Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Chính phủ nói không với xin nới trần nợ công

Nhàđầutư
Câu chuyện nợ công, nới trần nợ công đang là chủ đề nóng trong các câu hỏi được đại biểu Quốc hội luôn tục đặt ra trong phiên họp chất vấn của Quốc hội sáng nay, 16/11.
ĐÌNH VŨ
16, Tháng 11, 2017 | 11:37

Nhàđầutư
Câu chuyện nợ công, nới trần nợ công đang là chủ đề nóng trong các câu hỏi được đại biểu Quốc hội luôn tục đặt ra trong phiên họp chất vấn của Quốc hội sáng nay, 16/11.

pho-thu-tuong-vuong-dinh-hue

 Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Chính phủ nói không với xin nới trần nợ công

Đại biểu Quốc hội đặt vấn đề nợ công tăng cao, áp lực trả nợ lớn, làm sao để vừa kiểm soát được tốc độ tăng nợ công, nhưng vẫn có được nguồn tiền để đầu tư phát triển?

Giải trình trước Quốc hội tại phiên chất vấn, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, nợ công tăng cao, áp lực trả nợ lớn và một trong những nhiệm vụ trọng tâm 2016 - 2020. Chúng ta vừa phải đảm bảo phát triển nhanh, bền vững mà phải giải quyết tồn tại nền kinh tế tích tụ nhiều năm. Đây là vấn đề nan giải đặt ra cho toàn hệ thống chính trị.

Trong bối cảnh này, nhiều chuyên gia khuyến cáo Chính phủ nghiên cứu trình Trung ương, Quốc hội nới trần nợ công để có thêm vốn cho đầu tư phát triển, đảm bảo quốc phòng an ninh... Chính phủ tính toán kỹ, và thấy rằng trần nợ công chỉ là một yếu tố, quan trọng là khả năng trả nợ. Tới cuối năm 2016 vay trả nợ nước ngoài đã vượt quá giới hạn cho phép 25%.

"Chính phủ nói không với xin tăng trần nợ công", Phó Thủ tướng khẳng định và cho biết, thay vào đó Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính lập đề án giải pháp cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, đảm bảo an toàn nợ công và Bộ Chính trị đã có riêng một Nghị quyết về vấn đề này...

Trả lời câu hỏi về nợ công, bội chi ngân sách, Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa nhận đúng là áp lực trả nợ của chúng ta đang rất lớn và tăng nhanh trong thời gian qua. Bộ Tài chính đã có nghị quyết về tái cơ cấu ngân sách và đảm bảo an toàn nợ công bền vững, trình Quốc hội ban hành NQ25 về kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm, theo đó, giới hạn các chỉ tiêu an toàn nợ công (trần không quá 65%; nợ nước ngoài không quá 50%). Thời gian vừa qua đã triển khaiq uyết liệt nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý nợ công. Hiện Quốc hội đang thảo luận và sẽ thông qua Luật nợ công sửa đổi. 

Như Quốc hội biết, từ 1/7/2017 chúng ta đã "tốt nghiệp" vay ODA, thời gian tới vay WB thì chủ yếu vay ưu đãi. Lúc này cần tập trung xây dựng vốn vay cho các dự án quan trọng.

Ngoài ra cần xác định rõ mức bội chi ngân sách và lộ trình cắt giảm bội chi. Năm nay bội chi 3,5%. 2018 là 3,8%. 2019 xuống 3,6% và 2020 xuống 3%. Chúng ta sẽ tiếp tục siết chặt bảo lãnh Chính phủ. Năm ngoái gần như Chính phủ không bảo lãnh thêm dự án nào, đặc biệt là dự án của doanh nghiệp. Có giải ngân các dự án đã bảo lãnh (trước). Hai ngân hàng chính sách, chỉ bảo lãnh cho phát hành ngang bằng số trả nợ, không phát hành số dư tăng thêm.

Một trong các giải pháp là có nghị quyết về kế hoạch tài chính 5 năm nên trong điều hành cần kiên quyết nghị quyết này, đặc biệt các chỉ tiêu về bội chi liên quan nợ công.

Việc giải ngân vốn ODA vay ưu đãi, hiện cũng đang kiên quyết trong giới hạn Quốc hội thông qua. Đúng là có vấn đề phát sinh nhưng đến năm nay là năm thứ 2 và năm thứ 3 (2018) vẫn trong kế hoạch 300.000 tỷ theo số Quốc hội đã thông qua. Một việc nữa là chú ý cân đối trả nợ đúng hạn

Ngoài ra cần tăng cường minh bạch, hoàn thiện khung đấu thầu thanh tra. Thời gian vừa qua các ngành, thanh tra kiểm toán, kể cả tài chính, các cấp đã vào cuộc và xử lý được một bước.

Tranh luận trong phiên chất vấn, ông Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) cho rằng: con số nợ công, sự kìm hãm sự tăng tốc tăng của nợ công không quan trọng bằng hiệu quả đầu tư công, bởi các con số chỉ là vỏ bọc, đầu tư hiệu quả mới là linh hồn. Theo đó, nợ công không xấu, nhưng đầu tư không hiệu quả mới xấu. Cụ thể, là trường hợp chúng ta đang bù lỗ cho 12 doanh nghiệp thua lỗ rất nhiều tiền của ngân sách.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ