Vì sao Nhật Bản quyết tổ chức Olympic giữa 'đại dịch' Covid-19?

HUYỀN MAI
07:02 16/03/2020

Ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 và nước chủ nhà Nhật Bản vẫn giữ nguyên kế hoạch tổ chức Thế vận hội, bất chấp dịch Covid-bùng phát dữ dội ở nhiều nước trên toàn thế giới.

Quyết tổ chức

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây tuyên bố dịch bệnh Covid-19 là đại dịch toàn cầu, khi chủng mới của virus corona lan ra 141 nước và vùng lãnh thổ với 152.428 ca mắc, 5.720 ca tử vong (tính đến chiều 15/3). Nhật Bản chứng kiến sự tăng vọt số người nhiễm bệnh những ngày gần đây. Theo các quan chức y tế Nhật Bản, tỷ lệ nhiễm bệnh trung bình là 30 trường hợp mới/ngày ở nước này.

Sự tăng đột biến về số ca nhiễm ở Nhật Bản cũng như sự bùng phát mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu châm ngòi cho việc kêu gọi hoãn Olympic Tokyo 2020. Tuy nhiên, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm qua tái khẳng định, Thế vận hội vẫn diễn ra như kế hoạch. “Chúng tôi sẽ trả lời bằng cách phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, bao gồm Ủy ban Olympic quốc tế (IOC). Không có sự thay đổi nào trong vấn đề này. Chúng tôi muốn tổ chức Thế vận hội theo kế hoạch và sẽ tìm mọi cách ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19”, ông Abe cho biết.

olympic_drwr

Chính phủ Nhật Bản quyết tâm tổ chức Olympic Tokyo đúng lịch trình, bất chấp đại dịch Covid-19 đang lan nhanh

Thủ tướng Nhật Bản khẳng định, ông không có ý định ban bố tình trạng khẩn cấp trên cả nước vào thời điểm này, mặc dù hôm 13/3 Quốc hội Nhật Bản phê chuẩn dự luật cho ông đặc quyền này. Ông Abe nhấn mạnh, Tokyo sẽ nỗ lực hết sức để giành chiến thắng trong trận chiến với Covid-19 và biến Olympic Tokyo 2020 trở thành một trong những Thế vận hội thành công nhất trong lịch sử.

Tuyên bố của Thủ tướng Shinzo Abe được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đề nghị hoãn ngày hội thể thao lớn nhất thế giới, thay vì tổ chức thi đấu trên các khán đài vắng khán giả. Dự kiến, Olympic Tokyo 2020 sẽ diễn ra từ ngày 24/7 đến 9/8.

Trước đó, phát ngôn viên của chính phủ Nhật Yoshihide Suga cho biết, mọi công tác chuẩn bị cho Olympic Tokyo 2020 vẫn đang được tiến hành. IOC ủng hộ quyết định của Nhật Bản, đồng thời khuyến khích các vận động viên tiếp tục chuẩn bị cho sự kiện.

Yếu tố kinh tế

Dù không ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, nhưng Nhật Bản đã huỷ các sự kiện lớn, đóng cửa hầu hết các trường học. Lễ hội hoa anh đào truyền thống tại Tokyo và Osaka năm nay không được tổ chức. Nhiều sự kiện thể thao, hòa nhạc và trình diễn thời trang diễn ra mà không có khán giả, chỉ được phát sóng trực tiếp trên một số kênh. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo vẫn kiên quyết không hoãn hay huỷ kế hoạch tổ chức Olympic Tokyo 2020.

Theo giới phân tích, có nhiều lý do dẫn tới quyết định của chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe, nhưng thiệt hại nặng nề về kinh tế được xác định là nguyên nhân chính. Ngay sau khi trúng quyền đăng cai tổ chức Olympic Tokyo, chính phủ Nhật Bản đã chi 1.350 tỷ Yên (12,6 tỷ USD) để xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng. Trong số này, thành phố Tokyo đóng góp 597 tỷ Yên, 603 tỷ Yên đến từ Ủy ban Olympic Nhật Bản và chính phủ Nhật Bản hỗ trợ 150 tỷ Yên. Tổng kinh phí thực cao gấp khoảng 10 lần con số dự kiến ban đầu là 1.060 tỷ Yên (9,81 tỷ USD). Ngoài ra, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đổ tiền tài trợ cho sự kiện này với số tiền kỷ lục là 349 tỷ Yên (3,3 tỷ USD), trong đó có Toyota, Bridgestone, Panasonic.

Bên cạnh đó, việc huỷ Olympic Tokyo 2020 có thể gây thiệt hại khoảng 240 tỷ Yên (2,28 tỷ đô la) đối với ngành du lịch. Ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 từ chối cho biết có bao nhiêu du khách nước ngoài dự kiến tới Nhật Bản trong dịp Thế vận hội. Tuy nhiên, Bộ Du lịch Nhật Bản năm 2018 đưa ra con số khoảng 600.000 người. Đến nay, 4,5 triệu/7,8 triệu vé xem các sự kiện thể thao đã được bán ở Nhật Bản, trong đó 20-30% người mua là người nước ngoài.

Ngoài ra, hủy Olympic Tokyo 2020 cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiêu dùng trong nước, vốn đã chịu áp lực sau đợt tăng thuế bán hàng gây tranh cãi vào năm ngoái. Các nhà kinh tế Nhật Bản dự báo, nếu phải hủy kế hoạch tổ chức Olympic Tokyo 2020 thì GDP của đất nước trong năm 2020 sẽ giảm 1,5%. Chuyên gia kinh tế Takashi Miwa nói rằng, việc hủy bỏ Thế vận hội có tác động chính tới tiêu dùng trong nước, bởi nó “sẽ ảnh hưởng xấu đến niềm tin của người tiêu dùng”.

Tuy nhiên, bên cạnh những mất mát đo đếm được bằng tiền, điều chính quyền Thủ tướng Abe lo ngại nhất là việc hủy Olympic Tokyo 2020 sẽ làm tổn thương hình ảnh quốc gia của Nhật Bản.

(Theo Tiền phong)

  • Cùng chuyên mục
Thủ tướng yêu cầu sớm sửa Nghị định quản lý kinh doanh vàng

Thủ tướng yêu cầu sớm sửa Nghị định quản lý kinh doanh vàng

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp các cơ quan sửa đổi, bổ sung Nghị định 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo trình tự rút gọn trong tháng 6/2025.

Sự kiện - 14/05/2025 11:29

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết 68 là cú hích tinh thần rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp'

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết 68 là cú hích tinh thần rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp'

"Nghị quyết 68 chính là một bước ngoặt. Nó giống như một "cú hích tinh thần" rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp", đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân nhấn mạnh.

Sự kiện - 14/05/2025 10:33

VAFIE trao chứng nhận hội viên mới

VAFIE trao chứng nhận hội viên mới

Ngày 13/5, lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã trao chứng nhận hội viên chính thức cho Công ty TNHH Tư vấn và Xúc tiến đầu tư Thương mại Quốc tế (ITPC).

Sự kiện - 14/05/2025 06:43

Thủ tướng: Việt Nam mong muốn đàm phán thương mại Mỹ - Trung đạt tiến bộ

Thủ tướng: Việt Nam mong muốn đàm phán thương mại Mỹ - Trung đạt tiến bộ

Thủ tướng kỳ vọng Việt Nam và Mỹ sớm đạt được thỏa thuận về thuế quan có lợi cả trước mắt và lâu dài cho cả hai bên.

Sự kiện - 14/05/2025 06:35

Đề nghị giảm thuế mặt hàng chịu chính sách thuế đối ứng của Mỹ

Đề nghị giảm thuế mặt hàng chịu chính sách thuế đối ứng của Mỹ

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi cho biết, có ý kiến đề nghị rà soát để xem xét đối với một số mặt hàng chịu tác động của chiến tranh thương mại và chính sách thuế đối ứng của Mỹ.

Sự kiện - 13/05/2025 19:16

TS. Lê Xuân Nghĩa: Nghị quyết 68 không phải 'cây đũa phép'

TS. Lê Xuân Nghĩa: Nghị quyết 68 không phải 'cây đũa phép'

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị ra đời hứa hẹn tạo ra một bước ngoặt lịch sử thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đồng thuận rằng, đây mới là bước khởi đầu, chính sách cần được cụ thể hóa thành hành động thiết thực.

Sự kiện - 13/05/2025 16:46

Doanh nhân Hồ Nhân và giấc mơ vaccine dang dở

Doanh nhân Hồ Nhân và giấc mơ vaccine dang dở

Cuộc đời gần 60 năm của doanh nhân Hồ Nhân, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ sinh học dược Nanogen khép lại, giấc mơ vaccine của vị Tiến sỹ công nghệ sinh học vẫn còn đó, và là di sản mở ra những con đường nghiên cứu mới trong lĩnh vực vaccine nói riêng và công nghệ sinh học nói chung.

Sự kiện - 13/05/2025 14:44

'Cần cơ chế quản lý rủi ro tại Khu Thương mại tự do Hải Phòng'

'Cần cơ chế quản lý rủi ro tại Khu Thương mại tự do Hải Phòng'

Thành lập Khu Thương mại tư do tại TP. Hải Phòng cần có cơ chế quản lý rủi ro, giám sát bảo đảm một mặt thông thoáng song giữ vững an toàn tài chính, an ninh kinh tế.

Sự kiện - 13/05/2025 12:53

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 63/CĐ-TTg ngày 12/5/2025 về việc chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, khắc phục hạn chế, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

Sự kiện - 13/05/2025 10:00

Tổng Bí thư Tô Lâm và tư duy lý luận mới về kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm và tư duy lý luận mới về kinh tế tư nhân

Bài viết "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm, đăng trên các cơ quan báo chí ngày 11/5/2025, có thể xem là một cột mốc quan trọng trong tư duy lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn mới.

Sự kiện - 13/05/2025 07:29

Thủ tướng: Hoan nghênh các doanh nghiệp Thụy Điển tăng cường đầu tư vào Việt Nam

Thủ tướng: Hoan nghênh các doanh nghiệp Thụy Điển tăng cường đầu tư vào Việt Nam

Thủ tướng nhất trí hai bên hợp tác, tạo thuận lợi cho hàng hóa của mỗi bên thâm nhập thị trường của nhau, đặc biệt là các mặt hàng nông sản.

Sự kiện - 12/05/2025 22:25

'Miễn thuế 3 năm cho doanh nghiệp công nghệ là quá ngắn'

'Miễn thuế 3 năm cho doanh nghiệp công nghệ là quá ngắn'

Cho rằng quy định miễn thuế thu nhập đối với doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số, khoa học công nghệ không quá 3 năm là quá ngắn, các đại biểu Quốc hội đề nghị kéo dài thời gian hơn, thậm chí là 5 năm để khuyến khích đầu tư.

Sự kiện - 12/05/2025 16:04

Hải Phòng khởi công, khánh thành 12 dự án có tổng mức đầu tư 'khủng'

Hải Phòng khởi công, khánh thành 12 dự án có tổng mức đầu tư 'khủng'

Chiều 11/5, UBND TP. Hải Phòng tổ chức sự kiện đồng loạt khởi công, khánh thành 12 công trình trọng điểm tại Trung tâm Chính trị - Hành chính mới thuộc khu đô thị Bắc Sông Cấm, TP. Thủy Nguyên.

Sự kiện - 12/05/2025 07:30

Thủ tướng: Cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trước 31/10/2025

Thủ tướng: Cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trước 31/10/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trước ngày 31/10/2025, sớm hơn 2 tháng so với mục tiêu ban đầu đã đề ra; trong đó ưu tiên bố trí nguồn lực để hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ (xong trước ngày 27/7) và người có công với cách mạng (xong trước ngày 2/9).

Sự kiện - 12/05/2025 06:40

Tập đoàn TH khánh thành Nhà máy chế biến sữa top đầu ở Nga

Tập đoàn TH khánh thành Nhà máy chế biến sữa top đầu ở Nga

Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại tỉnh Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày, trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc top nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.

Sự kiện - 11/05/2025 17:17

Tổng Bí thư Tô Lâm: Doanh nhân phải thực sự trở thành 'chiến sỹ' trên mặt trận kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: Doanh nhân phải thực sự trở thành 'chiến sỹ' trên mặt trận kinh tế

Một trong những nhiệm vụ cấp bách thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 68 mà Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đó là xây dựng đội ngũ doanh nhân thật sự trở thành "chiến sỹ" trên mặt trận kinh tế, tham gia thực chất trong hoạch định chính sách. Bảo vệ, hỗ trợ, khuyến khích, tôn vinh đội ngũ doanh nhân có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, có khát vọng vươn lên làm giàu cho mình và góp phần làm giàu cho đất nước.

Sự kiện - 11/05/2025 16:39