Lạ lẫm đất nước Uzbekistan: Là mỏ vàng thế giới nhưng GDP chưa bằng 1/3 Việt Nam
Nằm trên vành đai vàng Trung Á, Uzbekistan là quốc gia sở hữu tài nguyên thiên nhiên bậc nhất thế giới. Tuy nhiên, một phần ba người dân ở quốc gia này vẫn sống dưới mức nghèo khổ.
Đối thủ của U23 Việt Nam trong trận chung kết tới đây sẽ là U23 Uzbekistan, một đội bóng mạnh mẽ đến từ quốc gia Trung Á đã "đè bẹp" tuyển Hàn Quốc với tỷ số 4-1 trong trận bán kết U23 Châu Á 2017.
Với nhiều người Việt Nam, Uzbekistan vẫn là một quốc gia khá lạ lẫm.
Vương miện của Trung Á
Cộng hòa Uzbekistan là một quốc gia không có đường bờ biển, nằm kín trong lục địa Trung Á, trước kia từng là một phần của Liên bang Xô Viết.
Uzbekistan có diện tích 447.400 km2. Đây là nước lớn thứ 56 trên thế giới. Nước này có chung biên giới với Kazakhstan ở phía tây và phía bắc, Kyrgyzstan và Tajikistan ở phía đông, và Afghanistan cùng Turkmenistan ở phía nam.
Là quốc gia đông dân nhất vùng Trung Á, Uzbekistan có khoảng 33 triệu người, trong đó 81,1% là người Uzbek, 5,4% là người Nga.

Một kiến trúc cổ ở thủ đô Tashkent.
Vùng đất được mệnh danh là "vương miện của Trung Á" này nổi tiếng với những hoang mạc và thảo nguyên mênh mông bất tận, những đền thờ Hồi giáo bằng đá uy nghi…
Trong thời kỳ cổ đại, Samarkand, cố đô của Uzbekistan, là một trọng điểm thương mại nổi tiếng với lối kiến trúc mãn nhãn. Nhiều người còn nhận xét Samarkand chính là “thiên đường giữa hạ giới”.
Nhờ vị trí nằm trên con đường tơ lụa, Uzbekistan từng có một thời gian dài là điểm giao lưu thương mại sôi động của nhiều nền văn hóa trong quá khứ.Suốt 20 năm qua, đất nước này đã nỗ lực tìm lại thời vàng son thông qua rất nhiều hoạt động quảng bá giá trị văn hóa, kiến trúc, tôn giáo… độc đáo của mình.
Khi mùa thu đến, thủ đô Tashkent lại tưng bừng với Hội chợ Du lịch Quốc tế Tashkent (Tashkent International Tourism Fair – TITF). Đây là diễn đàn du lịch lớn nhất ở khu vực Trung Á, thu hút các hãng hàng không và lữ hành từ gần 30 nước trên thế giới.

Tại Uzbekistan, đàn ông không được bắt tay phụ nữ.
Ở Uzbekistan, đàn ông sẽ chỉ được bắt tay với những người đàn ông khác. Với phụ nữ, chào hỏi bằng cách cúi đầu rồi đặt tay phải lên vị trí trước ngực (tại trái tim).
Khi tới Uzbekistan du lịch, du khách nữ được lưu ý cần ăn mặc kín đáo khi tới thăm các điểm du lịch tôn giáo như thánh đường của người Hồi giáo, tránh mặc hở hang có thể gặp rắc rối.
Ngoài ra, trước khi nhập cảnh, du khách không được mang theo các tài liệu chứa nội dung khiêu dâm, không mang thuốc chứa codeine. Dù thành phần này có trong thuốc giảm đau và giảm ho nhưng với người Uzbekistan, codeine được coi như một loại chất cấm.
Trước đó, vào tháng 12/2017, Ủy ban Du lịch Uzbekistan đã giới thiệu visa du lịch mới có giá trị trong 30 ngày. Động thái này được đưa ra nhằm "giảm thiểu những rắc rối của du khách gặp phải khi visa ngắn hạn". Trước đó, quốc gia này chỉ có 2 loại visa du lịch trong 7 ngày và 15 ngày. Cùng việc gia hạn thời gian, phí visa cũng được giảm tới 30%, từ 60 USD xuống 40 USD.
Trong nửa đầu năm 2017, lượng visa cấp cho khách nước ngoài tới thăm Uzbekistan đạt con số hơn 51.000, tăng 12 % so với cùng kỳ năm trước. Chính phủ đất nước Trung Á này đang tiến hành chiến dịch quy mô lớn nhằm thu hút khách nước ngoài.
GDP chưa bằng 1/3 Việt Nam
Uzbekistan là quốc gia có nguồn tài nguyên dầu khí phong phú. Năm 2006, quốc gia này sản xuất 114.000 thùng dầu mỗi ngày, dù sản lượng vào năm 2016 giảm xuống một nửa theo xu thế giảm giá dầu. Uzbekistan cũng xuất khẩu hơn 10 tỷ mét khối khí đốt sang các nước láng giềng mỗi năm, thu về nguồn lợi quan trọng cho nền kinh tế.
Với trữ lượng vàng dồi dào, Uzbekistan đã trở thành nước sản xuất vàng nhiều thứ 10 trên thế giới. Từ năm 2000 đến nay, sản lượng vàng của Uzbekistan luôn trong trạng thái duy trì ổn định. Nước này đã phát hiện khoảng 2.100 tấn vàng.

Một trong những mỏ vàng lớn nhất thế giới nằm tại Uzbekistan.
Đặc biệt, đất nước này có mỏ vàng Muruntau thuộc sa mạc Kyzylkum là một trong những mỏ vàng lộ thiên lớn nhất thế giới. Mỏ vàng này đóng góp khoảng 70% sản lượng vàng của Uzbekistan.
Mặc dù được mệnh danh là "mỏ vàng của thế giới" thế nhưng Uzebekistan vẫn có thu nhập bình quân đầu người ở mức thấp.
Năm 2017, theo tính toán của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tổng GDP danh nghĩa của Uzbekistan đạt 68,324 tỉ USD, chưa bằng 1/3 so với con số 215,829 tỉ USD của Việt Nam
Mức lương trung bình của người dân ở đây chỉ là 222 USD, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 40%, một phần ba người dân sống dưới mức nghèo khổ.
Dù vậy, trong hơn 25 năm qua, kinh tế Uzbekistan đã phát triển ở tốc độ cao, với giai đoạn kỷ lục đạt 9,8%. Năm 2016 là lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia này tụt khỏi mức 8%, xuống còn 5,3%.
Đa phần tăng trưởng GDP Uzbekistan xuất phát từ giá cả cao của những loại hàng xuất khẩu quan trọng, đặc biệt là vàng, bông và khí gas. Mặc dù đang giảm dần sự phụ thuộc vào nông nghiệp, Uzbekistan vẫn là quốc gia xuất khẩu bông lớn thứ 5 thế giới, trong khi phát triển đồng thời các nguồn tài nguyên khoáng sản, dầu mỏ và vàng.
Đầu tư mạnh cho bóng đá
Bóng đá là môn thể thao được yêu thích nhất ở quốc gia này và nó cũng nhận được sự đầu tư rất lớn từ các ông bầu, đặc biệt là các trùm dầu khí giàu có.
Ảnh hưởng của các tài phiệt dầu khí với nền bóng đá Uzbekistan được thể hiện rất rõ đối với trường hợp của Bunyodkor, "siêu câu lạc bộ" nổi bật bậc nhất lịch sử bóng đá thế giới có trụ sở ở thủ đô Tashkent.
Được thành lập vào năm 2005, câu lạc bộ non trẻ này từng gây chấn động làng bóng đá thế giới vào năm 2008 khi tuyên bố mời các ngôi sao thế giới như Samuel Eto'o, Rivaldo tới chơi cho mình bằng các hợp đồng "khủng".

Bóng đá Uzbekistan nhận được đầu tư mạnh từ các ông trùm dầu khí.
Với các hợp đồng khủng như vậy, câu lạc bộ non trẻ Bunyodkor trở thành á quân giải vô địch Uzbekistan năm 2007 và đi tới trận bán kết giải vô địch câu lạc bộ châu Á (AFC Champions League) 2008. Họ giành siêu cúp Uzbekistan vào năm 2014, 5 lần vô địch giải Oliy Liga của nước này từ năm 2008 đến 2013.
Ước mơ của đội bóng này là trở thành đối thủ của Manchester United, hoặc thậm chí vượt qua cả Barcelona để trở thành nhà vô địch mới của giải đấu vô địch thế giới các câu lạc bộ FIFA.
"Ông trùm" đứng sau Bunyodkor được cho là Miradil Djalalov, chủ tịch tập đoàn Zeromax ở Thụy Sĩ đang sở hữu công ty tư nhân lớn nhất ở Uzbekistan. Tập đoàn này hoạt động chính trong lĩnh vực dầu khí và bông, có mạng lưới trạm xăng dầu phủ rộng toàn quốc.
Trong những năm gần đây, bóng đá Uzbekistan luôn nằm trong top 10 nền bóng đá hàng đầu châu Á. Năm 2014, đội tuyển quốc gia nước này suýt dự World Cup khi chỉ còn cách tấm vé đến Brazil hai trận đấu.
U23 Việt Nam sẽ gặp U23 Uzbekistan ở trận chung kết U23 châu Á vào 15h ngày 27/1 tới tại sân vận động Olympic Thường Châu (Trung Quốc). Cũng giống như U23 Việt Nam, U23 Uzbekistan càng đá càng cho thấy sức mạnh đáng nể. Trên con đường tiến vào trận chung kết, họ cuốn phăng cả đương kim vô địch và đương kim á quân của U23 châu Á.
Năm 2017 là năm Việt Nam và Uzbekistan kỷ niệm 25 thiết lập quan hệ ngoại giao (17/1/1992 – 17/1/2017). Quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Uzbekistan đã đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng. Kim ngạch thương mại song phương năm 2016 đạt 37,4 triệu USD, tăng hơn 2 lần so với năm 2012.
Trong những năm gần đây, Uzbekistan là một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu sang nước bạn các sản phẩm nông sản nhiệt đới như chè, cà phê, cao su; hàng thủ công, may mặc, điện tử. Uzbekistan xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng gồm bông vải, kim loại màu, phân bón, phụ tùng máy móc.
- Cùng chuyên mục
[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới
Trong suốt nhiều năm qua, phát triển nhà ở xã hội luôn là một chủ trương đúng, mang đậm tính nhân văn, nhưng lại triển khai rất chật vật. Nguyên nhân không chỉ nằm ở thiếu vốn hay vướng mắc về quỹ đất, mà sâu xa hơn là thiếu một thể chế đủ cởi mở, đủ khích lệ để khu vực tư nhân thật sự nhập cuộc.
Sự kiện - 07/06/2025 10:30
Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng
Ban Bí thư đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Ngọc Thuận, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Sự kiện - 06/06/2025 20:23
Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD
Tiếp tục chuyến công tác ở Mỹ, phái đoàn do Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đã ký các thỏa thuận hợp tác thương mại nông sản trị giá 600 triệu USD.
Sự kiện - 06/06/2025 06:45
'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'
Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tiếp thu, bổ sung nhiều hành vi nghiêm cấm dữ liệu cá nhân trong đó có cấm mua, bán.
Sự kiện - 05/06/2025 14:21
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Sự kiện - 05/06/2025 08:43
Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Báo VietNamNet về trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Sự kiện - 04/06/2025 18:48
Thủ tướng: Vướng về thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'
Với các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát phải tháo gỡ, "khó mấy cũng phải tháo gỡ", để biến thể chế thành lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, dành thêm hơn 20.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ ít nhất 3% ngân sách cho khoa học công nghệ.
Sự kiện - 04/06/2025 14:34
Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?
Bám sát mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030, các chuyên gia vừa đưa ra nhận định về các kịch băn tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045.
Sự kiện - 04/06/2025 10:43
[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'
"Việc xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh mang nhiều ý nghĩa quan trọng như tăng tính minh bạch và công bằng trong quản lý thuế", Phó cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn nhận định.
Sự kiện - 04/06/2025 08:56
Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã bổ sung một số tiêu chí cụ thể làm định hướng cho việc thành lập đơn vị này, đồng thời giúp phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Sự kiện - 03/06/2025 17:54
Thủ tướng: Lập quỹ Nhà ở quốc gia ngay trong tháng 6
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng chủ trì với các bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, cắt giảm thủ tục rườm rà liên quan tới nhà ở xã hội; chủ trì nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ thành lập Quỹ nhà ở quốc gia, hoàn thành trong tháng 6.
Sự kiện - 03/06/2025 07:04
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý tài sản sau sắp xếp
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện phương án xử lý tài sản sau sắp xếp, tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.
Sự kiện - 02/06/2025 12:00
Tiêu chí nào để lựa chọn tư nhân làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?
Một số chuyên gia cho rằng, bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào đáp ứng được các tiêu chí: Công nghệ, kỹ thuật; năng lực tài chính và phương án huy động tài chính khả thi; năng lực quản trị và vận hành; khả năng kiểm soát rủi ro, đều có thể làm dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Sự kiện - 01/06/2025 08:38
Nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện Quỹ Nhà ở quốc gia
Một số chuyên gia, doanh nghiệp kiến nghị có thể sử dụng những dự án nhà ở tái định cư hoặc loại hình khác nhưng chưa triển khai, chưa sử dụng hiệu quả, để làm NOXH.
Sự kiện - 31/05/2025 10:05
[Cafe Cuối tuần] Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Phép thử lớn cho doanh nghiệp tư nhân Việt
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đang được xem là một trong những công trình hạ tầng giao thông chiến lược, mang tính bước ngoặt trong lịch sử phát triển quốc gia. Với tổng vốn đầu tư hàng chục tỷ USD và yêu cầu kỹ thuật, công nghệ khắt khe, đây không chỉ là một dự án giao thông đơn thuần, mà còn là phép thử về năng lực quản trị, phối hợp đa ngành, đa cấp, khả năng huy động nguồn lực và đặc biệt là niềm tin vào sức bật của kinh tế tư nhân Việt Nam.
Sự kiện - 31/05/2025 08:30
Bộ VHTTDL công bố, trao quyết định bổ nhiệm cán bộ
Chiều 30/5 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã chủ trì buổi Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm cán bộ.
Sự kiện - 31/05/2025 08:01
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 2 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 2 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago