Tăng trưởng GDP và "bong bóng" bất động sản
Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng GDP tăng mạnh cộng với chính sách nới lỏng tín dụng đã dẫn đến "bong bóng" bất động sản giai đoạn 2007 và 2010. Ngược lại, GDP tăng trưởng thấp lại kéo theo nỗi lo thị trường đóng băng kéo dài.

Thị trường bất động sản 10 năm qua liên tục trải qua các cuộc khủng hoảng bong bóng và đóng băng. Ảnh: Thành Hoa
Trong phần đề xuất chính sách cho thị trường năm 2018, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) đã có bước đánh giá cuộc khủng hoảng cách đây 10 năm. Tổ chức này cho rằng GDP tăng mạnh cộng với chính sách nới lỏng tín dụng đã dẫn đến "bong bóng" bất động sản giai đoạn 2007 và 2010. Ngược lại, GDP tăng trưởng thấp lại kéo theo nỗi lo thị trường đóng băng kéo dài.
"Bong bóng" bất động sản năm 2007, 2010
HoREA nhìn nhận các cuộc khủng hoảng “bong bóng” bất động sản năm 2007, 2010 có thể bắt nguồn từ cú đúp tăng trưởng GDP cao và chính sách nới lỏng tín dụng. Cụ thể, tăng trưởng GDP năm 2007 đạt mức rất cao 8,48%, riêng TPHCM đạt tăng trưởng GRDP 12,6%, cao nhất trong 10 năm kể từ năm 1997. Giai đoạn này nhiều doanh nghiệp và người dân dễ kiếm tiền, và bất động sản là kênh đầu tư được lựa chọn để để kinh doanh, tích trữ, kể cả đầu cơ.
Trong khi đó, chính sách nới lỏng tín dụng, thậm chí cho vay dưới chuẩn khiến tăng trưởng tín dụng năm 2007 rất cao lên đến hơn 37%. Trong đó, phần rất lớn đổ vào bất động sản. Cùng với đó, thị trường xuất hiện rất nhiều nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp, môi giới, cò đất, đi đôi với các đợt sóng tăng giá bất động sản với tần số chóng mặt, có dấu hiệu có giới đầu cơ bất động sản cầm trịch các đợt sốt giá.
Riêng cuộc khủng hoảng "bong bóng" bất động sản năm 2010 có thể còn có thêm một nguyên nhân nữa là hệ quả của gói kích cầu đầu tư với quy mô tương đương 1 tỉ đô la Mỹ vào giữa năm 2009, mà trong đó, có thể có một phần đáng kể nguồn vốn này được đầu tư vào bất động sản mà không được kiểm soát chặt chẽ.
Thị trường "đóng băng" vào 2008-2009, 2011-2013
Cuộc khủng hoảng đóng băng cũng được thể hiện qua mối quan hệ hữu cơ giữa chỉ số tăng trưởng GDP và thị trường bất động sản. Tăng trưởng GDP giai đoạn này rất thấp, năm 2008 chỉ đạt 6,23%, năm 2009 đạt 5,32%.
Tương tự, tăng trưởng GDP năm 2011 chỉ đạt 5,89%, năm 2012 đạt 5,03%, sản xuất khó khăn, đình đốn, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, các tầng lớp dân cư bị giảm thu nhập. Đến năm 2013, tăng trưởng GDP mới bắt đầu phục hồi nhẹ, đạt 5,42%.
Khi thị trường bất động sản đang ở đỉnh của "bong bóng", Chính phủ đã dùng biện pháp hành chính bằng chính sách, thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ. Từ 1/10/2008, lãi suất cơ bản tăng lên 14%/năm, dẫn đến lãi suất cho vay lên đến 21-25%/năm, gây khó khăn rất lớn cho sản xuất kinh doanh.
Khi thị trường bất động sản quay trở lại đỉnh của "bong bóng" vào cuối năm 2010, Chính phủ tiếp tục dùng biện pháp hành chính bằng chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, "giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản".
Sau khi các chính sách trên được thực thi, ngay lập tức, thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng đóng băng từ tháng 3/2008 và từ tháng 2/2011. Ngành xây dựng bất động sản đã tăng trưởng âm năm 2008, thị trường bất động sản trầm lắng trong năm 2011 như nhận định, đánh giá của Chính phủ.
Đến năm 2012, nợ xấu bất động sản tăng lên 28.000 tỉ đồng, chiếm 13,5% tổng dư nợ bất động sản. Riêng tại TPHCM, nợ xấu là 4.125 tỉ đồng, chiếm 6,27%, tồn kho bất động sản lên đến 14.000 căn hộ (số liệu thống kê chưa đầy đủ vì mới chỉ tính trên 36/1.283 dự án bất động sản trên địa bàn thành phố).
Để giải quyết khó khăn của thị trường bất động sản, Chính phủ đã ban hành gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng, với lãi suất cho vay chỉ từ 5-6%/năm.
“Thực chất của chính sách tín dụng này là kích cầu tiêu dùng, khác hẳn với gói tín dụng kích cầu đầu tư 1 tỉ đô la Mỹ năm 2009, nên đã đạt được hiệu quả tích cực, góp phần giải quyết được một phần hàng tồn kho, nợ xấu, giúp thị trường phục hồi và tăng trưởng trở lại kể từ cuối năm 2013”, HoREA nhận định.
Giai đoạn 2018-2020
Năm nay, Chính phủ đã quyết tâm thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng GDP là 6,7%, cao hơn chỉ tiêu của Quốc hội đặt ra 6,5-6,7%. Nhiều ý kiến lo ngại GDP tăng trưởng mạnh có thể khiến thị trường bất động sản lặp lại kịch bản bong bóng như những năm 2007, 2010. Tuy nhiên, HoREA cho rằng thị trường bất động sản năm nay vẫn tiếp tục giữ được đà phục hồi và tăng trưởng ổn định, không có biến động lớn, nhờ sự điều chỉnh kịp thời về chính sách tín dụng, thuế của Nhà nước.
Trong năm qua, tín dụng vào bất động sản đã được thắt chặt theo lộ trình của Thông tư 06/2016/TT-NHNN. Tăng trưởng tín dụng năm 2017 có thể đạt khoảng 19% tăng nhẹ so với năm 2016 (tăng trưởng 18,71%). Mặt bằng lãi suất cho vay giữ được tương đối ổn định, lãi suất phổ biến đối với doanh nghiệp bất động sản trong khoảng 9-11%/năm. Trong đó, tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực xây dựng bất động sản giảm nhẹ, chỉ chiếm 15,8% tổng dư nợ tín dụng, trong khi năm 2016 đạt 17,1%.
Mặc dù Chính phủ đã có Nghị quyết 46/NQ-CP chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước "xem xét, đề xuất chính sách tín dụng hỗ trợ tiêu dùng, nhà ở", tuy nhiên, do đang thực hiện lộ trình hạn chế dần tín dụng vào thị trường bất động sản theo Thông tư 06/2016, nên doanh nghiệp bất động sản vẫn rất khó tiếp cận nguồn tín dụng mới.
Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi Thông tư 06/2016 theo hướng giữ tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn ở mức 50% như hiện nay. Trong trường hợp bất khả kháng, để đảm bảo an toàn hệ thống và thực hiện tái cấu trúc các tổ chức tín dụng thì đề nghị giảm về mức 45% và áp dụng kể ngày 1/1/2018 như dự thảo sửa đổi Thông tư.
Thuế cũng được xem là công cụ hàng đầu điều tiết thị trường. Để khuyến khích thị trường tăng trưởng thì hiệp hội cho rằng nên áp dụng thuế suất thấp đánh trên thu nhập cho chuyển nhượng bất động sản.
Tuy nhiên, khi thị trường có dấu hiệu bong bóng thì áp dụng thuế suất cao, kể cả áp dụng thuế suất cao khi chuyển nhượng bất động sản sau khi tạo lập trong năm đầu tiên. Hiệp hội đồng ý với các kiến nghị trước đó của Bộ Tài chính về đánh thuế nhà thứ 2 trở đi, nhà mua đi bán lại trong một năm. Tuy nhiên, theo cơ quan này, thị trường bất động sản đang chững lại nên đề xuất đánh thuế nên có lộ trình đến khoảng năm 2020-2021.
“Khi Nhà nước điều tiết bằng các công cụ đòn bẩy, các công cụ kinh tế như thuế, chính sách tín dụng, công cụ về quy hoạch, kế hoạch, chính sách kích cầu mà trọng tâm là kích cầu tiêu dùng, thì hiệu quả công tác quản lý nhà nước đạt hiệu quả tích cực. Biện pháp hành chính chỉ nên sử dụng để đối phó với các trường hợp bất khả kháng mà thôi”, hiệp hội này nhận định.
Theo The Saigontimes
- Cùng chuyên mục
Bức tranh tươi sáng - Triển vọng đầy hứa hẹn của ngành điện năm 2025
Ngành điện Việt Nam năm 2025 dự báo tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu tiêu thụ điện bùng nổ, trong khi nguồn cung chưa theo kịp. Nhiều doanh nghiệp đầu ngành như GEG, PC1, REE, HDG đứng trước cơ hội bứt phá lợi nhuận.
Đầu tư thông minh - 12/05/2025 12:23
TikTok Việt Nam mở lớp đào tạo pháp lý, quảng cáo TMĐT cho doanh nghiệp, nhà bán hàng
TikTok Việt Nam và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) kỳ vọng tạo dựng hệ sinh thái TMĐT lành mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển mạnh mẽ hơn trong kỷ nguyên số.
Công nghệ - 12/05/2025 10:53
Dự án sân bay Long Thành vừa được điều chỉnh những gì?
Bộ Xây dựng đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) với diện tích sử dụng đất khoảng 5.000ha.
Đầu tư - 12/05/2025 10:44
Nghệ An 'thúc' mặt bằng trạm dừng nghỉ 340 tỷ trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An yêu cầu trong tháng 5 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng trạm dừng nghỉ cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Đầu tư - 12/05/2025 09:22
Sáp nhập Bình Định - Gia Lai, bất động sản Quy Nhơn 'tăng nhiệt'
Thông tin về việc sáp nhập hai tỉnh Bình Định và Gia Lai đã tạo cú hích mạnh mẽ cho thị trường bất động sản tại TP. Quy Nhơn, khiến giá đất và lượng giao dịch tăng vọt chỉ trong thời gian ngắn.
Đầu tư - 12/05/2025 07:32
'Ông lớn' dầu khí Nga cùng PVN xây dựng chuỗi cung ứng khí hóa lỏng tại Việt Nam
Zarubezhneft và PVN cũng đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai các dự án năng lượng tái tạo như điện gió ngoài khơi và hydrogen xanh.
Đầu tư - 12/05/2025 06:45
Đà Nẵng tìm nhà đầu tư Phòng thí nghiệm vi mạch bán dẫn 1.800 tỷ
Dự án Phòng thí nghiệm phục vụ sản xuất công nghệ đóng gói tiên tiến cho vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng có vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng. Dự án hướng đến việc nghiên cứu, phát triển vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.
Đầu tư - 12/05/2025 06:45
Một doanh nghiệp nước ngoài muốn mua vốn góp tại ABC Nghệ An
Sở Nông nghiệp và Môi trưởng tỉnh Nghệ An đề nghị làm rõ việc công ty TEXPLUS LIMITED đăng ký mua phần vốn góp vào CTCP ABC Nghệ An.
Đầu tư - 11/05/2025 16:26
Huế sẽ thu về gần 2.000 tỷ đồng từ đấu giá đất trong năm 2025
TP. Huế sẽ tổ chức đấu giá 92 lô đất, khu đất với tổng diện tích gần 87.400 m2, dự kiến thu về khoảng 1.942 tỷ đồng.
Đầu tư - 11/05/2025 15:17
Đón cơ chế đặc thù, đặc biệt cho đầu tư đường sắt
Nếu được Quốc hội thông qua, bộ cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt về đầu tư hạ tầng đường sắt sẽ tạo ra bước tiến thần tốc trong việc triển khai các đại dự án đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị với tổng vốn lên tới hơn 5,5 triệu tỷ đồng.
Đầu tư - 11/05/2025 15:16
Lối mở cho các dự án chậm tiến độ ở Khu kinh tế Dung Quất
Hiện nay tại Khu kinh tế (KKT) Dung Quất và các khu công nghiệp (KCN) Quảng Ngãi có 12 dự án chậm tiến độ; trong đó, có 7 dự án chưa được giao đất, cho thuê đất.
Đầu tư - 11/05/2025 15:16
Chuyện chưa kể về 2 nhà máy sữa, đồ uống đạt trung hoà carbon của Tập đoàn TH
2 nhà máy của Tập đoàn TH tại Nghĩa Đàn, Nghệ An là 2 nhà máy đầu tiên được Control Union trao chứng nhận trung hòa carbon tại Việt Nam.
Đầu tư - 11/05/2025 08:42
Nghệ An hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững
Trong định hướng phát triển của tỉnh Nghệ An, khu vực FDI đóng vai trò rất quan trọng, nhất là thúc đẩy tăng trưởng, xuất khẩu, đóng góp thu ngân sách và giải quyết việc làm. Trong thời tới, tỉnh này sẽ tập trung ưu tiên thu hút FDI theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả.
Đầu tư - 11/05/2025 08:42
Loạt nhà máy điện gió nghìn tỷ sắp được Bình Định đấu thầu chọn nhà đầu tư
Bình Định vừa bổ sung 22 khu đất sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; trong đó, 8 khu đất sẽ được xây dựng nhà máy điện mặt trời, điện gió và điện địa nhiệt…
Đầu tư - 10/05/2025 15:54
Đà Nẵng nghiên cứu lấn biển, làm đường sắt đô thị nối Quảng Nam
Đà Nẵng lập hai tổ công tác nghiên cứu lấn biển tại vịnh Đà Nẵng và nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt đô thị nối Quảng Nam.
Đầu tư - 10/05/2025 15:53
Nhiều tập đoàn hàng đầu sẽ tham dự Diễn đàn Hợp tác công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo Việt Nam – Áo 2025
Sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 16/5 tới tại Vienna (Áo) với sự tham dự của các tập đoàn hàng đầu về công nghệ cao và đổi mới sáng tạo của Áo và Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Diễn đàn này được tổ chức tại châu Âu.
Đầu tư - 10/05/2025 12:41
- Đọc nhiều
-
1
Đề nghị Bộ Công an tiếp nhận sai phạm tại KCN Thốt Nốt
-
2
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
-
3
Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'
-
4
Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng
-
5
35 dự án ở Quảng Nam nợ hơn 2.000 tỷ tiền sử dụng đất, thuê đất
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago