thập niên thứ ba của thế kỷ XXI, mà còn là đóng góp vào mục tiêu chung của Cộng đồng ASEAN với thị trường 650 triệu người, đang hướng đến năm 2025 “sẽ là một cộng đồng hội nhập và gắn kết cao; cạnh tranh, sáng tạo và năng động; cùng với tăng cường kết nối và hợp tác theo ngành; và một cộng đồng dung nạp và tự cường hơn, hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm, đồng thời hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu” (Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025).

Với việc ứng phó thành công Dịch Covid 19, Việt Nam đang bước vào giai đoạn vừa tiếp tục các giải pháp đồng bộ để đẩy lùi và không tái bùng phát dịch, vừa phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới, năm 2020 Việt Nam tuy không thể tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, nhưng theo báo cáo triển vọng kinh tế mới nhất của Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) dự báo Việt Nam là nền kinh tế duy nhất ASEAN có khả năng tăng trưởng dương 2,3 % năm 2020 và 8% năm 2021; trong khi kinh tế của ASEAN sẽ giảm 4,2% trong năm 2020. Đây là cú sốc lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.

Trong một thế giới chuyển động theo những chiều hướng khó lường trước, cuộc chiến tranh thương mại giữa các cường quốc, nhất là giữa Mỹ với Trung Quốc, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào đầu tháng 11, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch vẩn có xu hướng gia tăng, sự cạch tranh công nghệ trở nên gay gắt, giá cả thị trường thế giới nhất là giá những mặt hàng thiết yếu như lương thực, dầu mỏ, vật tư, giá vàng liên tục thay đổi…cộng với Dịch Covid 19 tạo thành trạng thái không bình thường của kinh tế toàn cầu, thì mọi dự báo đều có tính không ổn định. Mối quốc gia phải theo giõi diễn biến tình hình thế giới để chủ động ứng phó với mọi tình huống, vượt qua thách thức, tranh thủ cơ hội mới để đưa đất nước tiến lên.

Nếu có sự chuẩn bị đầy đủ hành trang ngay từ đầu Chiến lược phát triển mới, tranh thủ sự đồng thuận của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, triển khai nhanh chóng những giải pháp khuyến khích đối mới, sáng tạo của người lao động và doanh nghiệp, phát huy có hiệu quả của vị thế quốc gia trên thế giới gắn với ứng phó thành công Dịch Covid 19 thì có thể dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 ít nhất sẽ đạt được mức của năm 2019, tạo đà để phát triển nhanh hơn và bền vững hơn trong giai đoạn 2021- 2025.

FDI giai đoạn 2021- 2025

Xây dựng nền kinh tế số, doanh nghiệp số và xã hội số đòi hỏi phải đổi mới tư duy và hành động để thu hút FDI theo hướng chọn lọc có căn cứ khoa học hơn, không những coi trọng quy mô, mà quan trọng hơn là chất lượng và hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án FDI để góp phần thực hiện định hướng mới về thu hút FDI đã đề ra tại Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Cần lưu ý các 5 vấn đề chủ yếu:

1. Nâng cao chất lượng và thực hiện quy hoạch

Quy hoạch phát triển ngành, địa phương và vùng lãnh thổ đã và đang được triển khai theo Luật Quy hoạch mới. Tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về kinh tế số và chính phủ số chưa được thể hiện trong từng bản quy hoạch là nhược điểm lớn do một số ngành, địa phương không đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu; vẩn tiếp tục diễn ra kiến nghị xây dựng cảng hàng không, cảng biển tại một số tỉnh trong khi các địa phương láng giềng đã có sẵn; tiếp tục phát triển điện than trong khi phải nhập khẩu hàng chục triệu tấn than, đầu tư vào năng lượng tái tạo đang gia tăng nhanh chóng; đã có công suất khoảng 100 triệu tấn xi măng nhưng vẫn muốn tăng thêm; sản xuất sắt thép chất lượng thấp đang dư thừa vẩn muốn cấp phép dự án quy mô hàng chục triệu tấn…

Phải thẩm định lại các quy hoạch đã được xây dựng bằng các tổ chức xã hội độc lập tập hợp được các chuyên gia kinh tế, công nghệ để loại bỏ những nội dung trái với định hướng phát triển trong giai đoạn mới; trên cơ sở đó kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch nghiêm chỉnh, không để từng ngành, địa phương vi phạm lợi ích chung của đất nước.

Trên cơ sở quy hoạch và định hướng mới thu hút FDI, các ngành, tỉnh và thành phố phát huy lợi thế sự khác biệt của từng địa phương để xây dựng kế hoạch thu hút FDI cho kế hoạch 5 năm 2021- 2025; điều chỉnh các KKT, KCN theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế- xã hội, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, coi trọng hơn xây dựng một số khu chuyên biệt (cluster) và KCN sinh thái.

2. Xây dựng định mức, tiêu chuẩn quốc gia

Một trong những nguyên nhân của tình trang tùy tiện, dễ dãi trong việc chấp nhận khá nhiều dự án FDI quy mô nhỏ, không đưa lại hiệu quả cho địa phương về tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, việc làm và thu nhập của người lao động là thiếu các định mức, tiêu chuẩn quốc gia để chỉ đạo các địa phương thực hiện, nhất là từ khi phân cấp quản lý FDI cho các UBND tỉnh, thành phố năm 2006.

Tình trạng khá nhiều KCN, KKT sử dụng đất khá lãng phí, một số địa phương cấp đất quá lớn cho dự án FDI mà không tính đến thực trạng nước ta “đất hẹp, người đông”, cần phải quan tâm đên lợi ích của các thế hệ sau; tiêu chuẩn khi thải, chất thải rắn, môi trường, cháy nổ cần được bổ sung, hoàn chính và công khai minh bạch với doanh nghiệp, chủ đầu tư và người dân.

Xây dựng định mức, tiêu chuẩn quốc gia cho từng loại dự án FDI cần được coi là nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, ngành trong năm 2020 và nửa đầu năm 2021 để làm căn cứ thẩm định và cấp Giấy đăng ký đầu tư, cũng như kiểm tra, thanh tra của các bộ, ngành đối với địa phương, KKT, KCN; xử lý nhanh và có kết quả mọi vi phạm.

3. Hướng vào các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC)

Nhược điểm lớn nhất về đối tác đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là Mỹ và EU chưa đạt 10% trong 234 tỷ USD vốn FDI thực hiện. Định hướng FDI mới không những hướng về công nghệ cao, công nghệ tương lai, dịch vụ hiện đại, nghiên cứu & phát triển, đào tạo nhân lực chất lượng cao, mà còn nâng cấp hạ tầng kỹ thuật- xã hội để Việt Nam, nhất là Hà Nội và TPHCM là địa điểm đặt đại bản doanh của một số tập đoàn trong 500 TNCs đứng đầu thế giới.

EVFTA và EVIPA đã tạo ra tiền đề để gia tăng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với EU, trong đó xuất khẩu của EU vào Việt Nam hàng hóa tiêu dùng, máy móc, thiết bị công nghệ cao dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ cao; tạo điều kiện để nhà đầu tư EU triển khai nhiều dự án FDI theo định hướng mới tại Việt Nam nhằm tận dụng ưu đãi từ hai hiệp định này trong điều kiện Việt Nam đang được đánh giá là điểm đến hấp dẫn.

Việt Nam và Mỹ vừa ký niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với Mỹ tăng lên nhanh chóng, Mỹ trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Lãnh đạo hai nước nhất trí nâng tầm quan hệ đối tác song phương phù hợp với bối cảnh thế giới và lợi ích của mỗi quốc gia. Các doanh nghiệp Mỹ, trong đó có nhiều tập đoàn lớn như Intel, Microsoft, Apple đang chuẩn bị thực hiện nhiều dự án quy mô lớn tại Việt Nam.

Xu hướng chuyển dịch một số nhà máy FDI từ Trung Quốc về nước, hoặc sang nước thứ ba đang diễn ra; Việt Nam cần tận dụng cơ hội mới để đón nhận các doanh nghiệp EU và Mỹ.

Làm gì để khắc phục nhược điểm đó là vấn đề cần được các bộ, ngành và địa phương quan tâm khắc phục trong thời gian sắp đến.

Ngoài những vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư nói chung, nước ta cần quan tâm đến 4 đòi hỏi của các nhà đầu tư EU và Mỹ: 1) Công khai, minh bạch, ốn định, dễ dự báo về thể chế, chính sách và luật pháp; 2) Thực thi pháp luật nghiêm minh, thống nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; 3) Bảo đảm quyền sơ hữu trí tuệ, bản quyền, thương quyền, sáng chế, phát minh, chống hàng lậu, hàng nhái, hàng giả; 4) Thủ tục hành chính đơn giản, bảo đảm thời gian đã quy định, nghiêm cấm công chức nhà nước vói vĩnh, sách nhiễu nhà đầu tư và doanh nghiệp.

Những vấn đề đó đã và đang được Chính phủ chỉ đạo để tạo bước đột phá trong việc thu hút FDI từ các cường quốc công nghệ cao, đáp ứng đòi hỏi định hướng FDI mới.

4. Nâng cấp đội ngũ công chức

Quản lý nhà nước đối với khu vực FDI cần được cải tiến theo hướng Chính phủ số.

Năm 2014, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) lần đầu tiên đưa ra khuyến nghị về các chiến lược Chính phủ số, đó là việc sử dụng các công nghệ số như một phần thiết yếu trong các chiến lược hiện đại hóa Chính phủ để tạo ra các giá trị công. Quá trình này dựa trên một hệ sinh thái Chính phủ số bao gồm các tác nhân liên quan đến Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và người dân, thúc đẩy sự tạo ra và truy cập dữ liệu, dịch vụ và nội dung thông qua sự tương tác với Chính phủ.

Mục tiêu của Chính phủ số đến năm 2025 cần được các bộ, ngành, chính quyền địa phương và Ban Quản lý KKT, KCN thực hiện nghiêm chỉnh đối với khu vực FDI để bảo đảm công khai minh bạch của thể chế và thực hiện nghiêm chính sách và luật pháp.

Đội ngũ công chức nhà nước là người thiết kế và thực hiện Chính phủ số, là chìa khóa thành công của Chính phủ số, do đó cần được tuyển dụng nghiêm túc để đạt được các tiêu chí cao về đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và khát vọng sáng tạo, được bồi dưỡng thường xuyên kiến thức mới về Kinh tế số, Xã hội số và Chính phủ số để nâng cao năng lực lựa chọn nhà đầu tư và dự án FDI theo định hướng mới, bảo đảm nước ta có nền công vụ luôn lấy chất lượng phục vụ, hiệu quả, hiệu lực cao làm tiêu chuẩn và luôn cải tiến.

5. Hoàn thiện thể chế

Các FTA mới đang đòi hỏi Nhà nước phải nhanh chóng hoàn thiện thể chế, luật pháp không những để khắc phục các khiếm khuyết đã được phát hiện như thiếu tính hệ thống, nội dụng một số điều luật xung khắc với nhau, luật chờ nghị định, thông tư nên chậm được thi hành, mà còn phải cập nhập những cam kết quốc tế về mở cửa thị trường, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, lao động không cưỡng bức, tổ chức công đoàn độc lập…

Chính sách ưu đãi đầu tư cũng cần được sửa đổi, bổ sung để thích ững với định hướng FDI mới, đòi hỏi của TNCs và cuộc cạnh tranh trong khu vực, nhất là một số quốc gia có lợi thế lớn. Ưu đãi thuế, giá thuê đất, chi phí nguyên liệu, nhân công cần được điều chỉnh theo hướng áp dụng chủ yếu đối với các địa phương có trình độ phát triển thấp, cần thu hút dự án thâm dụng lao động và tài nguyên. Đối với các đô thị và địa phương đã phát triển đang cần thu hút dự án công nghệ cao, công nghệ tương lai, dịch vụ hiện đại thì cần đáp ứng yêu cầu của TNCs về thời gian đàm phán, ký thỏa thuận và triển khai thực hiện, đồng thời quan tâm đến quy định ưu đãi về tài chính như kinh nghiệm thành công của nước ta khi đạt được thỏa thuận với Intel thực hiện dự án tại TPHCM.

Hoàn thiện thể chế, chính sách ưu đãi đang đặt ra vấn đề chạy đua với thời gian nhưng lại bảo đảm chất lượng, do đó cần cải cách phương thức xây dựng luật pháp theo hướng, từ kiến nghị của các bộ, ngành với Chính phủ và Quốc hội về những luật cần sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới trong năm 2021, các Ủy ban của Quốc hội lựa chọn và mời một số chuyên gia đang làm việc, đã nghỉ hưu có kiến thực, kinh nghiệm để thành lập các tổ công tác có nhiệm vụ thực hiện việc rà soát, phát hiện vấn đề, soạn thảo dự án luật trình Chính phủ và Quốc hội xem xét, thông qua.

Với cách làm mới này vừa tận dụng được năng lực trí tuệ của nhiều chuyên gia, vừa giảm bớt gánh nặng cho bộ máy nhà nước vốn đã quá tải đối với sự vụ hàng ngày, bảo đảm hoàn thiện có chất lượng thể chế, chính sách, pháp luật với thời gian ngắn nhất.

Kết luận

Khu vực FDI đã đóng góp quan trọng vào thực hiện các mục tiêu của ba chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam 1991- 2020, cần được nâng cấp về chất lượng và hiệu quả kinh tế- xã hội để đáp ứng đòi hỏi của giai đoạn phát triển mới 2021- 2030 theo hướng xây dựng kinh tế số, Chính phủ số và xã hội số, xích gần và đuổi kịp trình độ phát triển của các nước tiền tiến trong ASEAN.

  • Cùng chuyên mục
 Dự án điện khí 5,4 tỷ USD ở Huế được bổ sung vào quy hoạch lưới điện 220kV

Dự án điện khí 5,4 tỷ USD ở Huế được bổ sung vào quy hoạch lưới điện 220kV

Dự án Nhà máy điện khí LNG Chân Mây được bổ sung vào quy hoạch phát triển nguồn điện, lưới điện cấp điện áp 220 kV trở lên, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Đầu tư - 20/11/2024 18:26

Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế và khu vực tại TP.HCM và Đà Nẵng

Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế và khu vực tại TP.HCM và Đà Nẵng

Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế toàn diện tại TP.HCM và Trung tâm tài chính khu vực tại TP Đà Nẵng.

Đầu tư - 20/11/2024 16:45

Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh

Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup sẽ ký kết hợp tác toàn diện trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, liên kết hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.

Đầu tư - 20/11/2024 11:18

Doanh nghiệp 1 năm tuổi làm khu đô thị gần 450 tỷ ở Quảng Ngãi

Doanh nghiệp 1 năm tuổi làm khu đô thị gần 450 tỷ ở Quảng Ngãi

Công ty TNHH Bất động sản Đại Việt.VN được Quảng Ngãi chấp thuận là nhà đầu tư dự án Khu đô thị phía Đông đường Nguyễn Tất Thành, với tổng vốn gần 450 tỷ đồng.

Đầu tư - 20/11/2024 09:30

Đường sắt tốc độ cao trên thế giới phát triển nhanh như thế nào?

Đường sắt tốc độ cao trên thế giới phát triển nhanh như thế nào?

Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên trên thế giới được vận hành năm 1964 tại Nhật Bản. Hiện nay, 22 quốc gia, vùng lãnh thổ khai thác đường sắt tốc độ cao.

Đầu tư - 20/11/2024 08:08

Hà Nội yêu cầu quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách

Hà Nội yêu cầu quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, các địa phương quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Đầu tư - 20/11/2024 06:37

Aqua City của Novaland chính thức được 'cởi trói'

Aqua City của Novaland chính thức được 'cởi trói'

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.

Đầu tư - 19/11/2024 17:13

Chân dung nhà đầu tư khu công nghiệp 450ha ở Quảng Bình

Chân dung nhà đầu tư khu công nghiệp 450ha ở Quảng Bình

Công ty TNHH Đầu tư Capella Quảng Bình vừa được chấp thuận là nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên.

Đầu tư - 19/11/2024 15:06

Hà Nội quy định tài sản công được sử dụng để kinh doanh, cho thuê

Hà Nội quy định tài sản công được sử dụng để kinh doanh, cho thuê

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

Đầu tư - 19/11/2024 14:57

Diễn biến mới tại dự án gần 13.000 tỷ ở Thanh Hóa

Diễn biến mới tại dự án gần 13.000 tỷ ở Thanh Hóa

Nhà đầu tư dự án Khu đô thị mới tại xã Hoằng Quang và xã Hoằng Long, TP. Thanh Hóa đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa giải quyết dứt điểm việc giao đất để triển khai dự án theo đúng tiến độ phê duyệt.

Đầu tư - 19/11/2024 11:21

Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?

Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?

Tỷ phú người Malaysia Vincent Tan được cho là muốn đầu tư vào dự án 6A tại huyện Bình Chánh, TP.HCM của bà Trương Mỹ Lan. Trước đó, Tập đoàn Berjaya của vị tỷ phú này đã định đầu tư Khu đô thị đại học quốc tế Việt Nam tại huyện Hóc Môn nhưng đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống.

Đầu tư - 19/11/2024 06:30

Động thái mới tại dự án khu công nghiệp 1.800 tỷ của Viglacera Yên Mỹ

Động thái mới tại dự án khu công nghiệp 1.800 tỷ của Viglacera Yên Mỹ

Mức giá đền bù để thực hiện dự án Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng vừa được phê duyệt. Bên cạnh đó, HĐND tỉnh Khánh Hòa cũng đã thông qua Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2.000) của khu công nghiệp này.

Đầu tư - 19/11/2024 06:00

4 dự án PPP cao tốc lựa chọn nhà đầu tư

4 dự án PPP cao tốc lựa chọn nhà đầu tư

Sau một thời gian chuẩn bị, 4 dự án PPP đầu tư 4 tuyến đường cao tốc đã đồng loạt thông báo mời thầu trong nửa đầu tháng 11. Với hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi, cuộc chơi đang mở cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào các dự án PPP mới.

Đầu tư - 18/11/2024 18:22

VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ 2024

VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ 2024

Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học công nghệ và lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4-7/12/2024 tại Hà Nội.

Đầu tư - 18/11/2024 18:21

Đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

Đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng mức đầu tư sơ bộ là 38.693 tỷ đồng. Dự kiến, 100% vốn thực hiện dự án sẽ do nhà đầu tư thu xếp, trong đó, vốn chủ sở hữu là 5.804 tỷ đồng (chiếm 15%), vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác 32.889 tỷ đồng (chiếm 85%).

Đầu tư - 18/11/2024 15:43

Doanh nghiệp địa ốc toan tính gì dịp cuối năm?

Doanh nghiệp địa ốc toan tính gì dịp cuối năm?

Dù đã tung nhiều chính sách ưu đãi, kích cầu mùa bán hàng dịp cuối năm, nhưng, dường như trên thị trường sức mua vẫn không nhiều cải thiện, trái ngược với kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp địa ốc. Trên thị trường, cá biệt một vài dự án ra mắt nhận được lượng đặt cọc, giữ chỗ ấn tượng.

Đầu tư - 18/11/2024 14:49