Vốn vay ưu đãi cạn dần, Bộ Tài chính đưa phương án để "ngăn" nợ công vượt trần

Nhàđầutư
Bộ Tài chính vừa tổ chức họp báo giới thiệu về Nghị định cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây được coi là một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công trong tình trạng vốn vay ưu đãi cạn dần.
ĐÌNH VŨ
01, Tháng 06, 2017 | 09:59

Nhàđầutư
Bộ Tài chính vừa tổ chức họp báo giới thiệu về Nghị định cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây được coi là một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công trong tình trạng vốn vay ưu đãi cạn dần.

no-cong-viet-nam-tang-cao_281437948

 Vốn vay ưu đãi cạn dần, Bộ Tài chính đưa phương án để "ngăn" bội chi ngân sách vượt trần

Tại buổi họp báo, bà Nguyễn Xuân Thảo - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại cho biết: Trong giai đoạn 2004 - 2015, trong tổng số vốn ODA, vay ưu đãi được ký kết (khoảng 45 tỷ USD), số vốn vay dành cho các chương trình dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương khoảng 15,51 tỷ USD (chiếm 35%). Trong tổng số vốn vay cho chương trình dự án của địa phương, tỷ trọng vốn cấp phát còn lớn (92,2%); tỷ trọng cho vay lại còn hạn chế (7,8%).

Thực trạng này xuất phát từ đặc điểm của giai đoạn trước là các địa phương có nhu cầu đầu tư lớn để xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội nhưng phần lớn các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, trung ương phải trợ cấp.

Tuy nhiên, từ tháng 7/2017, Việt Nam không còn được vay vốn của Ngân hàng Thế giới (WB) theo điều kiện ODA, sau đó sẽ đến các đối tác phát triển khác, vì vậy Việt Nam phải chuyển sang sử dụng chủ yếu là nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay toàn bộ theo điều kiện thị trường.

Luật Ngân sách nhà nước 2015 (có hiệu lực thì hành từ năm ngân sách 2017) đã chính thức quy định quyền vay nợ của địa phương (thông qua các quy định về bội chi, hạn mức nợ...). Từ các yêu cầu của pháp luật Việt Nam và đòi hỏi của tình hình mới, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành Nghị định để quy định rõ về cơ chế cho vay lại đối với chính quyền địa phương.

Theo đó, vốn vay lại phải được trả nợ đầy đủ, đúng hạn từ nguồn ngân sách địa phương hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Khi UBND cấp tỉnh đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi, tỉnh phải xác định được cơ chế tài chính, tỷ lệ cho vay lại, hiệu quả dự án, khả năng trả nợ. 

Bà Thảo nhấn mạnh: Nghị định số 52 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với địa phương nhằm nâng cao tính chủ động của địa phương trong quản lý thực hiện dự án và góp phần quản lý hiệu quả nợ của địa phương, để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo khi Việt Nam không còn tiếp cận được với nguồn vốn vay ODA và chuyển sang vay theo điều kiện thị trường. 

Trả lời cho lo lắng về việc nợ công liệu có vượt trần, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng phòng Kế hoạch và Quản lý rủi ro, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho biết, Bộ Tài chính và Chính phủ sẽ có các biện pháp để tái cơ cấu ngân sách, nợ công để đảm bảo nợ công tất cả các năm không vượt quá 65% GDP.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ