Từ kết quả thi đấu tại Olympic Tokyo: Cần có một chiến lược đầu tư bài bản cho thể thao thành tích cao

MY ANH
09:35 04/08/2021

Thể thao Việt Nam cần nghiêm túc đánh giá lại thất bại để đề ra một kịch bản dài hơi, phát triển nền thể thao nước nhà xứng tầm mục tiêu quốc gia phát triển.

vdv_nguyen_thuy_linh_cau_long

Những VĐV cuối cùng của Đoàn thể thao Việt Nam sẽ về nước trong ngày hôm nay (4/8). Ảnh: Vietnam+

Đoàn Thể thao Việt Nam đã rời Olympic Tokyo mà không mang theo một tấm huy chương nào. Các phần thưởng lên tới cả tỷ đồng được hứa hẹn dành cho các vận động viên (VĐV) giành huy chương chỉ còn là "hole in one" tại các giải golf.

Trắng tay tại sân chơi lớn nhất hành tinh không có gì là quá bất ngờ, song giờ sẽ là lúc phải nghiêm túc nhìn lại thất bại để có chiến lược bài bản dẫn dắt thể thao Việt Nam theo kịp mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước phát triển vào năm 2045 mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Thấy gì từ Olympic Tokyo?

Dù chưa đạt được kết quả như kỳ vọng, có thể thấy, nỗ lực thi đấu hết mình của các vận VĐV vì màu cờ sắc áo của Tổ quốc. Nhiều VĐV đã để lại hình ảnh ấn tượng và thắp lên hy vọng cho những kỳ thế vận hội tiếp theo.

Đông đảo người hâm mộ yêu mến, cảm phục tinh thần thi đấu và hình ảnh đẹp mà Thùy Linh, Tiến Minh (cầu lông) hay Ánh Nguyệt (bắn cung), Quách Thị Lan (điền kinh) hay Hoàng Thị Duyên (cử tạ)… để lại.

Trắng tay của Đoàn thể thao Việt Nam tại Olympic Tokyo không chỉ là kết quả kém nhất tại các kỳ tham gia Olympic gần đây mà còn kém nhất so với một số nước trong khu vực. Tại Olympic Bắc Kinh 2008, Việt Nam có được một tấm HCB của cử tạ. Olympic London 2012, Việt Nam cũng được một HCĐ cử tạ. Và tại Olympic Rio, Việt Nam đã đạt thành tích tốt nhất từ trước đến nay khi giành một HCV và một HCB.

Tại Olympic Tokyo, các nước láng giềng Đông Nam Á vượt xa chúng ta về thành tích. Thái Lan đã giành được một tấm HCV, Malaysia giành được một HCĐ, Philippines giành được một HCV và một HCB, còn Indonesia giành được tới 5 tấm huy chương với 1 vàng, 1 bạc và 3 đồng (tính đến tối 3/8).

Họ cũng có khó khăn như chúng ta là ít tập luyện, thi đấu nước ngoài do dịch COVID-19. Có chăng họ được đầu tư nhiều kinh phí hơn chúng ta, nhưng điều này chắc chỉ đúng một phần vì như trường hợp của Ánh Viên, Nhà nước cũng đã bỏ ra gần 30 tỷ đồng cho đi học ở Mỹ với hy vọng trở thành kình ngư đẳng cấp thế giới.

Giải pháp nào cho thời gian tới?

Trước hết, chúng ta phải nhìn vào nguyên nhân chủ quan dẫn đến thất bại, từ đó có chiến lược đầu tư bài bản.

Đại hội XIII của Đảng đã xác định bên cạnh những mục tiêu về kinh tế, về an sinh xã hội, phải phát huy mạnh mẽ giá trị văn hoá, con người Việt Nam. Một trong các giải pháp đó là đẩy mạnh phát triển thể dục, thể thao toàn dân, thể thao trong cộng đồng; tập trung phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp.

Không thể trở thành một nước phát triển khi nền thể thao, trong đó có thể thao thành tích cao kém phát triển. Nền thể thao thành tích cao của Việt Nam muốn vươn tầm, tương xứng với nền thể thao của một nước phát triển vào năm 2045 thì khoảng thời gian 2 thập kỷ còn lại không phải là nhiều.

Đã đến lúc thể thao Việt Nam cần có một chiến lược phát triển đến 2030, tầm nhìn 2045 với quan điểm, mục tiêu rõ ràng, giải pháp cụ thể và hành động thiết thực. Chiến lược đó cần phân kỳ mục tiêu và giải pháp cho từng giai đoạn. Trước mắt, Thế vận hội năm 2024 cần có quan điểm rõ ràng, đánh giá đúng thực lực để tập trung đầu tư mạnh cho một số bộ môn thi đấu có triển vọng, tránh đầu tư dàn trải. Đồng thời, phát hiện tài năng trẻ, đầu tư bài bản cho các đấu trường và Thế vận hội tiếp theo.

Chúng ta đã rất tự hào với thành tích của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh (bắn súng), lực sỹ Thạch Kim Tuấn, Trần Lê Quốc Toàn (cử tạ), võ sỹ Trần Hiếu Ngân (taekwondo) giành được trong các kỳ Olympic trước đây. Nhưng rõ ràng không thể trông chờ mãi vào những tài năng đó, bởi dù nỗ lực và tài năng đến mấy, đấu trường Olympic còn đòi hỏi cả thể lực.

Việc xây dựng được một chiến lược đúng đắn cho phát triển thể thao Việt Nam là điều không dễ dàng. Nó đòi hỏi trí tuệ, khát vọng, ‎ý thức trách nhiệm không chỉ của những người chắp bút nên nó, mà cả cộng đồng xã hội, trong đó có sự hiến kế của các vận động viên thành tích cao trong nước và nước ngoài.

Sự phát triển bóng đá Việt Nam có thể xem là một bài học qu‎ý giá cần được nghiên cứu, vận dụng. Bóng đá Việt Nam không thể có được thành tích như hiện nay nếu không có các trung tâm đào tạo trẻ với sự tham gia của các tập đoàn lớn như Hoàng Anh Gia Lai, Vingroup...

Chiến lược phát triển thể thao thành tích cao của Việt Nam cũng sẽ rất khó thành công nếu coi nhẹ yếu tố hợp tác quốc tế. Lợi thế về quan hệ đối ngoại với các nước, trong đó có các cường quốc thể thao cần được phát huy để đào tạo nên những vận động viên tầm cỡ thế giới.

Với cách tiếp cận nói trên, để phát triển thể thao thành tích cao, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thực hiện xã hội hóa đầu tư, đồng thời phải đề cao trách nhiệm người đứng đầu ngành thể dục thể thao và Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không ít lần nhấn mạnh rằng, trong lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, phải có quyết tâm rất cao, nỗ lực rất lớn, thật sự năng động, sáng tạo, chú trọng tạo đột phá để phát triển; coi trọng chất lượng, hiệu quả thực tế của công việc và đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Người đứng đầu ngành thể thao Việt Nam không thể là một ngoại lệ.

Gần 100 triệu người dân Việt Nam đang kỳ vọng vào sự phát triển của thể thao nước nhà. Hạnh phúc của họ không chỉ làm "cơm no áo ấm" hay "ăn ngon mặc đẹp", mà cả niềm hứng khởi, tự hào vì những chiến thắng của thể thao Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Đó cũng chính là một phần không thể thiếu trong bức chân dung Việt Nam năm 2030 và 2045.

  • Cùng chuyên mục
Đại biểu quốc tế 'hiến kế' để Việt Nam giải 'cơn khát' tài chính xanh

Đại biểu quốc tế 'hiến kế' để Việt Nam giải 'cơn khát' tài chính xanh

Việt Nam ước tính cần tới 368 tỷ USD để thực hiện lộ trình phát thải ròng bằng 0 đến năm 2040, nhưng hệ thống tài chính còn nhiều hạn chế.

Sự kiện - 17/04/2025 16:33

Những chính sách đặc thù nào cho Khu Thương mại tự do Hải Phòng?

Những chính sách đặc thù nào cho Khu Thương mại tự do Hải Phòng?

Chính phủ đề xuất các cơ chế, chính sách trong Khu Thương mại tự do Hải Phòng nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh....

Sự kiện - 17/04/2025 11:55

Sau mua lại MovianAI, Qualcomm muốn xây dựng trung tâm R&D lớn về AI tại Việt Nam

Sau mua lại MovianAI, Qualcomm muốn xây dựng trung tâm R&D lớn về AI tại Việt Nam

Tập đoàn Qualcomm đã nghiên cứu, phân tích và mong muốn xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ AI lớn tại Việt Nam.

Sự kiện - 17/04/2025 06:36

Tổng Bí thư: Việt Nam đi đầu ASEAN trong cung ứng năng lượng tái tạo

Tổng Bí thư: Việt Nam đi đầu ASEAN trong cung ứng năng lượng tái tạo

Nhìn về tương lai, Việt Nam đang nhanh chóng thúc đẩy các đột phá chiến lược, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển vừa nhanh, vừa xanh, bao trùm và bền vững.

Sự kiện - 16/04/2025 17:55

Tổng Bí thư: Không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, ngại đổi mới, thu vén cá nhân

Tổng Bí thư: Không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, ngại đổi mới, thu vén cá nhân

Tổng Bí thư nêu rõ trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn.

Sự kiện - 16/04/2025 15:42

Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến bầu cử sớm, vào ngày 15/3/2026

Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến bầu cử sớm, vào ngày 15/3/2026

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết dự kiến, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 là ngày Chủ nhật, 15/3/2026 và ngày 6/4/2026 họp phiên họp thứ nhất của Quốc hội.

Sự kiện - 16/04/2025 12:38

[Gặp gỡ thứ Tư] Giám đốc ADB: Khu vực tư nhân là tương lai của Việt Nam

[Gặp gỡ thứ Tư] Giám đốc ADB: Khu vực tư nhân là tương lai của Việt Nam

Giám đốc quốc gia ADB khuyến nghị cần có quy định pháp lý chắc chắn và cơ chế phân bổ rủi ro chặt chẽ để thu hút thêm vốn FDI vào lĩnh vực hạ tầng.

Sự kiện - 16/04/2025 10:08

Việt Nam khuyến khích Hàn Quốc đầu tư vào điện tử công nghệ cao, chất bán dẫn

Việt Nam khuyến khích Hàn Quốc đầu tư vào điện tử công nghệ cao, chất bán dẫn

Việt Nam hoan nghênh sự tham gia, mở rộng đầu tư của các công ty Hàn Quốc vào các dự án LNG, các dự án dầu khí trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả đầu tư và hài hòa lợi ích.

Sự kiện - 16/04/2025 07:08

Quảng Ninh dẫn đầu chỉ số PAPI 2024, khẳng định hiệu quả quản trị công

Quảng Ninh dẫn đầu chỉ số PAPI 2024, khẳng định hiệu quả quản trị công

Ngày 15/4, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), phối hợp với các cơ quan liên quan, đã tổ chức lễ công bố kết quả Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2024. Tỉnh Quảng Ninh đứng đầu toàn quốc với điểm số PAPI cao nhất.

Sự kiện - 16/04/2025 06:50

Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam lần thứ 8: Điểm nhấn mới hạng mục 'Tôn vinh cá nhân'

Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam lần thứ 8: Điểm nhấn mới hạng mục 'Tôn vinh cá nhân'

Nhà báo Nguyễn Bá Kiên, Tổng biên tập Tạp chí điện tử VietTimes cho biết, hạng mục "Tôn vinh cá nhân" là điểm nhấn mới quan trọng của giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam lần thứ 8.

Sự kiện - 15/04/2025 17:45

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Sự kiện - 15/04/2025 17:08

Ông Tập Cận Bình: Thúc đẩy hợp tác Việt - Trung về 5G, trí tuệ nhân tạo

Ông Tập Cận Bình: Thúc đẩy hợp tác Việt - Trung về 5G, trí tuệ nhân tạo

Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị nâng tầm hợp tác Việt - Trung thực chất trên các lĩnh vực, trọng tâm là đưa hợp tác khoa học công nghệ trở thành trụ cột mới.

Sự kiện - 15/04/2025 16:30

Việt - Trung ký 7 văn kiện hợp tác về đường sắt, đường bộ

Việt - Trung ký 7 văn kiện hợp tác về đường sắt, đường bộ

Các văn kiện về đường sắt có vai trò to lớn, góp phần đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị các dự án đường sắt kết nối Việt Nam-Trung Quốc.

Sự kiện - 15/04/2025 16:20

 Đổi mới bộ máy chính quyền địa phương để phục vụ người dân tốt hơn

Đổi mới bộ máy chính quyền địa phương để phục vụ người dân tốt hơn

PGS. TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định, cuộc cải cách đổi mới bộ máy chính quyền địa phương là cuộc cách mạng mang dấu ấn lịch sử nhằm loại bỏ các khâu trung gian, chồng lấn, hướng tới một chính quyền quyền gần hơn, phục vụ người dân tốt hơn.

Sự kiện - 15/04/2025 15:32

Quảng Ngãi chuẩn bị nhà công vụ cho cán bộ Kon Tum sau sáp nhập

Quảng Ngãi chuẩn bị nhà công vụ cho cán bộ Kon Tum sau sáp nhập

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cho biết đã cơ bản chuẩn bị phương án phương tiện đi lại; bố trí nhà công vụ, đảm bảo phục vụ cán bộ, công chức của tỉnh Kon Tum có nhu cầu sau sáp nhập 2 tỉnh.

Sự kiện - 15/04/2025 14:02

Ra mắt Quỹ Hy Vọng: Chắp cánh giấc mơ làm cha mẹ cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Ra mắt Quỹ Hy Vọng: Chắp cánh giấc mơ làm cha mẹ cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

“Quỹ Hy Vọng” không chỉ là một chương trình hỗ trợ tài chính mà còn mở ra cơ hội hiện thực hóa giấc mơ làm cha mẹ cho hàng ngàn gia đình đang chật vật trên hành trình tìm con yêu.

Sự kiện - 15/04/2025 12:09