Tìm kịch bản cho chứng khoán tuần tới

Nhàđầutư
Các công ty chứng khoán nhận định VN-Index đã lấy lại được ngưỡng tâm lý 1.500 điểm trong tuần qua nên khả năng chỉ số tiếp tục đi lên là vẫn có thể xảy ra.
NHẬT HUỲNH
06, Tháng 03, 2022 | 09:13

Nhàđầutư
Các công ty chứng khoán nhận định VN-Index đã lấy lại được ngưỡng tâm lý 1.500 điểm trong tuần qua nên khả năng chỉ số tiếp tục đi lên là vẫn có thể xảy ra.

2h6a5626-1158-2-1724-2316-2207-1-1246

Ảnh: Nhật Huỳnh

Dù đã vượt ngưỡng 1.500 điểm, nhưng nhìn chung VN-Index vẫn trải qua một tuần với diễn biến giằng co trong bối cảnh thị trường vẫn thiếu vắng thông tin hỗ trợ. Dòng tiền vẫn khá dè dặt và chưa có dấu hiệu quay trở lại thị trường thể hiện qua khối lượng giao dịch chưa có sự cải thiện rõ ràng cả về giá trị và khối lượng.

Cụ thể, những biến động mạnh và tiêu cực của các chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới như Dow Jones, S&P 500, Nikkei 225… khiến VN-Index lao dốc ngay phiên đầu tuần (28/2). Trong các phiên tiếp theo (1 – 2/3), chỉ số trải qua những nhịp tăng giảm đan xen, trước khi bật tăng mạnh vượt mốc 1.500 điểm trong ngày thứ Năm (3/3) và giữ trên mốc này cho đến hết tuần. Thanh khoản thị trường trong tuần trên cả ba sàn nhìn chung không thay đổi nhiều cả về giá trị và khối lượng giao dịch.

Đóng cửa tuần, VN-Index tăng 6,44 điểm (+0,43%) lên mức 1.505,33 điểm, còn HNX-Index tăng 2,37% lên mức 450,59 điểm. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 1.579 tỷ đồng trên cả hai sàn, trong đó, khối ngoại bán ròng gần 1.561 tỷ đồng trên sàn HoSE và  hơn 18 tỷ đồng trên sàn HNX.

Cổ phiếu nguyên vật liệu dẫn đầu đà tăng với 8% giá trị vốn hóa, với các đại diện tiêu biểu từ nhóm thép như HPG (+8,5%), HSG (+13,8%), NKG (+18%), TLH (+11,2%)..., ngành hóa chất như DGC (+9,8%), DPM (+11,9%), DCM (+16,5%)... Các cổ phiếu dầu khí tuy vẫn giữ được xu hướng tăng nhưng mức tăng đã bị thu hẹp đáng kể về cuối tuần, có thể kể đến BSR (+1,1%), PVD (+2,6%), PVS (+6,8%), PVB (+5,2%), GAS (+0,7%), PVT (+12,8%)... Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu ngân hàng lại giảm 1,8% giá trị vốn hóa, phần lớn các mã trong nhóm này đều đi xuống như VCB (-0,2%), BID (-2,8%), CTG (-3,2%), VPB (-0,3%), TCB (-1,5%), MBB (-3,5%), ACB (-0,1%), SHB (-2,1%)...

VCBS đánh giá, trong bối cảnh thị trường tài chính quốc tế đang có những biến động mạnh, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam là điều không thể tránh khỏi. Mặc dù vậy, công ty này vẫn nhìn nhận triển vọng trung-dài hạn của thị trường Việt Nam là tích cực trên cơ sở mức độ tăng trưởng kinh tế dần hồi phục theo lộ trình “mở cửa” của chính phủ và các công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 vẫn đang được thực hiện tốt.

“Chúng tôi kỳ vọng VN-Index sẽ dao động tích lũy trong vùng 1.480-1.510 điểm trong một vài tuần tới và có thể kèm theo đó là xu hướng tăng/giảm phân hóa rõ nét hơn trong nhóm vốn hóa lớn. Do vậy, nhà đầu tư có thể tìm kiếm cơ hội "lướt sóng" ở các cổ phiếu đang bước vào nhịp tăng nóng trong tuần vừa qua thuộc các nhóm ngành được hưởng lợi từ căng thẳng Nga - Ukraine. Trong khi đó, nhà đầu tư dài hạn vẫn có thể tận dụng giai đoạn lình xình trên thị trường ở thời điểm hiện tại tích lũy thêm các cổ phiếu mục tiêu, nhưng nên hạn chế gia tăng margin và giữ lại một phần sức mua để sẵn sàng giải ngân theo chiều lên nếu thị trường xuất hiện tín hiệu bứt phá trong tuần tới”, VCBS khuyến nghị.

Về phần mình, SHS phân tích rằng, từ sau Tết đến nay, VN-Index đã trải qua 4 tuần giao dịch liên tiếp chủ yếu chỉ giằng co và đi ngang với biên độ trong khoảng 1.470-1.520 điểm. Điều này một phần cũng do tình hình chính trị trên thế giới đang khá bất ổn với căng thẳng giữa Nga và Ukraine. Đây sẽ tiếp tục là câu chuyện được kể nhiều nhất trên thị trường trong tuần tới.

Trên góc độ kỹ thuật, VN-Index đã lấy lại được ngưỡng tâm lý 1.500 điểm trong tuần qua nên khả năng chỉ số này tiếp tục đi lên để hướng đến target trong khoảng 1.530-1.550 điểm là vẫn có thể xảy ra. Tuy nhiên, VN-Index cần vượt qua ngưỡng kháng cự 1.520 điểm (đỉnh 4 tuần gần đây) trước.

“Chúng tôi cho rằng, hiện tại đang có những yếu tố không lường trước được ảnh hưởng đến thị trường và những tin tức này có thể làm thay đổi xu hướng trong ngắn hạn. Tuy nhiên nếu không có gì bất ngờ diễn ra thì trong tuần giao dịch tiếp theo 7/3-11/3, VN-Index có thể sẽ tiếp tục giằng co và tích lũy với biên độ trong khoảng 1.470-1.520 điểm để chờ cơ hội bứt phá trở lại. Nhà đầu tư đã tham gia mua vào trước Tết trong các phiên 12/1, 18/1 và 24/1 có thể tiếp tục nắm giữ danh mục hiện tại để hướng đến vùng kháng cự 1.530-1.550 điểm”, SHS nhận định.

Còn VDSC dự báo VN-Index sẽ tiếp tục chịu sức ép từ vùng cản 1.510 – 1.515 điểm. Do vậy, nhà đầu tư vẫn cần cân nhắc các yếu tố rủi ro và giữ tỷ trọng danh mục ở mức hợp lý. Đồng thời nên ưu tiên những cổ phiếu có tín hiệu tích cực từ vùng tích lũy và đang thu hút dòng tiền.

SSI đánh giá chỉ số chính cần phải vượt qua vùng kháng cự 1.512 điểm với khối lượng giao dịch duy trì trên đường trung bình 50 ngày để củng cố cho khả năng tiếp tục đi lên vùng kháng cự tiếp theo nằm tại 1.537 điểm. Cùng quan điểm, MBS cho biết, dù chỉ số đi ngang nhưng đã có nhiều nhóm cổ phiếu đã vượt đỉnh kể từ đầu năm nên nhiều khả năng thị trường sẽ có cơ hội kiểm định lại vùng đỉnh cũ ở 1.536 điểm trong tuần sau. Nhà đầu tư có thể canh mua nhóm cổ phiếu hàng hóa cơ bản, năng lượng, hoặc nhóm chứng khoán, bất động sản,… trong các nhịp điều chỉnh trong phiên.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ