TS. Trương Văn Phước: Điểm nghẽn của hệ thống tài chính Việt Nam nằm ở nợ xấu và ngân hàng 0 đồng

Nhàđầutư
Nhận định về hệ thống tài chính Việt Nam, TS. Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, việc xử lý nợ xấu và các ngân hàng yếu kém còn chậm, nhất là các ngân hàng thương mại mua lại với giá 0 đồng, đang là điểm nghẽn của hệ thống tài chính Việt Nam.
NGUYỄN THOAN
28, Tháng 06, 2017 | 16:25

Nhàđầutư
Nhận định về hệ thống tài chính Việt Nam, TS. Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, việc xử lý nợ xấu và các ngân hàng yếu kém còn chậm, nhất là các ngân hàng thương mại mua lại với giá 0 đồng, đang là điểm nghẽn của hệ thống tài chính Việt Nam.

truongvanphuoc-dcsu-1462754720942

 TS. Trương Văn Phước: 'Điểm nghẽn' tài chính nằm ở nợ xấu và ngân hàng 0 đồng

Đóng góp tham luận tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2017 với nội dung "Vai trò của hệ thống tài chính Việt Nam đối với tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020", TS. Trương Văn Phước cho biết: Nghị Quyết số 142/2016/QH13 của Quốc Hội khóa XIII đã đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cho giai đoạn 2016-2020 đạt mức từ 6,5%-7%/năm. Trong bối cảnh thế giới có nhiều bất định, bối cảnh trong nước còn khó khăn, kết quả của 2 năm xuất phát điểm 2016 và nửa đầu 2017 chưa đạt như mong đợi.

Do đó, nhiệm vụ càng đè nặng lên các năm 2018 - 2020, đòi hỏi tăng trưởng càng phải cao hơn song cần phải bền vững. Thêm vào đó, trong bối cảnh thế giới chuyển biến mạnh mẽ, nhất là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 diễn ra trên phạm vi toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam lại càng phải tăng tốc để có thể bắt kịp và tận dụng đòn bẩy công nghệ vô cùng lớn lao này.

Để đạt được mục tiêu trên, các điều kiện vĩ mô tiên quyết đã được ông Phước chỉ ra. Đó là đổi mới thành công mô hình tăng trưởng nhằm nâng cao năng suất lao động nền kinh tế, tạo đột phá tăng trưởng trong các năm tiếp theo. 

Theo ông Phước, đi đôi với việc tăng trưởng kinh tế cao, cần tiếp tục củng cố ổn định vĩ mô, quyết liệt hơn trong thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế nhằm củng cố tài khóa, xử lý dứt điểm những yếu tố đe dọa bất ổn vĩ mô như nợ xấu, xử lý các ngân hàng yếu kém.

Cuối cùng là, hệ thống tài chính với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ chốt trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, hỗ trợ tăng trưởng ở mức cao trong giai đoạn này.

Theo đó, việc cấu trúc lại một thị trường tài chính hiện đại và hài hòa giữa thị trường tài tiền tệ và thị trường vốn càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Đạt được những điều này, kinh tế Việt Nam sẽ nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực và sẵn sàng tiến ra biển lớn châu Á.

Điểm nghẽn của hệ thống tài chính Việt Nam

Nhận định về hệ thống tài chính và tăng trưởng kinh tế Việt Nam, ông Phước cho rằng: Vốn cung ứng từ hệ thống tài chính chủ yếu từ khu vực ngân hàng. Tổng cung ứng vốn bình quân từ khu vực ngân hàng chiếm tới 85% tổng cung ứng vốn của khu vực tài chính trong giai đoạn 2012-2016. Hệ thống các tổ chức tín dụng chiếm tới 96,2% tổng tài sản toàn hệ thống tài chính. Năm 2016, tín dụng từ khu vực ngân hàng vẫn đóng góp chính cho khu vực kinh tế thực khi chỉ số tín dụng/GDP đạt mức 123%.Mức mở rộng cung tiền đạt xấp xỉ 1,6 lần GDP.

Tuy nhiên, hệ thống tài chính Việt Nam vẫn còn những tồn tại khiến cho việc cung vốn vào nền kinh tế chưa được thông suốt và chất lượng, hiệu quả chưa cao. Cụ thể, đối với thị trường chứng khoán, mặc dù khả năng thu hút vốn nước ngoài tăng dần song vốn cung ứng từ khu vực này còn khiêm tốn so với tiềm năng và so với các nước trong khu vực.

Tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu ước tăng từ 43,2% GDP trong năm 2016 lên khoảng 52,5% GDP trong năm 2017. Chỉ số P/E (chỉ số giá trên thu nhập một cổ phần) bình quân thị trường Việt Nam không cao so với các thị trường chứng khoán khu vực và quốc tế trong khi mức tăng trưởng GDP của Việt Nam cao hơn phần lớn các nước trong khu vực và quốc tế. Khả năng thu hút dòng vốn nước ngoài của thị trường chứng khoán ngày càng tích cực.

Thị trường chứng khoán ít nhận được phân bổ vốn từ các quỹ đầu tư lớn trên toàn cầu do Việt Nam chỉ được coi là thị trường chứng khoán cận biên, chưa đáp ứng hoàn toàn các tiêu chí xếp hạng thị trường chứng khoán mới nổi của MSCI; mức độ đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường chưa cao. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp kém phát triển làm hạn chế khả năng huy động vốn của doanh nghiệp, đồng thời dẫn đến sự chậm ra đời của thị trường mua bán nợ.

Đối với hệ thống ngân hàng, việc xử lý nợ xấu và các ngân hàng yếu kém còn chậm, nhất là các ngân hàng thương mại được mua lại với giá 0 đồng và ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt. Đây có thể xem là điểm nghẽn của hệ thống tài chính – huyết mạch của nền kinh tế. Theo ông Phước, nếu không xử lý triệt để thì sẽ không thể giảm được mặt bằng lãi suất, giảm chi phí vốn của nền kinh tế cũng như ổn định kinh tế vĩ mô bền vững.

Đưa ra các giải pháp tài chính cụ thể, ông Phước cho rằng, đối với thị trường tiền tệ, tín dụng ngân hàng, chính sách tiền tệ cần được điều hành linh hoạt hơn nữa, mở rộng cung tiền một cách hợp lý để hỗ trợ tăng trưởng. Tạo lập hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính để xử lý nợ xấu của khu vực ngân hàng, từ đó tăng khả năng cung cấp tín dụng ra nền kinh tế thực và giảm lãi suất cho vay, giảm chi phí vốn của nền kinh tế.

Đối với thị trường vốn, phát triển thị trường vốn để tăng cường cung ứng vốn trung dài hạn cho nền kinh tế, giảm áp lực cung ứng vốn và rủi ro kỳ hạn cho hệ thống tổ chức tín dụng. Đặc biệt chú trọng nâng cao hiệu quả cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức (quỹ hưu trí bắt buộc, quỹ hưu trí bổ sung, quỹ mạo hiểm, quỹ vốn cổ phần tư nhân, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ).

Cuối cùng là hướng tới xây dựng một nền tài chính hiện đại, triển khai áp dụng các công cụ tài chính hiện đại, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tài chính mới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ