VEPR cảnh báo rủi ro lạm phát khi 'bong bóng' đang hình thành trên một số thị trường tài sản

Nhàđầutư
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, dù lạm phát chưa trở thành một mối đe doạ vĩ mô, nhưng rủi ro đang tiếp tục tích luỹ.
MY ANH
20, Tháng 04, 2021 | 14:47

Nhàđầutư
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, dù lạm phát chưa trở thành một mối đe doạ vĩ mô, nhưng rủi ro đang tiếp tục tích luỹ.

20210420-093708-4373-1618891241

 

Trong bức tranh chung của nền kinh tế, VEPR cảnh báo dấu hiệu bong bóng tài sản đang hình thành trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Theo VEPR trong năm 2020, các thị trường tài sản đã có sự tăng trưởng đáng kể. Điều này chủ yếu vì đó là nơi trú ẩn cho khoản tiền nhàn rỗi của các nhà đầu tư và hộ gia đình. Song VEPR nhấn mạnh rằng việc hạ lãi suất huy động tiền gửi liên tục do nhu cầu tín dụng giảm, đang đẩy dòng tiền tiết kiệm ra khỏi ngân hàng ngày càng nhanh hơn.

“Khi mức tăng giá trên các thị trường tài sản đủ lớn để tạo ra hiệu ứng của cải thì mức tiêu dùng sẽ tăng đối với các mặt hàng không phải thiết yếu”, VEPR cảnh báo.

VEPR cho rằng dù lạm phát chưa trở thành một mối đe doạ vĩ mô, nhưng rủi ro đang tiếp tục tích luỹ và cần thận trọng với các chính sách điều hành.

Cũng tại buổi công bố báo cáo kinh tế vĩ mô Quý I, TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng VEPR nhận định, với việc dịch COVID-19 trong nước tiếp tục được khống chế ổn định và kinh tế thế giới khởi sắc khi các biện pháp phong tỏa dần được gỡ bỏ, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng trong khoảng 6%-6,3% trong năm 2021.

Tang_truong_GDP_Viet_Nam_

 

Theo TS. Phạm Thế Anh, tuy đã đạt mức tăng trưởng có thể coi là chấp nhận được trong quý I, nhưng để hướng đến mức tăng trưởng kinh tế nêu trên, Việt Nam sẽ phải đối mặt với khá nhiều thách thức.

Đại diện VEPR đưa ra cảnh báo về một môi trường kinh tế thế giới bất trắc. Trong đó, sự tái bùng phát của COVID-19 tại nhiều nước đi kèm với các biện pháp phong tỏa tiếp tục kéo dài làm đứt gãy của chuỗi cung ứng trong năm 2021 sẽ khiến sức chịu đựng của doanh nghiệp ngày càng yếu hơn.

Thêm vào đó, xung đột địa chính trị giữa các nước lớn có thể khiến một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam đối diện những rủi ro bất ngờ.

Về nội tại nền kinh tế, TS. Thế Anh cho rằng Việt Nam phải thận trọng với các yếu tố rủi ro như mất cân đối tài khóa lớn; mức độ đầu tư phát triển, đặc biệt là hạ tầng còn chậm; hiệu quả quản lý thấp...

Đề xuất giải pháp, nhóm thực hiện báo cáo của VEPR cho rằng trong thời gian tới các chính sách an sinh xã hội vẫn cần được ưu tiên hàng đầu và triển khai nhanh chóng, đúng đối tượng.

Đặc biệt, báo cáo nhấn mạnh việc thực thi chính sách cần quan tâm hơn đến lao động trong khu vực phi chính thức bởi nhóm này chiếm một tỷ trọng lớn, dễ tổn thương, chịu tác động nặng nề nhất và đang khó tiếp cận các chính sách hỗ trợ.

Về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, báo cáo khuyến nghị cần tiếp tục được thực hiện theo hướng khẩn trương, tập trung, đúng đối tượng và thực chất hơn, theo sát với nhu cầu của doanh nghiệp.

“Việc khoanh, ngưng, miễn giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp, như lãi vay, tiền thuê đất cần tiếp tục được triển khai đồng thời cần cân nhắc cắt giảm kinh phí công đoàn để hỗ trợ doanh nghiệp,” TS. Thế Anh nói.

Đại diện VEPR cũng đưa ra khuyến nghị rằng, việc giãn, giảm thuế, nếu có, chỉ nên được áp dụng với thuế giá trị gia tăng thay vì thuế thu nhập doanh nghiệp. Bởi lẽ việc giảm thuế thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ hỗ trợ được số ít doanh nghiệp không bị ảnh hưởng hoặc đang hưởng lợi từ các tác động của dịch bệnh mà không giúp được đa số các doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Hơn thế, việc giảm thuế thuế thu nhập doanh nghiệp còn có nguy cơ tạo ra bất bình đẳng sâu sắc hơn trong môi trường kinh doanh, ảnh hưởng không tốt đến việc phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ