Trái phiếu doanh nghiệp: 'Vá' tới bao giờ?
Việc phải ban hành Nghị định 81 chỉ 17 tháng sau khi Nghị định 163 có hiệu lực cho thấy những lỗ hổng trong hành lang pháp lý đối với trái phiếu doanh nghiệp.
Về cả lý thuyết kinh tế và thực chứng ở các quốc gia đều cho thấy tăng trưởng kinh tế luôn song hành với sự phát triển của các thị trường tài chính. Mối tương quan đó cũng thể hiện rõ trong suốt hơn 2 thập kỷ qua ở Việt Nam khi tăng trưởng kinh tế cao luôn song hành với tỷ lệ tín dụng tăng mạnh (từ mức chỉ 17% GDP năm 1996 lên khoảng trên 130% GDP hiện nay).
Thị trường tài chính ngày càng phát triển nhưng một điểm dễ nhận thấy là vẫn chủ yếu tập trung ở kênh tín dụng ngân hàng. Các thị trường và công cụ khác như trái phiếu, cổ phiếu… tuy tỷ trọng đã tăng nhanh trong những năm qua nhưng vẫn rất nhỏ bé so với các quốc gia phát triển hơn trong khu vực và thế giới.
Trong khi nguồn cung và cơ cấu tín dụng dài hạn của khu vực ngân hàng bị hạn chế (nguyên nhân chủ yếu do tính chất ngắn hạn của nguồn huy động khi trên 80% là tiền gửi từ một năm trở xuống), hay các nguồn vốn vay ưu đãi không còn khi Việt Nam đã “tốt nghiệp ODA” thì việc phát triển các thị trường vốn là giải pháp tốt để huy động vốn cho những dự án dài hạn và rủi ro hơn thông qua sử dụng các công cụ nợ và cổ phiếu. Áp lực và gánh nặng cung ứng vốn cho nền kinh tế - vốn dựa chủ yếu vào tín dụng - nhờ đó sẽ giảm bớt.

Cần một góc nhìn toàn diện về sự phát triển của thị trường trái phiếu
Trái phiếu là công cụ huy động vốn quan trọng, giúp các doanh nghiệp giảm bớt phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, để phát triển được thị trường này cần các chính sách của cơ quan quản lý, đóng vai trò nền tảng, cốt lõi, tạo hành lang cho sự phát triển của thị trường trái phiếu.
Lịch sử phát triển TPDN
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) được thành lập vào năm 2000 là một cột mốc quan trọng cho thị trường trái phiếu Việt Nam với sự ra đời của sàn giao dịch trái phiếu thứ cấp đầu tiên. Tuy nhiên, thời điểm này trái phiếu Chính phủ gần như độc quyền duy nhất trên thị trường. Từ năm 2007, cùng với làn sóng Việt Nam gia nhập WTO thì đã có một đợt bùng nổ các trái phiếu do doanh nghiệp phát hành, dù vậy, phần nhiều cũng mới chỉ dừng ở doanh nghiệp nhà nước, vốn được bảo lãnh phát hành.
Cụm từ “Trái phiếu doanh nghiệp”, các quy định pháp luật về loại hình trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đầu tiên được cụ thể hóa lần lượt trong Luật chứng khoán (năm 2006), Luật doanh nghiệp (năm 2014), Luật các tổ chức tín dụng (năm 2010), Luật chứng khoán sửa đổi (năm 2010, 2018, 2020). Cần phải khẳng định rằng sự phát triển của thị trường TPDN là cần thiết với chủ trương của Chính phủ được cụ thể hóa trong “Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”.
Nghị định 90 ra đời vào ngày 14/10/2011 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, sau đó là Nghị định 163 ra đời tháng 12/2018 có tính kế thừa, thay thế Nghị định 90 là những văn bản pháp lý có tính đột phá tạo ra sự phát triển vượt bậc của thị trường TPDN.
Nghị định 163 được đánh giá là giúp nâng cao tính công khai, minh bạch của doanh nghiệp ở khâu công bố thông tin, bảo vệ tốt hơn nhà đầu tư, mở rộng thị trường trái phiếu, giúp nhiều doanh nghiệp giảm phụ thuộc vào kênh tín dụng ngân hàng cùng việc huy động được một lượng không nhỏ vốn trung và dài hạn.
Tuy nhiên, cùng với đó, có ý kiến cho rằng Nghị định 163 vẫn không làm thay đổi một thực tế đáng lo ngại trên thị trường TPDN là một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu từ rất sớm nhưng bản chất lại không khác việc nhận cấp tín dụng, chưa tạo nên một thị trường TPDN thực sự.
Thay vì cho vay doanh nghiệp, ngân hàng chuyển sang đầu tư trái phiếu. Đặc biệt, có hiện tượng nhiều ngân hàng tài trợ vốn cho “sân sau” qua kênh TPDN với những con số lên tới hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng.
Sự dịch chuyển từ tín dụng ngân hàng sang kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp là hướng tới việc phát triển cân bằng hơn giữa các kênh huy động vốn trên thị trường, làm giảm rủi ro cho hệ thống ngân hàng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, trước thực tế nêu trên thì thị trường có khi gặp rủi ro nhiều hơn. Vì ngân hàng cho vay với những điều kiện đi kèm rất ngặt nghèo như thẩm định mục đích sử dụng vốn, tài sản bảo đảm và giám sát khoản vay. Còn đầu tư TPDN có khi là “3 không” – không tài sản bảo đảm, không xếp hạng tín nhiệm và không giám sát vốn vay. Điều này là rất đáng lo ngại.
Nghị định 81 - "liều thuốc" tạm thời?
Có thể thấy, Nghị định 163 ra đời đã sớm bộc lộ những lỗ hổng, hạn chế nhất định khi mới đây Chính phủ buộc phải ra Nghị định 81/2020 nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghi định 163 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Nghị định 81 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/9/2020.
Nghị định 81 được đánh giá là sẽ “siết” lại thị trường TPDN bằng cách khuyến khích các nhà đầu tư chuyên nghiệp, hạn chế nhà đầu tư cá nhân, hạn chế khả năng phát hành của doanh nghiệp thông qua những quy định cụ thể về tần suất và số lượng trái phiếu được phép pháp hành trong một năm, từng giai đoạn.
Chính vì những đặc điểm trên, trước khi Nghị định 81 có hiệu lực đã có một làn sóng chạy đua phát hành TPDN làm nóng thị trường trong nửa cuối năm 2019 cho đến trước 1/9/2020.
Năm 2019, quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam có mức tăng trưởng khá cao, có 211 doanh nghiệp chào bán tổng cộng 300.588 tỷ đồng trái phiếu. Trong đó, tổng số trái phiếu phát hành được là 280.141 tỷ đồng, tương đương 93,2% giá trị chào bán, tăng 25% so với năm 2018. Hầu hết số trái phiếu doanh nghiệp nói trên được phát hành dưới hình thức riêng lẻ, chỉ có khoảng 6% phát hành ra công chúng bởi các ngân hàng thương mại.
Lượng phát hành lớn trong năm cũng khiến quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng từ 9% GDP trong năm 2018 lên khoảng 11,3% GDP trong năm 2019, đưa tổng lượng trái phiếu lưu hành đạt gần 670.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2019.
TPDN tiếp tục cho thấy bước phát triển nhanh và mạnh trong 6 tháng đầu năm 2020. Chỉ trong 6 tháng, đã có đến 130 doanh nghiệp thực hiện chào bán trái phiếu, huy động tổng cộng 156.327 tỷ đồng thông qua 818 đợt phát hành (tăng khoảng 50% so với 6 tháng đầu năm 2019). Con số tăng trưởng quy mô phát hành 6 tháng năm 2020 so với cùng kỳ có thể sẽ còn cao hơn do các thông tin phát hành vẫn đang được công bố. Tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp lưu hành ước khoảng 783.000 tỷ đồng, tương đương 12,8% GDP lũy kế 12 tháng gần nhất.
Sự tăng trưởng mạnh về mặt quy mô, tính thanh khoản và khả năng tiếp cận đã khiến trái phiếu từ chỗ là kênh đầu tư dành riêng cho tổ chức đã dần trở thành một lựa chọn đầu tư mới cho khách hàng cá nhân. TPDN đang dần trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả từ nền kinh tế khi có lãi suất hấp dẫn hơn ngân hàng, doanh nghiệp vay vốn qua đây cũng đơn giản hơn qua kênh tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, chính vì sự tăng trưởng quá nóng của thị trường TPDN thời gian gần đây lại gây chú ý và quan ngại từ phía cơ quan quản lý.
Nghị định số 81 ra đời trong bối cảnh trước đó Bộ Tài chính nhiều lần đưa ra cảnh báo rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân với các TPDN có lãi suất cao lên tới 20% ở nhóm bất động sản, khuyến cáo nhà đầu tư cần hiểu rõ về doanh nghiệp phát hành trái phiếu trước khi lựa chọn “miếng bánh” lãi suất hấp dẫn.
Nghị định 81 ra đời có thể hiểu một phần là cái khó của các cơ quan quản lý, một mặt phải đảm bảo sự phát triển cân đối của thị trường, một mặt phải bảo vệ "phe yếu thế" (ở đây là nhà đầu tư không chuyên).
Dù vậy, điều thị trường chờ đợi nhất hiện nay là một cơ sở pháp lý toàn diện và thấu đáo để phát triển trái phiếu doanh nghiệp trở thành một thị trường minh bạch, linh động, là kênh hút vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp đủ điều kiện. Đồng thời, TPDN là một kênh đầu tư sinh lời đối với nhà đầu tư, gồm nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư cá nhân không chuyên, vốn nắm giữ một tỷ lệ rất lớn tài lực trong xã hội. Thực tế, khuyến khích phát triển trái phiếu doanh nghiệp theo hướng này không chỉ nhằm tới mục tiêu trên, mà còn là một động lực để ngăn chặn và giảm thiểu nguy cơ vàng hoá, đôla hoá trong dân.
Xét trên những kỳ vọng này, thì Nghị định 81, xem ra chỉ là một "liều thuốc" tạm thời, trước khi các cơ quan quản lý nhà nước ban hành một văn bản quy phạm pháp luật mang tính đột phá.
- Cùng chuyên mục
Chủ tịch Hoàng Quân: Giá cổ phiếu phản ánh đúng thực tế công ty
Chủ tịch Hoàng Quân Trương Anh Tuấn cho rằng dù vốn điều lệ tăng gấp mấy trăm lần kể từ khi thành lập nhưng giá cổ phiếu lại giảm. Điều này phản ánh đúng giá trị thực tại của công ty.
Tài chính - 10/05/2025 16:24
Viconship khởi động kế hoạch chia cổ phiếu tỷ lệ 25%
Viconship có kế hoạch chia cổ tức và thưởng cổ phiếu 2024 tỷ lệ lên đến 30%, cao nhất tính từ 2018. Trong đó, công ty trả tiền mặt 5% và cổ phiếu 25%.
Tài chính - 10/05/2025 13:07
HAGL ở đâu trong ‘bữa tiệc’ ngành chăn nuôi heo?
HAGL đã bỏ lỡ sóng tăng ngành chăn nuôi heo suốt từ năm 2024 đến quý I năm nay vì dừng nuôi khi giá xuống thấp. Doanh nghiệp cho biết đã tái đàn trở lại.
Tài chính - 10/05/2025 08:10
Tài chính Hoàng Huy đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục, nhiều dự án sẽ ghi nhận doanh thu trong năm 2025
Nếu TCH hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2025 (1.600 tỷ đồng), đây sẽ là kết quả lãi ròng cao nhất của công ty trong lịch sử hoạt động.
Tài chính - 09/05/2025 16:20
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán
Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động phức tạp, giới chuyên gia kỳ vọng Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân sẽ là một trong các động lực quan trọng với thị trường chứng khoán trong nước.
Tài chính - 09/05/2025 13:46
Ông Lương Trí Thìn: Công ty vốn dưới 10.000 tỷ là công ty nhỏ
Trong 3 năm tới, Đất Xanh sẽ không chào bán cổ phiếu cho cổ đông nữa. Dù vậy, doanh nghiệp còn kế hoạch chào bán riêng lẻ 93 triệu cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng.
Tài chính - 09/05/2025 11:08
Quý đầu năm kém vui tại Cảng Quy Nhơn
Trong quý đầu tiên của năm 2025, lợi nhuận sau thuế của CTCP Cảng Quy Nhơn giảm hơn 18,6% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do sản lượng hàng hóa thông qua cảng, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ đều giảm.
Tài chính - 09/05/2025 06:45
Eximbank bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc
Đó là ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng, nguyên là thành viên HĐQT và thành viên HĐQT độc lập của Eximbank nhiệm kỳ VII (2020-2025).
Tài chính - 08/05/2025 18:40
Bluechips kéo VN-Index tăng gần 20 điểm
Cổ phiếu VIC nói riêng và nhóm VN30 nói chung là chất xúc tác tích cực giúp VN-Index tăng mạnh gần 20 điểm trong phiên giao dịch 8/5.
Tài chính - 08/05/2025 17:12
Tập đoàn Taseco tăng trưởng lợi nhuận 3 năm liên tiếp
Tập đoàn Taseco đạt lợi nhuận gần 1.200 tỷ đồng trong năm 2024; cả 2 mảng hạt nhân gồm dịch vụ phi hàng không và bất động sản đều khởi sắc.
Tài chính - 08/05/2025 16:20
CEO CII: Các lô đất tại Thủ Thiêm được tính giá đất năm 2015 và 2016
Các lô đất được thanh toán sau khi thực hiện dự án BT tại Thủ Thiêm cho CII sẽ được tính giá đất thời điểm tháng 4/2015 và tháng 4/2016.
Tài chính - 08/05/2025 13:50
Dòng tiền sẽ đổ về nhóm VNMidcap trong tháng 5?
Nhóm VNMidcap có nhiều cơ hội thu hút chú ý của nhà đầu tư trong tháng 5 nhờ phục hồi thấp hơn so với nhóm vốn hóa lớn trong tháng 4.
Tài chính - 08/05/2025 08:35
Chủ sở hữu Casino Phú Quốc lỗ lũy kế gần 5.000 tỷ
Mặc dù chi phí được cắt giảm đáng kể nhưng doanh thu đi lùi ở mảng chuyển nhượng bất động sản và casino đã khiến Du lịch Phú Quốc lỗ lớn năm 2024.
Tài chính - 07/05/2025 17:22
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
Dưới giai đoạn điều hành của CEO Đào Nam Hải (2022-2024), kết quả kinh doanh của Petrolimex có những chuyển biến đáng chú ý.
Tài chính - 07/05/2025 11:39
Chứng khoán kỳ vọng sẽ bùng nổ cùng KRX
Trong hai ngày vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán chưa ghi nhận diễn biến bùng nổ, thanh khoản cũng kém sôi động. Song về dài hạn, việc đưa hệ thống KRX vào vận hành sẽ mở ra các sản phẩm mới, giúp thị trường chứng khoán vận hành tích cực hơn và có thể được nâng hạng trong thời gian gần.
Tài chính - 07/05/2025 09:02
Nhiều giải pháp để chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương cho biết Bộ Tài chính sẽ tập trung triển khai các giải pháp lớn để gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với TTCK Việt Nam và tăng cường sự ủng hộ của NĐTNN đối với việc nâng hạng.
Tài chính - 07/05/2025 08:58
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago