Cảnh báo rủi ro để đạt mục tiêu tăng trưởng "tối ưu"

Nhàđầutư
Tại diễn đàn kinh tế Việt Nam 2017, một trong những vấn đề trọng tâm được nhắc tới là mục tiêu tăng trưởng 6,7% năm 2017. Theo đó, nhiều chuyên gia cho răng để đạt được mục tiêu tăng trưởng này chúng ta cũng cần đối mặt với những rủi ro đi kèm.
NGUYỄN THOAN
28, Tháng 06, 2017 | 10:32

Nhàđầutư
Tại diễn đàn kinh tế Việt Nam 2017, một trong những vấn đề trọng tâm được nhắc tới là mục tiêu tăng trưởng 6,7% năm 2017. Theo đó, nhiều chuyên gia cho răng để đạt được mục tiêu tăng trưởng này chúng ta cũng cần đối mặt với những rủi ro đi kèm.

diendan1

 Cảnh báo rủi ro để đạt mục tiêu tăng trưởng "tối ưu"

Sáng 27/6, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2017 với chủ đề "Phát huy nội lực, tăng trưởng bền vững". Đóng góp ý kiến trong hội thảo, nhiều chuyên gia đồng ý với mục tiêu tăng trưởng 6,7% năm 2017 của Chính phủ. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định rằng để đạt được mục tiêu tăng trưởng này, nền kinh tế buộc phải đối mặt với những rủi ro, thách thức nhất định và có thể là cả đánh đổi. 

Tham gia tham luận, PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội cho biết: Chính phủ rất quyết liệt để đạt được mục tiêu tăng trưởng là 6,7% năm 2017, trong khi nhiều dự báo cho rằng tăng trưởng chỉ ở ngưỡng 6,3%, thậm chí thấp hơn. Cùng với quyết tâm trên, Chính phủ cũng đặt ra một số giải pháp ngắn hạn như thúc đẩy phát triển công nghiệp, đẩy mạnh khai thác than, xuất khẩu khoáng sản rồn kho, đặt cao hơn mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Theo ông Sơn, mục tiêu tăng trưởng 6,7% của Chính phủ là hoàn toàn chính đáng. Bởi nếu không đạt được mục tiêu này thì sẽ ảnh hưởng tới một loạt chỉ tiêu về cân đối vĩ mô, đặc biệt gây khó khăn trong vấn đề ngân sách, đặc biệt tỷ lệ nợ công/GDP sẽ tăng cao. Cùng với đó nền kinh tế Việt Nam sẽ ngày càng lùi xa so với các nước trong khu vực, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình ngày càng hiện hữu.

Sự thụt lùi chỉ số GDP cũng tạo tâm lý bi quan về tăng trưởng kinh tế, tác động tiêu cực tới tiêu dùng, đầu tư. Như vậy cần phải xem xét những giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng GDP.

Phân tích những rủi ro của các mục tiêu nắng hạn của Chính phủ nêu trên, ông Sơn cho biết: Những mục tiêu ngắn hạn đi kèm với rất nhiều rủi ro.

Cụ thể: Việc khai thác dầu, than, xuất khẩu khoán sản tồn kho tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ khi giá trên thị trường thế giới có những biến động bất lợi. Đặc biệt nhìn vào đó, chúng ta sẽ thấy tăng trưởng Việt Nam còn phụ thuộc vào xuất khẩu tài nguyên, giá trị gia tăng thấp, ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường.

Với mục tiêu đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công sẽ mang lại rủi ro nếu không đi kèm với một cơ chế giám sát chất chẽ về chất lượng. Dẫn tới hiệu quả thấp, nợ công tăng cao cuối năm. Điều này cũng cho thấy tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào vốn và nếu cứ lặp đi lặp lại vòng xoay đẩy mạnh vốn đầu tư công phục vụ tăng trưởng sẽ chèn lấn đầu tư khói tư nhân.

Với mục tiêu cao hơn cho tăng trưởng nông nghiệp thì phải chịu rủi to thị trường đầu ta, đặc biệt với các sản phẩm xuất khẩu. Chúng ta đã phải đối mặt với tình trạng giải cứu lợn, giải cứu dưa hấu, liệu sắp tới còn phải đối mặt với giải cứu sản phẩm nào nữa nếu thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp?

Cùng với đó, ông Sơn cho rằng chúng ta cũng phải đối mặt với các nguyên nhân từ yếu tổ bên ngoài như biến động thị trường thế giới, giá cả, những bất thường của thị trường tài chính quốc tế mà bản thân Chính phủ không thể chi phối được.

Rủi ro cuối cùng mà không Sơn chỉ là là sự can thiệp mang tính chất mệnh lệnh hành chính vào hoạt động của thị trường và sự chậm lại của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Theo đó, nếu những giải pháp này tiếp tục lặp lại thì có nghĩa là nguồn lực lại không được phân bổ một cách hợp lý, không vào những lĩnh vực sử dụng hiệu quả.

Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng nêu ra những rủi ro không có nghĩa là chúng ta thoái lui trong mục tiêu tăng trưởng 6,7% năm 2017. "Đã đặt ra mục tiêu, chúng ta cần nỗ lực hết sức để đạt được. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhận diện những rủi ro để cảnh báo", ông Sơn cho biết.

Cùng với đó, cần đổi mới tư duy xác định chỉ tiêu tăng trưởng, sau đó đưa ra những dự báo, kịch bản tăng trưởng theo các tiêu chí thấp, cao và tối ưu. Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng 6,7% là tối ưu nhưng không phải bằng mọi giá để đạt được. Bởi tăng trưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố mang tính dài hạn và quan trọng nhất là phải quan tâm tới tăng năng suất lao động.

Ông Sơn cho rằng chúng ta cần làm rõ ý nghĩa của Nhà nước kiến tạo và nhà nước kiến tạo thôi thì chưa đủ. Nhà nước cần kiến tạo thị trường, điều tiết thị trường và thân thiện với thị trường. Trong đó, nhà nước điều tiết thị trường giúp thị trường hoạt động hiệu quả, thân thiện với thị trường là dựa theo thị trường.

Ông Sơn cũng nhấn mạnh, với doanh nghiệp chúng ta cần có hành động cụ thể để củng cố niềm tin với khu vực tư nhân. Cụ thể là giảm các chi phí cả chính thức và phi chính thức cho doanh nghiệp.

Cùng chung quan điểm với ông Sơn, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Tài chính cho biết: Những mục tiêu ngắn hạn được đề ra để đạt mục tiêu tăng trưởng hiện nay là thiếu bền vững. Và nếu Chính phủ thực sự quyết tâm thì những mục tiêu đó là không cần thiết.

"Chúng ta không cần đặt mục tiêu 1 triệu tấn dầu thô, mà nên đặc mục tiêu vào 3 mũi nhọn chính là kích thích tiêu dùng, phát triển du lịch và nuôi dưỡng doanh nghiệp", ông Lực nhận định.

Cụ thể, ông Lực phân tích, tiêu dùng chiếm 75% tổng GDP năm 2016, đạt khoảng 3,7 triệu tỷ đồng. Vì thế, nếu kích cầu thêm 1 điểm % thì chúng ta đã có  khoảng 38 nghìn tỷ đồng/năm. con số này lớn hơn nhiều 9,2 nghìn tỷ ước tính thu được từ 1 triệu tấn dầu.

Mũi nhọn thứ 2 là kích thích ngành du lịch. Hiện nay du lịch nước ta được đánh giá có nhiều tiềm năng chưa khai thác hết. Nếu làm tốt năm nay có thể tăng thêm 30% tăng trưởng của ngành này. Du lịch năm ngoài đóng góp 35.000 tỷ đồng vào GDP, tăng thêm 30% là sẽ tăng thêm khoảng 8.000 tỷ đồng.

Trụ cột thứ 3 là đẩy mạnh quyết liệt hơn nữa cải cách môi trường kinh doanh. 6 tháng đầu năm chúng ta đã có 60.000 doanh nghiệp thành lập mới. "Tuy nhiên, làm sao để nuôi dưỡng những doanh nghiệp tư nhân này là việc làm không dễ dàng. Nó liên quan trực tiếp tới vốn, việc làm và cả kích cầu tiêu dùng", ông Lực nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ