VN-Index giảm nhẹ phiên cuối năm 2022

Nhàđầutư
Điểm nhấn trong phiên giao dịch hôm nay tiếp tục là thanh khoản VN-Index suy giảm. Số liệu cho thấy GTGD khớp lệnh VN-Index phiên 30/12 đạt 5.606 tỷ đồng, thấp nhất trong 27 phiên giao dịch trở lại đây (tính từ phiên 24/11).
TẢ PHÙ
30, Tháng 12, 2022 | 15:37

Nhàđầutư
Điểm nhấn trong phiên giao dịch hôm nay tiếp tục là thanh khoản VN-Index suy giảm. Số liệu cho thấy GTGD khớp lệnh VN-Index phiên 30/12 đạt 5.606 tỷ đồng, thấp nhất trong 27 phiên giao dịch trở lại đây (tính từ phiên 24/11).

Empty

Thanh khoản VN-Index tiếp tục "tụt áp". Ảnh: Trọng Hiếu.

Mở cửa phiên giao dịch chiều, VN-Index duy trì tốt sắc xanh trong phiên sáng và đã có thời điểm chỉ số quay trở lại mốc 1.015 điểm, chủ yếu nhờ vào sự hỗ trợ từ nhóm cổ phiếu ngân hàng. Thời điểm đó, sắc xanh dần lan tỏa sang nhiều nhóm khác như thép, chứng khoán, phân bón, xây dựng, một số mã bất động sản….

Tuy nhiên, lực bán mạnh trong phiên ATC chủ yếu ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đã "đẩy" chỉ số đảo chiều quay đầu giảm 2,2 điểm xuống 1.007,09 điểm (tương đương giảm 0,22%). Chỉ số giảm điểm nhưng độ rộng vẫn nghiêng về bên mua nhỉnh hơn với 209 mã tăng, 189 mã giảm. Nhóm Midcap và Smallcap cơ bản vẫn giữ được sắc xanh tốt khi tăng lần lượt 0,97% và 0,68%.

Điểm nhấn hôm nay là thanh khoản tiếp tục thấp với KLGD khớp lệnh hơn 371 triệu đơn vị, tương đương GTGD hơn 5.606 tỷ đồng, thấp nhất trong 27 phiên giao dịch trở lại đây (tính từ phiên 24/11). Nhìn chung với thanh khoản thấp, tâm lý nhà đầu tư rất thận trọng như hiện tại, thị trường trở nên dễ "tổn thương" hơn trước những biến động "quay đầu" của các cổ phiếu vốn hóa lớn.

Như Nhadautu.vn đã đề cập, xu hướng chỉ số biến động với thanh khoản thấp như thời điểm hiện tại được dự báo sẽ còn diễn biến cho đến thời điểm Tết Âm (cách Tết Dương vỏn vẹn hơn 2 tuần).

Trở lại diễn biến chỉ số chính, nhóm VN30 bất ngờ bị bán mạnh trong phiên ATC là nguyên nhân chính khiến VN-Index quay đầu giảm điểm. VCB từ chỗ kéo chỉ số mạnh nhất phiên hôm nay thì bất ngờ quay đầu giảm 0,9%, tương tự MBB, BID, TPB, ACB, TCB cũng giảm. CTG, STB, VPB, VIB dù giữ được sắc xanh nhưng đà tăng đã bị thu hẹp, trong khi HDB là mã vốn hóa lớn duy nhất nhóm này đảo chiều sang tăng điểm.

Chưa kể, đà bán mạnh từ KDH (-5,2%), NVL (-4,4%), hay SAB (-3,5%), VNM (-1,2%)… càng khiến VN30 nói riêng và VN-Index giảm điểm.

Xét riêng nhóm ngành, nhìn chung các cổ phiếu vừa và nhỏ lại tăng khá tốt. Nhóm ngân hàng ghi nhận gồm EIB, SHB, SSB, OCB, MSB, VAB, PGB, BAB….

Nhóm chứng khoán ghi nhận sự phân hóa rõ rệt giữa SSI (+0,6%), FTS (+0,5%), ORS (+0,4%) và VCI (-0,4%), CTS (-0,4%), SHS (-1,2%)…. Tương tự, sự phân hóa cũng diễn ra ở các nhóm lớn/vừa như bất động sản, dầu khí, trong khi nhóm thép lại đi ngang (HPG, NKG, HSG đứng giá). Sự phân hóa này có thể được lý giải do thanh khoản quá thấp, dòng tiền chỉ chọn lọc tìm đến một vài mã lớn hoặc các nhóm cổ phiếu có câu chuyện cụ thể.

Có thể thấy, các nhóm được dự báo hưởng lợi từ câu chuyện Trung Quốc mở cửa nền kinh tế, hay đầu tư công… hôm nay tăng khá tốt như dệt may, thủy sản, hàng không, đầu tư công, xây dựng hạ tầng….

Về giao dịch của NĐTNN, khối ngoại hôm nay mua ròng 497,2 tỷ đồng, tập trung ở các mã STB (+104 tỷ đồng), BCM (+74 tỷ đồng), HPG (+70,3 tỷ đồng), DGC (+47,4 tỷ đồng)…. Ngược lại, NĐTNN bán ròng BID (-43,6 tỷ đồng), PDR (-36,8 tỷ đồng), VIC (-23,4 tỷ đồng), NVL (-22,1 tỷ đồng)….

Trên TTCK phái sinh, bất chấp VN30 giảm 3,11 điểm, cả 4 HĐTL tăng với biên độ từ +3,7 điểm đến +11,5 điểm, "basis" với VN30 dao động từ -0,69 điểm đến -27,79 điểm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ