[Gặp gỡ cuối năm] 'Cách thức tương tác giữa Nhà nước và người dân cần đàng hoàng, minh bạch hơn'

Nhàđầutư
Nhận định về hướng đi của Việt Nam trong thời gian tới, TS. Võ Trí Thành nói: "Trong một xã hội ngày càng đòi hỏi và đa dạng, thì cách thức tương tác, giao tiếp giữa nhà nước với người dân, giữa nhà hoạch định chính sách với thị trường càng cần phải đàng hoàng, minh bạch và có khả năng giải trình cao hơn".
NGUYỄN THOAN
15, Tháng 02, 2018 | 07:00

Nhàđầutư
Nhận định về hướng đi của Việt Nam trong thời gian tới, TS. Võ Trí Thành nói: "Trong một xã hội ngày càng đòi hỏi và đa dạng, thì cách thức tương tác, giao tiếp giữa nhà nước với người dân, giữa nhà hoạch định chính sách với thị trường càng cần phải đàng hoàng, minh bạch và có khả năng giải trình cao hơn".

TS-vo-tri-thanh

TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) 

2017 là năm nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều con số "kỷ lục", từ tăng trưởng GDP (đạt 6,81%, vượt kế hoạch đề ra là 6,7%) đếndự trữ ngoại hối, thị trường chứng khoán (vượt mốc 1.000 điểm)... Tuy nhiên, sau những thách tích trên, năm 2018, mục tiêu GDP của Chính phủ đề ra lại thấp hơn cả mục tiêu năm 2017, ở mức 6,5-6,7%. Vậy những thách thức nào làm chúng ta phải thận trọng hơn cho con số tăng trưởng năm 2018?

Để trả lời cho câu hỏi này, PV Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

Xin ông cho biết những khó khăn nào sẽ là thách thức với tăng trưởng Việt Nam năm 2018?

TS. Võ Trí Thành: Kinh tế thế giới thực sự đang trong "thời kỳ chuyển đổi" phát triển có tính cách mạng. Thách thức đối với thế giới những năm tới là làm sao có thể vừa duy trì đà phục hồi, vừa cải cách cơ cấu, lại vừa giảm thiểu rủi ro cũng như phí tổn của quá trình điều chỉnh. Đây là giai đoạn "quá độ" rất khó khăn. Phí tổn điều chỉnh ngắn hạn có thể cao, trong khi áp lực chu kỳ chính trị muốn thấy ngay lợi ích, có thể làm trì trệ cải cách cơ cấu đón bắt các xu hướng phát triển mới.

Vật lộn với thách thức trước mắt, song thế giới cần hơn là một tư duy mới về phát triển và một công cuộc cải tổ kinh tế sâu rộng, căn bản. Chúng ta càng nhận ra rằng phải thực sự thay đổi cách thức phát triển.

Về cơ bản, mô hình tăng trưởng truyền thống đã không còn thật phù hợp với đòi hỏi của thời đại. Gắn với mô hình tăng trưởng mới, cùng với việc nâng cao năng suất, phải là một cách hiểu mới, cách suy nghĩ mới: Thế nào là thực sự vì chất lượng cuộc sống của con người? Nó phải vượt qua khỏi cái thuần tuý chỉ là thu nhập đầu người, là sự gia tăng của cải, dù quan trọng, mà cần gắn với cả bộ ba tâm thức: trí tuệ hơn (và tính hợp lý trong ứng xử); "xanh" hơn (nền kinh tế bớt "nâu" hơn, bớt tận khai tài nguyên thiên nhiên); và thực hơn (bớt "bong bóng tài chính" hơn).

Việt Nam không nằm ngoài những vấn đề của thế giới, cả trong ngắn hạn và trong dài hạn, nhất là khi đã và đang chuyển sang thể chế kinh tế thị trường và hội nhập ngày càng sâu rộng. Là một nền kinh tế với mức độ mở cửa cao, cũng giống như nhiều nền kinh tế Đông Á, Việt Nam chịu tác động đáng kể, cả tích cực và tiêu cực, trước những biến động giá cả, thương mại, đầu tư, tài chính... trên thế giới.

Từ năm 2012, kinh tế vĩ mô Việt Nam đã có chuyển biến tích cực. Lạm phát giảm mạnh từ gần 20% năm 2011 xuống dưới 5% ba năm lại đây (3,5% năm 2017); tỷ giá VNĐ/USD tương đối ổn định, dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt mức kỷ lục gần 52 tỷ USD vào cuối năm 2017.

Nền kinh tế dần lấy lại đã tăng trưởng trên mức 6% (năm 2017 là 6,8%), dẫn dắt bởi công nghiệp chế biến, xuất khẩu và khu vực dịch vụ. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt hơn 210 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2016; khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng vào loại cao nhất ở châu Á; FDI giải ngân cao nhất từ trước đến nay, 17,5 tỷ USD; số doanh nghiệp đăng ký mới lên tới 127.000.

Niềm tin vào nền kinh tế Việt Nam với quy mô thị trường ngày càng lớn và là điểm kết nối hấp dẫn với kinh tế khu vực và thế giới được củng cố, tăng cường, nhiều cơ hội đầu tư kinh doanh. Nó cũng là kết quả của những nỗ lực, sự quyết liệt trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam những năm lại đây. Năm 2017, theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, chỉ số kinh doanh của Việt Nam tăng 14 bậc.

Song ổn định kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc. Tâm lý hoài nghi vẫn khá dai dẳng. Thâm hụt ngân sách vẫn cao (tính như trước đây vẫn khoảng trên dưới 6%). Những vấn đề nội tại của hệ thống tài chính ngân hàng, như nợ xấu, sự yếu kém của một số ngân hàng,... vẫn là nguy cơ gây bất ổn tài chính và kinh tế vĩ mô. Dù có cải thiện theo hướng tăng năng suất, nhưng mô hình tăng trưởng dựa vào tăng vốn và lợi thế so sánh tĩnh (chi phí lao động tương đối thấp,...) chậm thay đổi.

Tăng trưởng dựa ngày càng lớn vào khu vực FDI, trong khi mối liên kết với doanh nghiệp trong nước yếu và mức độ lan toả về công nghệ, kỹ năng từ FDI còn hạn chế. Quá trình tái cấu trúc nền kinh tế đã được đẩy mạnh hơn, nhất là đối với một số ngân hàng, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, song vẫn chưa được như mong đợi.

Vậy, liệu năm 2018 Việt Nam có đạt được mục tiêu GDP như mong đợi không, thưa ông?

TS. Võ Trí Thành: Kết quả phát triển năm 2017 là tiền để tốt cho năm 2018. Gần 50% doanh nghiệp trong một điều tra cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sang năm 2018 sẽ thuật lợi hơn. Chương trình cải tổ khu vực doanh nghiệp nhà nước đã rõ và sẽ được đẩy mạnh trên thực tế. Nghị quyết xử lý nợ xấu được Quốc hội thông qua tháng 7/2017 sẽ là cú hích đẩy nhanh xử lý nợ xấu. Đặc biệt, với tinh thần một Chính phủ "kiến tạo, liêm chính, hành động", bộ máy hành chính và môi trường đầu tư kinh doanh sẽ tiếp tục là trọng tâm của công cuộc cải cách.

Dù vậy, với độ mở cao với kinh tế khu vực và thế giới, việc cần đối giữa mục tiêu ổn định, phát triển bền vững và cải cách, Việt Nam đặt ra một cách khá thận trọng mục tiêu cho năm 2018 là tăng trưởng GDP 6,5-6,7%, lạm phát khoảng 4% (và xuất khẩu tăng trên dưới 10%). Theo nhiều dự báo và nhìn nhận của các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước, đây là mục tiêu khá thận trọng, nhưng cũng tương đối hợp lý và có tính khả thi.

Năm 21018, Việt Nam rất cần hài hoà câu chuyện tăng trưởng trong ngắn hạn và tăng cường nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô cũng như cải cách thể chế. Cùng với đó là việc cân bằng trong xử lý các vấn đề xã hội và phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế hoạt động tốt hơn nữa. Đây không chỉ là cách giúp tăng trưởng có chất lượng hơn, phát triển bao trùm hơn, mà còn tạo khả năng kháng cự tốt hơn với các cú sốc có thể có đối với nền kinh tế.

Nhìn tổng thể, những năm tới đây thực sự là thời khắc hệ trọng đối với tiến trình cải cách, phát triển của Việt Nam. Thách thức là vô cùng to lớn trong khi nguồn lực còn hạn chế. Đòi hòi xã hội lại rất cao.

Quyết tâm và ý chí chính trị là chưa đủ. Để tạo dựng và tăng cường lòng tin xã hội và thị trường, Việt Nam cần kiên trì, nhất quán với chính sách tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách thể chế và tái cấu trúc nền kinh tế một cách thực chất để đón bắt tốt hơn xu thế phát triển mới của thế giới và thời đại. Cùng với đó, trong một xã hội ngày càng đòi hỏi và đa dạng, thì cách thức tương tác, giao tiếp giữa nhà nước với người dân, giữa nhà hoạch định chính sách với thị trường càng cần phải đàng hoàng hơn, minh bạch hơn và có khả năng giải trình cao hơn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ