TS Võ Trí Thành: Cần bỏ suy nghĩ 'giàu là nhờ gì đó bất thường'

NGUYỄN HOÀI
12:07 09/03/2018

Cho rằng nên mừng với sự xuất hiện của các tỷ phú, ông Võ Trí Thành tin những doanh nhân này sẽ biết cách đóng góp, chia sẻ của cải với tầng lớp nghèo.

Quan điểm này được Tiến sĩ Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) nêu khi trao đổi với VnExpress.

Vo-Tri-Thanh-9678-1520413481

Tiến sĩ Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng CIEM. Ảnh: T.L

- Forbes vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới và Việt Nam có thêm 2 tỷ phú mới lọt vào danh sách này, đều ở lĩnh vực sản xuất. Ông nghĩ gì khi số lượng tỷ phú đang tăng nhanh chóng những năm gần đây?

- Tôi cho rằng con số tỷ phú USD ở Việt Nam chắc chắn không dừng lại ở số 4 như được ghi nhận, mà vẫn còn rất nhiều đại gia ẩn danh không muốn lộ diện. Xã hội ngày càng phát triển, sự xuất hiện của giới nhà giàu không phải là điều xa lạ. Tương tự với Việt Nam – một quốc gia đang phát triển, số lượng tỷ phú, đại gia tăng nhanh… cùng với tốc độ phát triển kinh tế là tín hiệu tích cực. Điều này phần nào thể hiện sự phồn vinh, phát triển của một quốc gia.

- Sự xuất hiện ngày càng nhiều người giàu ở Việt Nam là tín hiệu tích cực, song vẫn có sự phân cực giữa giàu - nghèo. Ông suy ngẫm gì về điều này?

- Xã hội phát triển nào cũng cần sự góp mặt của người giàu, nếu không xã hội khó đi lên. Ngược lại, người giàu cũng phải hiểu nếu để xã hội phân cực quá mạnh thì họ cũng khó phát triển được. Tốc độ gia tăng người giàu phải đi liền với xoá hố sâu ngăn cách ấy trong xã hội và thay đổi quan điểm "giàu là nhờ gì đó bất thường".

Thứ nhất, sự xuất hiện người giàu cũng đi liền với bất bình đẳng thu nhập giữa giàu, nghèo. Quan điểm của tôi bất bình đẳng đôi khi tốt nhưng cũng lại là rất tồi. Ở đây không phải là khoảng cách bất bình đẳng mà nguyên nhân đằng sau nó. Các doanh nhân, tỷ phú nắm bắt thông tin, cơ hội kinh doanh là đương nhiên, nhưng nếu họ tận dụng những cơ hội này cho mục đích tìm kiếm đặc quyền đặc lợi, thậm chí tham nhũng thì lại là vấn đề.

typhu-tienthanh-1442-1520478551

Chân dung 4 tỷ phú USD Việt Nam. Đồ họa: Tiến Thành.

Thứ hai là sự đóng góp của người giàu cho xã hội. Sự giàu có sẽ không bền vững nếu đại đa số dân chúng còn nghèo. Chúng ta hoan nghênh sự xuất hiện của những đại gia, tỷ phú ở Việt Nam và cũng cần cổ động họ đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển, thịnh vượng của quốc gia. Sẽ có ích hơn khi của cải của đại gia, ngoài phục vụ lợi ích, nhu cầu cá nhân, quay trở lại phục vụ xã hội, chia sẻ với tầng lớp còn nghèo đói. Vì thế ngoài tập trung nguồn lực vào đầu tư, tiêu dùng…, người giàu có thể đóng góp cho cộng đồng thông qua việc rót vốn vào các lĩnh vực phi lợi nhuận như giáo dục, y tế, nông nghiệp...

- Ông nghĩ sao về việc đã tới lúc xã hội nên có cái nhìn thiện cảm hơn với giới đại gia, tỷ phú, thay vì cái nhìn khắt khe như lâu nay?

- Tôi có nhớ lời một cựu quan chức từng nói, xã hội luôn quan niệm người giàu là người có "quyền". Cách nhìn của xã hội với người giàu cũng có cái lý của họ, mọi sự đều có nguyên nhân của nó.

Đằng sau sự giàu có, khoảng cách thu nhập, bất bình đẳng như tôi đề cập ở trên, thì đâu đó lối sống, cách sống của một số người giàu đôi khi khiến họ nhận được cái nhìn không mấy thiện cảm, thậm chí phản cảm từ xã hội. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng đã tới lúc xã hội cũng nên bớt khắt khe hơn.

- Vậy cần làm gì để kích thích sự đóng góp nhiều hơn của các đại gia, tỷ phú Việt vào sự thịnh vượng quốc gia?

- Trải qua hơn 30 năm phát triển, doanh nhân Việt Nam đã bước sang thế hệ thứ 5, có bước đi đáng kể cùng với nỗ lực cải cách của Chính phủ và coi kinh tế tư nhân là khu vực nòng cốt, quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội. Vài chục năm trở lại đây, Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp tầm cỡ, nhưng lớn thực sự và đúng nghĩa thì tôi cho rằng vẫn chưa.

VoTriThanh500-nm-5609-1520417119

Ông Võ Trí Thành cho rằng doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đã có "danh", có vai trò nhưng vẫn trong giai đoạn "tập lớn". Ảnh: Nhật Minh.

Doanh số, lượng lao động lớn, đóng góp nhiều cho ngân sách hàng năm… rất cần, nhưng chưa phải điều kiện đủ để đánh giá doanh nghiệp đó đã “lớn”. Theo tôi, doanh nghiệp “lớn” phải có thương hiệu toàn cầu, công nghệ sáng tạo, chi phối được mạng lưới phân phối. Đây là những tiêu chí quan trọng đánh giá một doanh nghiệp đã trưởng thành, “lớn” thực sự hay chưa, hay chỉ đang trong giai đoạn “tập làm người lớn”.

Vì thế, doanh nghiệp Việt cần 3 điều, trước tiên là cách tạo lập các đơn hàng. Kế tiếp là phải được hỗ trợ một cách hợp pháp và cuối cùng là tính kết nối những doanh nghiệp sáng tạo khi mà mối liên kết này giữa các doanh nghiệp còn rất yếu.

Tôi vẫn nói rằng, có nhiều tiền thì tốt nhưng chưa chắc đã làm được lớn. Doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đã có danh, có vai trò, nhưng câu chuyện sắp tới còn nhiều ngổn ngang.

Ở góc độ thể chế, dù đã có những thay đổi căn bản nhưng vẫn cần nỗ lực hơn từ tất cả các phía, bộ, ngành để chính sách đưa ra phù hợp với cam kết quốc tế và giúp họ tăng khả năng cạnh tranh…

- Ông nghĩ sao về các tỷ phú nói rằng không háo danh tỷ phú, không làm mọi thứ để nhận được danh xưng này?

- Tôi cho rằng phát biểu này rất chân thật và đáng trân trọng. Doanh nhân, đại gia họ làm giàu trước hết cho bản thân mình, nhưng xa hơn họ muốn đóng góp cho xã hội, giúp đất nước phát triển hơn. Vì thế nên có những tỷ phú khi đã thành công, họ đầu tư tiền vào các lĩnh vực phi lợi nhuận như giáo dục, y tế, nông nghiệp… Những mảng kinh doanh này có thể không giúp đem lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp, thậm chí thâm hụt, song họ vẫn làm bởi khát vọng “muốn làm gì đó cho xã hội, đất nước”.

Cốt lõi ở đây chính là sự chân thành. Soi vào giới doanh nhân, đại gia hay tỷ phú ở Việt Nam, mỗi người có quan điểm khác nhau, quan trọng là cách thể hiện bản thân qua lối sống, cách sống ra sao khiến họ được tôn vinh, tôn trọng. Đây là bài toán nghệ thuật không đơn giản và tất nhiên còn rất nhiều việc cần làm.

(Theo vnexpress.net)

  • Cùng chuyên mục
[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

Trong suốt nhiều năm qua, phát triển nhà ở xã hội luôn là một chủ trương đúng, mang đậm tính nhân văn, nhưng lại triển khai rất chật vật. Nguyên nhân không chỉ nằm ở thiếu vốn hay vướng mắc về quỹ đất, mà sâu xa hơn là thiếu một thể chế đủ cởi mở, đủ khích lệ để khu vực tư nhân thật sự nhập cuộc.

Sự kiện - 07/06/2025 10:30

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Ban Bí thư đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Ngọc Thuận, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Sự kiện - 06/06/2025 20:23

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Tiếp tục chuyến công tác ở Mỹ, phái đoàn do Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đã ký các thỏa thuận hợp tác thương mại nông sản trị giá 600 triệu USD.

Sự kiện - 06/06/2025 06:45

'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'

'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tiếp thu, bổ sung nhiều hành vi nghiêm cấm dữ liệu cá nhân trong đó có cấm mua, bán.

Sự kiện - 05/06/2025 14:21

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Sự kiện - 05/06/2025 08:43

Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Chính phủ ban hành Nghị định quy định Báo VietNamNet về trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo.

Sự kiện - 04/06/2025 18:48

Thủ tướng: Vướng về
thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'

Thủ tướng: Vướng về thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'

Với các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát phải tháo gỡ, "khó mấy cũng phải tháo gỡ", để biến thể chế thành lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, dành thêm hơn 20.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ ít nhất 3% ngân sách cho khoa học công nghệ.

Sự kiện - 04/06/2025 14:34

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?

Bám sát mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030, các chuyên gia vừa đưa ra nhận định về các kịch băn tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045.

Sự kiện - 04/06/2025 10:43

[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'

[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'

"Việc xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh mang nhiều ý nghĩa quan trọng như tăng tính minh bạch và công bằng trong quản lý thuế", Phó cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn nhận định.

Sự kiện - 04/06/2025 08:56

Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã bổ sung một số tiêu chí cụ thể làm định hướng cho việc thành lập đơn vị này, đồng thời giúp phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Sự kiện - 03/06/2025 17:54

Thủ tướng: Lập quỹ Nhà ở quốc gia ngay trong tháng 6

Thủ tướng: Lập quỹ Nhà ở quốc gia ngay trong tháng 6

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng chủ trì với các bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, cắt giảm thủ tục rườm rà liên quan tới nhà ở xã hội; chủ trì nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ thành lập Quỹ nhà ở quốc gia, hoàn thành trong tháng 6.

Sự kiện - 03/06/2025 07:04

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý tài sản sau sắp xếp

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý tài sản sau sắp xếp

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện phương án xử lý tài sản sau sắp xếp, tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.

Sự kiện - 02/06/2025 12:00

Tiêu chí nào để lựa chọn tư nhân làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

Tiêu chí nào để lựa chọn tư nhân làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

Một số chuyên gia cho rằng, bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào đáp ứng được các tiêu chí: Công nghệ, kỹ thuật; năng lực tài chính và phương án huy động tài chính khả thi; năng lực quản trị và vận hành; khả năng kiểm soát rủi ro, đều có thể làm dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Sự kiện - 01/06/2025 08:38

Nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện Quỹ Nhà ở quốc gia

Nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện Quỹ Nhà ở quốc gia

Một số chuyên gia, doanh nghiệp kiến nghị có thể sử dụng những dự án nhà ở tái định cư hoặc loại hình khác nhưng chưa triển khai, chưa sử dụng hiệu quả, để làm NOXH.

Sự kiện - 31/05/2025 10:05

[Cafe Cuối tuần] Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Phép thử lớn cho doanh nghiệp tư nhân Việt

[Cafe Cuối tuần] Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Phép thử lớn cho doanh nghiệp tư nhân Việt

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đang được xem là một trong những công trình hạ tầng giao thông chiến lược, mang tính bước ngoặt trong lịch sử phát triển quốc gia. Với tổng vốn đầu tư hàng chục tỷ USD và yêu cầu kỹ thuật, công nghệ khắt khe, đây không chỉ là một dự án giao thông đơn thuần, mà còn là phép thử về năng lực quản trị, phối hợp đa ngành, đa cấp, khả năng huy động nguồn lực và đặc biệt là niềm tin vào sức bật của kinh tế tư nhân Việt Nam.

Sự kiện - 31/05/2025 08:30

Bộ VHTTDL công bố, trao quyết định bổ nhiệm cán bộ

Bộ VHTTDL công bố, trao quyết định bổ nhiệm cán bộ

Chiều 30/5 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã chủ trì buổi Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm cán bộ.

Sự kiện - 31/05/2025 08:01