Vì sao nhà máy sản xuất linh kiện cho Boeing lại đặt tại Khu công nghệ cao TP. HCM?

Dẫn thông tin Vietjet Air đã có hợp đồng mua 100 máy bay với Boeing, ông Eugene Kim, Chủ tịch Công ty Huneed Technologies cho biết, Boeing sẽ ưu tiên mở nhà máy tại nước nào đặt mua nhiều máy bay của hãng.
PV
28, Tháng 11, 2017 | 20:32

Dẫn thông tin Vietjet Air đã có hợp đồng mua 100 máy bay với Boeing, ông Eugene Kim, Chủ tịch Công ty Huneed Technologies cho biết, Boeing sẽ ưu tiên mở nhà máy tại nước nào đặt mua nhiều máy bay của hãng.

Một nhà máy chuyên sản xuất dây điện cung cấp cho hãng máy bay Boeing có thể sẽ được thành lập trong thời gian tới, Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn thông tin từ ông Eugene Kim, Chủ tịch Công ty Huneed Technologies – đối tác và nhà cung cấp chiến lược của Boeing trong cuộc trao đổi với lãnh đạo TP. HCM tối 27/11.

Eugene Kim

Ông Eugene Kim (trái), Chủ tịch Công ty Huneed Technologies. 

Cụ thể, ông Eugene Kim cho hay, hiện công ty ông tham gia một cuộc thi cung cấp thiết bị cho hãng máy bay Boeing và nếu thắng trong cuộc thi này công ty sẽ có chiến lược mở rộng sản xuất và TP. HCM được lựa chọn để đặt nhà máy.

Ông Eugene Kim đã có chuyến thị sát Khu công nghệ cao TP. HCM, nơi ông tính sẽ mở nhà máy trong thời gian tới nếu thắng trong cuộc thi này.

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, lý giải về việc mở nhà máy sản xuất dây điện cung cấp cho tập đoàn Boeing tại TPHCM ông Eugene Kim cho hay, hiện tại hãng máy bay Vietjet Air đã có kế hoạch mua 100 máy bay Boeing.

Trong khi đó Boeing có quy định, hãng máy bay tại nước sở tại nào đặt mua nhiều máy bay của mình sẽ ưu tiên mở nhà máy tại nước đó. Thứ nhất để tiện cung cấp thiết bị thứ hai để tạo công việc làm cho lao động nước sở tại.

Năm 2016, hãng hàng không Vietjet Air đã ký hợp đồng mua 100 máy bay Boeing trong chuyến thăm Việt Nam của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama. Trong khi đó, tháng 5/2017, Vietnam Airlines đã chính thức tiếp nhận chiếc Boeing 787-9 Dreamliner thứ 11 từ Boeing.

Tháng 9 vừa qua, tập đoàn sản xuất máy bay Mỹ đã mở nhà máy ở nước ngoài đầu tiên tại Trung Quốc. Liên doanh Boeing-COMAC được đặt ở thành phố Chu San thuộc tỉnh Triết Giang và có vốn đăng ký là 55 triệu USD. Nhà máy này có thể thực hiện những công việc như lắp đặt cabin, sơn máy bay, bay thử, và bảo dưỡng máy bay.

Cũng trong tháng 9 năm nay, Airbus đã cắt băng khánh thành trung tâm lắp ráp máy bay trị giá 200 triệu USD tại Thiên Tân, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Trung tâm này được xây dựng để hoàn thiện các bước như lắp đặt cabin, sơn màu cho máy bay thân rộng A330 và dự kiến xuất xưởng 2 máy bay mỗi tháng. Đây cũng là nhà máy đầu tiên của Airbus ngoài châu Âu.

Cả Airbus và Boeing đang dịch chuyển dần các công đoạn trong dây chuyền sản xuất và cung ứng sang Trung Quốc, thị trường được dự đoán sẽ cần số lượng máy bay trị giá tới 1,1 nghìn tỷ USD trong 2 thập kỷ tới. Việc cấp phép cho trung tâm lắp ráp A330 mới của Airbus cũng sẽ giúp Trung Quốc tiến thêm một bước, tới tham vọng tự sản xuất được máy bay thương mại.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ