TS. Vũ Đình Ánh: Hãy mở rộng diện thu thuế thay vì tăng mức thu

Nhàđầutư
Quản lý thuế và thu chi ngân sách đang là những vấn đề đặt ra bức thiết cho năm 2018 khi nợ công năm 2017 tiếp tục tăng cao và có những điểm khó giải thích trong thu chi ngân sách đi ngược với thông lệ những năm trước đó.
ĐÌNH VŨ
16, Tháng 02, 2018 | 12:04

Nhàđầutư
Quản lý thuế và thu chi ngân sách đang là những vấn đề đặt ra bức thiết cho năm 2018 khi nợ công năm 2017 tiếp tục tăng cao và có những điểm khó giải thích trong thu chi ngân sách đi ngược với thông lệ những năm trước đó.

vu-dinh-anh

TS. Vũ Đình Ánh, Chuyên gia Kinh tế 

2017 là năm đầu tiên luật Ngân sách Nhà nước chính thức có hiệu lực. Con số nợ công mới nhất được cập nhật được Chính phủ dự kiến cuối năm 2017 là dư nợ công khoảng 3,1 triệu tỷ đồng, tương đương 62,6%GDP, nếu chia trung bình cho 94 triệu dân, mỗi người dân đang gánh khoảng 33 triệu đồng, tăng thêm 0,26 triệu tỷ đồng so với năm 2016. Với những áp lực trả nợ cả gốc và lãi lớn, Bộ Tài chính đã đề xuất lộ trình tăng thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% lên 12% vào đầu năm 2019. 

Vậy vấn đề của nợ công, thu - chi ngân sách năm 2018 nằm ở đâu? Liệu tăng thuế có phải là phương án tốt nhất để giải bài toán này? Để trả lời câu hỏi trên, Nhadautu.vn đã có cuộc phỏng vấn với TS. Vũ Đình Ánh, Chuyên gia kinh tế về vấn đề này.

Xin ông cho biết, những vấn đề cần lưu ý các đối với quản lý thuế, nhìn rộng ra là thu chi ngân sách trong năm 2018?

Chúng ta đang dùng khái niệm không chuẩn xác, phải nói là tăng thuế suất thuế GTGT chứ không phải là tăng thuế GTGT. Năm tới dự định tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT), thu thêm thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với mặt hàng trà, cà phê hoà tan. Điều này cho thấy thu ngân sách của chúng ta hiện nay vẫn dựa vào tư duy coi trọng tăng thuế suất hơn là mở rộng cơ sở thu thuế. Tuy nhiên, quan điểm bây giờ phải là mở rộng diện thu thuế thay vì tăng mức thu. Mở rộng diện thu thuế vừa không tạo thêm gánh nặng thu ngân sách với các đối tượng bị thu là doanh nghiệp, người dân lại vừa có thể tăng thu ngân sách.

Thiết nghĩ, việc chống thất thu ngân sách nhà nước (NSNN) liên quan nhiều tới diện bao phủ các sắc thuế chưa hết. Ví dụ như thuế GTGT, có những người đóng thuế nghiêm túc nhưng cũng có nhiều người không đóng góp gì cả. Các thuế khác cũng tương tự như vậy. 

Việc mở rộng diện thu thuế với thuế GTGT hay thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cũng sẽ giải bài toán chống thất thoát khi hiện có hàng loạt các doanh nghiệp trốn thuế, không nộp thuế hay kinh doanh không đăng ký. Vì vậy, mở rộng diện thu thuế là phương án tối ưu hơn cả.

Tuy nhiên, mở rộng diện thu thuế chúng ta cũng cần cân nhắc lựa chọn phương án thích hợp. Ví dụ, mở ra với nước ngoài có được không? hay tăng thuế TTĐB với trà, cà phê  thì có đáng không khi mở ra cũng chỉ thu thêm được vài nghìn tỷ? Cần phải hiểu rằng bản chất của thuế TTĐB là với các mặt hàng không khuyến khích tiêu thụ và chỉ có 1 số người sử dụng.

Tại sao năm nào thu ngân sách cũng trong tình trạng cuối năm căng thẳng nhưng rồi  vẫn vượt dự toán, thưa ông?

Điều này liên quan tới quy trình quản lý thu thuế. Người ta hay dồn lại, ví dụ thu theo quý thì sẽ dồn vào cuối năm, các trường hợp nợ thuế của các kỳ thu trước cũng sẽ được đốc thúc vào cuối năm. Vì thế, thông thường thời gian cuối năm luôn là thời gian bận rộn nhất của Thuế. Cuối năm khi các doanh nghiệp, ngân hàng quyết toán thì với thuế cũng vậy, người ta phải cấp tập thu để hoàn thành nhiệm vụ và trách nhiệm thuế trong năm.

Đến thời điểm cuối năm nếu khoảng cách của dự toán so với kế hoạch quá xa thì người ta sẽ tương ứng mức độ căng để hạ dự toán. Vì vậy, cuối năm thu thuế rất căng thẳng, nhưng rốt cuộc vẫn đạt, thậm chí còn vượt chỉ tiêu. Trong mấy năm trở lại đây thường xuyên có tình trạng đến khoảng giữa tháng 11 mà con số báo cáo thấp khá xa so với dự toán, nhưng cuối năm vẫn vượt dự toán. Tuy nhiên, con số vượt chỉ rơi vào khoảng 3-5%/năm, năm nay là 5,9%.

Về kết cấu thu, năm nay có 2 khoản thu vượt dự toán là khoản thu dầu thô và khoản thu xuất nhập khẩu. Như vậy, có một điểm không giải thích được là cả 3 khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, FDI và DNNN đến thời điểm cuối của năm báo cáo không đạt dự toán. Vậy tăng trưởng kinh tế do đâu, nhờ cái gì? Như vậy có phải tăng trưởng sẽ nằm ở khu vực ngoài doanh nghiệp?

Đến thời điểm 31/12/2017, Bộ Tài chính chỉ công bố tổng thu và số thu nội địa mà không công bố chi tiết nên khó xác định là thu từ đâu để đẩy tăng trưởng mạnh. Tháng 11 thì có thấy nói khoản thu tốt nhất là thu từ tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng khá lớn, khoảng 10% tổng thu ngân sách, nhưng các khoản thu còn đều kém. Tuy nhiên, vẫn không thấy những con số cụ thể giải thích cho sự tăng trưởng nêu trên.

Còn về phía chi ngân sách thì sao, thưa ông?

Năm nay Bộ Tài chính cũng không công bố số chi ngân sách và chỉ báo cáo tổng số thu vượt dự toán là 1.289 tỷ đồng và thâm hụt ngân sách giữ được dưới 3,5%. Vì thế, có thể tính ra thu ngân sách khoảng 174.300 tỷ, giảm khoảng 4.000 tỷ đồng so với số dự toán. Nếu cộng từ tổng thu với thâm hụt ngân sách thì thấy tổng chi ngân sách năm nay là vượt dự toán.

Tổng chi lại vượt dự toán trong bối cảnh chi đầu tư không hoàn thành kế hoạch, con số báo cáo đến 31/12 mới hoàn thành được 75,9% chi đầu tư. Như vậy, chi đầu tư không đạt dự toán, số chi trái phiếu chính phủ (TPCP) còn thấp hơn có 20% dự toán, như vậy năm 2017 chi thường xuyên đã vượt dự toán rất cao. Điều này cho thấy kỷ luật ngân sách đang rất có vấn đề và rất lỏng lẻo.

Một trong những vấn đề đáng nói năm 2017 mà ít ai để ý tới là chi trả nợ gốc năm nay đột nhiên tăng vọt. Trong khi năm ngoái chi trả nợ gốc chỉ khoảng 60.000 tỷ, năm nay đã lên đến 163.000 tỷ. Tuy nhiên, năm nay là năm đầu tiên chi trả nợ gốc không tính vào bội chi ngân sách, nên bội chi khá thấp, nhưng nếu cho cả chi trả nợ gốc vào thì bội chi năm nay sẽ tăng kỷ lục tương đương với năm 2009. Chi đầu tư năm nay cũng có điều đặc biệt là các bộ ngành đều không hoàn thành dự toán, trong đó hai địa phương đầu tàu là TP.HCM và Hà Nội thì chỉ có Hà Nội đạt dự toán, còn TP.HCM thì không.

Như vậy, có thể thấy năm nay chi thường xuyên cực lớn, trong đó có khoản chi trả nợ lãi góp phần khá lớn. Kết cấu ngân sách chi thường xuyên khoảng 65%, đầu tư khoảng 25% và trả nợ lãi khoảng 10%, thì bây giờ kết cấu thay đổi trả nợ lãi khoảng 15%, chi thường xuyên khoảng tầm 65%, thì chi đầu tư khoảng 20%, du di chủ yếu là do chi đầu tư sụt giảm, chi thường xuyên lên. Tuy nhiên, có thể năm 2017 kết cấu này sẽ thay đổi vì khi chi trả nợ gốc lớn, tăng vọt thì chi trả nợ lãi cũng sẽ có vấn đề.

Năm 2017, trong chi trả nợ gốc đột nhiên tăng vọt mà bản thân Bộ Tài chính không giải thích được tại sao tăng, khoản chi nào đến hạn và gốc là gốc nào. Bộ Tài chính cho biết bây giờ vay bù đắp thâm hụt thì 60% là trong nước, 40% là vay nước ngoài. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ