TS. Võ Trí Thành: CPTPP - chiếc bánh to ra và ai cũng có phần!
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được ký kết và sẽ chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2019. Việt Nam là thành viên tích cực tham gia xây dựng và thúc đẩy hiệp định này ngay từ những ngày đầu. Vậy ta "được" và "mất" gì khi CPTPP đi vào thực tiễn?

TS. Võ Trí Thành, Chuyên gia Kinh tế, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Việt Nam về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được 11 nước tham gia hoàn tất việc ký kết vào ngày 8/3/2018 tại Chile mà không có Mỹ. 11 nước tham gia là: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Trong đó Việt Nam là thành viên tích cực từ khi CPTPP còn là hiệp định TPP. Vậy đâu là những thuận lợi và thách thức mà Việt Nam sẽ có hoặc phải đổi mặt sau khi ký kết CPTPP? Để trả lời vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc gặp gỡ với TS. Võ Trí Thành, Chuyên gia Kinh tế, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Việt Nam về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương.
Xin ông cho biết, với CPTPP Việt Nam "được" và "mất" gì?
TS. Võ Trình Thành: CPTPP vẫn giữ được hồn cốt của một hiệp định thương mại chất lượng cao. Chất lượng cao không chỉ thể hiện ở mức độ mở cửa sâu rộng mà còn là những đòi hỏi thay đổi chính sách, cải cách "sau đường biên giới" liên quan tới trí tuệ, thương mại điện tử, tiêu chuẩn lao động, môi trường xanh hơn, mua sắm chính phủ, cạnh tranh...
CPTPP phần nào bắt nhịp được xu thế mới về thương mại, đầu tư, từ thương mại điện tử, dịch chuyển số, tới tiêu chuẩn lao động cao hơn, môi trường đòi hỏi xanh hơn. CPTPP khẳng định về một xu thế chủ đạo của thế giới là "hội nhập", liên kết tự do thương mại khu vực, thế giới trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang lên cao.
Việt Nam là một thành viên tích cực, có trách nhiệm với CPTPP từ trước đó và tới sau này để đạt tới ký kết. Điều này nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. Chúng ta cũng ghi tên mình vào danh sách những thành viên đầu tiên của CPTPP, nghĩa là chúng ta sẽ có quyền tạo ra luật chơi cho những người đến sau và hưởng lợi từ việc là thành viên của hiệp định này.
Cái lợi rõ nét và dễ dàng nhìn thấy nhất là yêu cầu về cải cách. CPTPP sẽ là chất xúc tác tạo bước ngoặt về thể chế cho Việt Nam, dù đây vốn là yêu cầu tự thân của Chính phủ hiện tại. CPTPP sẽ tác động trực tiếp tới thương mại, đầu tư, dịch vụ và Việt Nam là nước được hưởng lợi hơn cả. Hiệp định này tạo không gian chơi tốt hơn, qua đó ta học hỏi được nhiều từ những nước phát triển. Không gian mở không chỉ tạo cơ hội về cạnh tranh, tiếp cận thị trường mà còn là việc bắt nhịp được xu thế mới.
Với dòng thương mại lớn hứa hẹn từ CPTPP sẽ kéo theo sự phát triển của đầu tư. Chơi với nhiều đối tượng hơn, mối quan hệ mở rộng, chúng ta sẽ được hưởng lợi nhiều hơn vì có quyền lựa chọn. Cùng với đó là yêu cầu về cải cách môi trường kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, để hấp dẫn hơn, thu hút đầu tư, tạo sân chơi, kết nối tốt hơn cho doanh nghiệp cả trong nước và nước ngoài. Cải cách sẽ tạo dựng môi trường đầu tư minh bạch và cạnh tranh, qua đó không chỉ hấp dẫn đầu tư, mà còn tạo nền tảng phân bổ các nguồn đầu tư hiệu quả, dù đó là vốn trong nước hay vốn nước ngoài.
Còn "mất" thì sao, thưa ông?
TS. Võ Trí Thành: Hãy sòng phẳng với nhau, "cơ hội nào mà chẳng cần có chi phí". Đó là quy luật của thị trường, chúng ta muốn được cái gì cũng phải bỏ ra một chi phí nhất định. Với trường hợp Việt Nam và CPTPP chi phí đó là bỏ thời gian để học hỏi, để đáp ứng những tiêu chuẩn, yêu cầu của hiệp định chung. Tuy nhiên, việc "bỏ" này cái lợi nhìn thấy lớn hơn chi phí. Sẽ có những ngành vì không cạnh tranh được mà thua thiệt, như chăn nuôi, sản xuất ô tô. Nhưng với chăn nuôi chúng ta đã có điều khoản giữ tới 10 năm nữa thuế suất mới bằng 0%. Còn với sản xuất ô tô thì họ vẫn chấp nhận chơi, có thể vì đó là xu hướng mới.
Cùng với đó, nhìn vào cơ hội kinh doanh không chỉ nhìn vào thuế suất mà phải thấy rằng chúng ta sẽ được phụ vụ, tiếp xúc với thị trường rộng lớn hơn. Đó là cơ hội phát triển của ngành logistics, cơi hội của dịch vụ kết nối, hỗ trợ. Để đáp ứng trò chơi mới, thương mại điện tử liên quan tới IT sẽ phát triển, môi trường sẽ phát triển theo hướng xanh hơn và người ta cũng tin tưởng hơn vào sự phát triển lâu dài, bền vững.
Với không gian chơi, môi trường chơi, yêu cầu chơi mới đầy tính cạnh tranh, ai không thích ứng được thì tất yếu sẽ thua. Chúng ta không thể tham lam và đòi được tất. Nhưng nhìn về tổng thể, Việt Nam sẽ có lợi, cái lợi không phải là những con số tuyệt đối mà nó là tương đối. Ví dụ như GDP sẽ tăng cao hơn các nước khác, chúng ta tăng thêm 1,5 thì nhiều nước không tham gia CPTPP chỉ tăng thêm 0,9 chẳng hạn. Hoặc sẽ có thay đổi lớn về mức tăng trong xuất khẩu khi hiệp định này có hiệu lực.
Nói vậy thì 10 nước còn lại tham gia CPTPP, cũng sẽ giống Việt Nam, đều sẽ được hưởng lợi và không ai bị thiệt?
TS. Võ Trí Thành: Đúng là như vậy. Đó là cái lạ, cái khó hiểu của CPTPP, 11 nước tham gia đều sẽ có lợi và không ai bị thiệt. Bởi vì, cái bánh có thể to ra và ai cũng có phần; và vì phân bổ nguồn lực trong chiếc bánh ấy sẽ hiệu quả hơn. Chúng ta sẽ đi làm những thứ mà chúng ta có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh, không như trước đâym khi đóng cửa thì một mình chúng ta làm tất. Cũng vì thế mà năng suất lao động sẽ cao hơn, chúng ta sẽ được trả công xứng đáng hơn cho những gì chúng ta giỏi.
Đó cũng là ý nghĩa của mở cửa. Mở cửa là để có không gian chơi rộng lớn hơn, nhiều lựa chọn hơn và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn.
Trên lý thuyết thì là như vậy, nhưng yêu cầu về cải cách khó mà làm được trong một sớm một chiều, vậy những thách thức nào đang đợi Doanh nghiệp, Chính phủ Việt Nam phía trước, thưa ông?
Với Chính phủ, cải cách hiện nay của không còn là "tự thân" như vào đầu những năm 1990, mà đã tương tác mạnh hơn nhiều với tiến trình hội nhập. Trong khi đó, Việt Nam vẫn còn là một nền kinh tế chuyển đổi, trình độ phát triển thấp, và vì vậy, thấy khoảng cách giữa đòi hỏi của hội nhập hiện nay (nhất là TPP, VN-EU FTA,..) và năng lực đáp ứng thực tế của Việt Nam là không hề nhỏ. Chính vì vậy, Chính phủ phải hết sức nỗ lực cải cách, xây dựng chính sách theo hướng: Hài hoà, hoàn thiện, thúc đẩy tinh thần kinh doanh, tạo dựng hình ảnh nhà nước pháp quyền; giảm thiểu phí tổn điều chỉnh và chủ động liên kết, hợp tác.
Với doanh nghiệp điều “cốt lõi” là phải xem kinh doanh là cái “Nghiệp”, và gắn sứ mệnh đó với học hỏi cách thức kinh doanh trong bối cảnh mới. Một là học tìm kiếm cơ hội kinh doanh; Hai là học kết nối cùng chấp nhận cạnh tranh; Ba là học cách huy động vốn; Bốn là học quản trị sụ bất định thông qua việc hiểu và sử dụng hiệu quả các công cụ phòng chống rủi ro, “biến cái bất định thành cái xác định” (như công cụ phái sinh; bảo hiểm); Năm là học đồng hành với chính phủ; Cuối cùng, sáu là học “đối thoại pháp lý”.
Xin cảm ơn ông!
- Cùng chuyên mục
Thêm 2 cổ phiếu chuẩn bị rời sàn HoSE
Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, cổ phiếu PSH và KPF bị HoSE đưa ra quyết định xem xét hủy niêm yết bắt buộc.
Tài chính - 15/06/2025 08:10
Phú Tài giữ mức cổ tức 25% năm thứ hai
CTCP Phú Tài sẽ chi hơn 100 tỷ đồng để trả cổ tức còn lại năm 2024. Với việc đã tạm ứng 10% trước đó, tổng cổ tức doanh nghiệp chi trả đạt 25% và năm thứ hai duy trì tỷ lệ này.
Tài chính - 14/06/2025 11:52
Đầu tư thế nào trong bối cảnh chứng khoán có nhiều biến động?
Sau một giai đoạn phục hồi tốt từ phiên "đáy" của năm 2025 (9/4/2025), VN-Index trong giai đoạn gần đây đang rơi vào trạng thái điều chỉnh với 6/8 phiên giảm điểm tính từ phiên 4/6 đến 13/6.
Tài chính - 14/06/2025 06:45
Giá dầu tăng mạnh, cổ phiếu dầu khí ‘rực sáng’
Nhóm cổ phiếu dầu khí trở thành điểm sáng trên thị trường khi đồng loạt tăng mạnh, trong đó PLX gây chú ý khi tăng hết biên độ.
Tài chính - 13/06/2025 17:26
Lập Sở giao dịch vàng quốc gia: Nhà đầu tư được hưởng lợi gì?
Với việc triển khai Sở giao dịch vàng quốc gia, người dân, nhà đầu tư không chỉ được phép mua vàng vật chất tại các cửa hàng, mà quan trọng hơn là có thể mở tài khoản vàng tại ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính trung gian, thực hiện các giao dịch mua, bán vàng tương tự như cổ phiếu…
Tài chính - 13/06/2025 15:43
PVTrans chuẩn bị chia cổ tức cao kỷ lục
PVTrans sẽ phát hành gần 114 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2024, tương ứng tỷ lệ 32%. Vốn điều lệ dự kiến tăng lên 4.699 tỷ đồng.
Tài chính - 13/06/2025 13:27
Tôn Đông Á sẽ niêm yết HoSE, trả cổ tức tỷ lệ 40%
Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu gặp khó, Tôn Đông Á sẽ tập trung hơn cho thị trường nội địa, mục tiêu nâng tỷ trọng sản lượng lên 75%.
Tài chính - 12/06/2025 15:32
Thị trường vàng ra sao khi xoá bỏ độc quyền vàng miếng?
Ngoài thương hiệu SJC độc quyền bấy lâu nay sẽ có thêm các thương hiệu vàng của các doanh nghiệp, ngân hàng được cấp phép sản xuất, và chỉ những doanh nghiệp có đủ điều kiện mới được cấp hạn mức nhập khẩu vàng nguyên liệu.
Tài chính - 12/06/2025 14:48
Chứng khoán HSC sắp tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng
Chứng khoán HSC chào bán 360 triệu cổ phiếu cho cổ đông với giá 10.000 đồng/cp, mục tiêu tăng vốn lên trên 10.000 tỷ đồng.
Tài chính - 12/06/2025 10:53
Nợ xấu ngân hàng: Chưa thể yên tâm
Nghiên cứu vừa công bố của Vietnam Report nhận định nợ xấu đã đi qua thời kỳ khó khăn nhất, tuy nhiên nhóm nợ có khả năng mất vốn đã đạt kỷ lục, chiếm 1,25% tổng dư nợ cho vay khách hàng với trên 176 nghìn tỷ đồng.
Tài chính - 12/06/2025 07:00
Động lực nào cho kế hoạch kinh doanh đột biến của Phát Đạt?
Phát Đạt sẽ đẩy mạnh bán hàng và cải thiện dòng tiền năm nay. 3 dự án trọng tâm gồm Quy Nhơn Iconic, La Pura và chuỗi căn hộ trung cấp Thuận An 1&2.
Tài chính - 11/06/2025 11:47
Viglacera sẽ tái cấu trúc toàn diện
Với việc được ĐHĐCĐ thường niên thông qua, mục tiêu chiến lược quan trọng Viglacera trong giai đoạn phát triển tiếp theo là trở thành tập đoàn kinh tế mạnh ở lĩnh vực vật liệu xây dựng và bất động sản.
Tài chính - 10/06/2025 17:13
Vì sao dòng tiền dồi dào nhưng VN-Index vẫn loanh quanh 1.300 điểm?
Dù thanh khoản thị trường chứng khoán cải thiện, song các chuyên gia nhìn nhận có nhiều yếu tố khiến VN-Index chỉ loanh quanh mốc 1.300 điểm.
Tài chính - 10/06/2025 11:57
Thị trường sắp có thêm công ty chứng khoán vốn trên vạn tỷ
Chứng khoán LPBank sẽ chào bán 878 triệu cổ phiếu để nâng vốn gấp 3 lên 12.668 tỷ đồng, lọt vào số ít các đơn vị có vốn trên vạn tỷ đồng.
Tài chính - 10/06/2025 11:47
Thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam đang phát triển ra sao?
Với sự hiện diện của nhiều thương hiệu lớn trong nước và quốc tế cũng như sự mạnh tay trong việc triệt phá các đường dây thực phẩm chức năng giả, thị trường TPCN trong nước được kỳ sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
Tài chính - 10/06/2025 08:29
Đầu tư cổ phiếu nào khi áp lực bán gia tăng?
Áp lực bán hiện hữu, các đơn vị phân tích khuyến nghị nhà đầu tư chốt lời và chờ mua ở nhịp chỉnh với nhóm cổ phiếu có triển vọng kinh doanh quý II tốt.
Tài chính - 09/06/2025 14:59
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago