TS. Võ Trí Thành: Phá sản ngân hàng, bảo hiểm tiền gửi có thể lên tới 100%

Nhàđầutư
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) vừa được Quốc hội nhấn nút thông qua chiều ngày 20/11 với nhiều điểm mới, đột phá, hứa hẹn sẽ tạo ra những thay đổi lớn cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng thời gian tới.
NGUYỄN THOAN
21, Tháng 11, 2017 | 16:44

Nhàđầutư
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) vừa được Quốc hội nhấn nút thông qua chiều ngày 20/11 với nhiều điểm mới, đột phá, hứa hẹn sẽ tạo ra những thay đổi lớn cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng thời gian tới.

vo-tri-thanh

TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương (CIEM) 

Cuối cùng phương án "phá sản ngân hàng" cũng đã được luật hoá trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD. Cụ thể, bổ sung quy định "Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (sau đây gọi là phương án cơ cấu lại) là một trong 5 phương án sau đây: Phương án phục hồi; Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; Phương án giải thể; Phương án chuyển giao bắt buộc; Phương án phá sản.

Phá sản là phương án cuối cùng được tính tới trong các phương án cơ cấu lại TCTD yếu kém. Đây được coi là bước tiến lớn trong lịch sử phát triển ngành ngân hàng Việt Nam, thể hiện thái độ cứng rắn, cương quyết, dứt điểm với những yếu kém, sai phạm tại các TCTD của NHNN và Chính phủ.

Đánh giá về điểm mới này của dự thảo Luật, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương (CIEM) cho rằng, quy định này là phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng cũng cần được tính toán kỹ, chuẩn bị cả về mặt pháp lý và cách thức xử lý.

Ông Thành nói: "Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD là nhằm ứng xử với những vấn đề lớn mà hệ thống ngân hàng gặp phải trong thời gian vừa qua như nợ xấu, xử lý ngân hàng yếu kém, đằng sau đó là quản trị, xung đột lợi ích".

"Phá sản ngân hàng là một vấn đề nghiêm trọng, bởi đó không phải là câu chuyện của một tổ chức tín dụng, mà nó gắn với lòng tin của dân chúng vào thị trường tài chính, liên quan tới sự ổn định của cả hệ thống. Vì thế, không xử lý khéo có thể cả hệ thống rơi vào khó khăn, thậm chí là khủng hoảng", ông Thành nhấn mạnh.

Đó là lý do vì sao trong Dự thảo Luật đưa ra nhiều bước để xử lý một ngân hàng yếu kém và phương án cuối cùng mới là phá sản. Tuy nhiên, theo ông Thành thì ngay cả đồng ý cho ngân hàng phá sản cũng phải được làm hết sức chặt chẽ, nghiêm túc và cẩn trọng. "Mỗi ngân hàng, mỗi trường hợp sẽ cần có những cách thức, tình huống xử lý tương ứng".

Với câu chuyện bảo hiểm tiền gửi 75 triệu đồng còn gây tranh cãi trái chiều, ông Thành cho rằng không chỉ nên nhìn vào con số. Bởi nguyên tắc phá sản ngân hàng phải dựa trên bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan, đặc biệt là người gửi tiền. "Và trong những trường hợp đặc biệt, khó khăn sẽ không xử lý theo cách thông thường, mà mức chi trả bảo hiểm tiền gửi có thể cao hơn rất nhiều mức quy định, có thể là 100%. Đây là cách hành xử đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng", ông Thành khẳng định.

Phá sản ngân hàng đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, ví dụ: năm 2008 khủng hoảng tại Mỹ đã có hàng chục đến hàng trăm ngân hàng nhỏ ở Mỹ phá sản. Đây không phải vấn đề quá mới trên thế giới, nhưng ở Việt Nam, phá sản ngân hàng là chưa có tiền lệ. Vì thế, ông Thành cho rằng: "Quan trọng nhất chính là niềm tin của người dân với hệ thống ngân hàng, dù có phá sản ngân hàng cũng cần tính toán kỹ các phương án để đặt lợi ích người gửi tiền lên hàng đầu".

Trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD có nêu rõ: "Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt...của Luật này khi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt lâm vào tình trạng phá sản". Vì thế, khi có nguy cơ một ngân hàng buộc phải phá sản, Thủ tướng Chính phủ sẽ là người phê duyệt chủ trương phá sản với từng TCTD cụ thể.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Chính phủ quyết định chủ trương phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xây dựng phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trình Ngân hàng Nhà nước xem xét.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ