TikTok kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump

TikTok, ứng dụng chia sẻ video thuộc sở hữu của ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc, hôm thứ Hai đã đệ đơn kiện chính phủ Mỹ nhằm thách thức nỗ lực của chính quyền ông Trump trong việc cấm các hoạt động của công ty này.
THANH TRẦN
25, Tháng 08, 2020 | 06:03

TikTok, ứng dụng chia sẻ video thuộc sở hữu của ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc, hôm thứ Hai đã đệ đơn kiện chính phủ Mỹ nhằm thách thức nỗ lực của chính quyền ông Trump trong việc cấm các hoạt động của công ty này.

trump-tik-tok

TikTok kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump.

TikTok nói rằng lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump, được đưa ra vào đầu tháng này theo Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA), đã phớt lờ nỗ lực của công ty trong việc chứng minh họ không chia sẻ dữ liệu với chính phủ Trung Quốc và không phải là mối đe dọa an ninh quốc gia.

"Chúng tôi không xem nhẹ việc kiện chính phủ, tuy nhiên chúng tôi cảm thấy mình không có lựa chọn nào khác ngoài hành động để bảo vệ quyền lợi của mình cũng như quyền lợi của cộng đồng và nhân viên của TikTok. Các lệnh cấm đã đe dọa đến hoạt động của TikTok tại Mỹ như loại bỏ cơ hội tạo ra 10.000 việc làm ở Mỹ và gây những tổn hại không thể khắc phục đối với hàng triệu người Mỹ đang sử dụng ứng dụng này để giải trí, kết nối, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch. Chúng tôi chỉ đơn giản là không có sự lựa chọn nào khác", TikTok cho biết.

Hiện tại, Nhà Trắng vẫn đang từ chối bình luận về vụ kiện này.

Chính quyền Tổng thống Trump đã bày tỏ lo ngại về bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư của công dân Mỹ đối với một số công ty Trung Quốc, bao gồm Huawei, WeChat và TikTok.

Trong khi đó, ByteDance (công ty mẹ của TikTok) vẫn luôn phủ nhận điều này và tuyên bố họ là một công ty tư nhân không chia sẻ dữ liệu thu được với chính phủ Trung Quốc. ByteDance cho rằng cuộc tấn công của chính quyền ông Trump nhắm vào TikTok chính là do sự leo thang của cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

Theo các nguồn tin thân cận, TikTok vẫn đang thảo luận về việc bán các hoạt động tại Mỹ, Canada, Úc và New Zealand với Microsoft, Oracle và các nhà đầu tư khác.

Vụ kiện này sẽ không ảnh hưởng đến quyết định của Ủy ban Đầu tư nước ngoài của Mỹ (CFIUS) về việc ByteDance phải thoái vốn tại nước này trước ngày 12/11. Lệnh cấm theo Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế sẽ có hiệu lực vào ngày 15/9 tới.

Mặc dù vụ kiện không thách thức đến lệnh của CFIUS, song công ty vẫn lập luận rằng "CFIUS chưa bao giờ nêu rõ lý do tại sao các biện pháp an ninh của TikTok lại không đủ để giải quyết bất kỳ mối lo ngại nào về an ninh quốc gia". ByteDance cho biết lần đầu tiên CFIUS liên hệ với họ để xem xét việc mua lại Musical.ly (tên cũ của TikTok) là vào năm 2019.

"Lệnh hành pháp đã tìm cách cấm TikTok trước mối lo ngại ứng dụng này có thể bị chính phủ Trung Quốc thao túng. Tuy nhiên, như chính phủ Mỹ nhận thức rõ, phía nguyên đơn đã thực hiện các biện pháp đặc biệt để bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu người dùng của TikTok, bao gồm cả việc lưu trữ dữ liệu bên ngoài Trung Quốc (ở Mỹ và Singapore) cũng như cài đặt phần mềm bảo mật nhằm đảm bảo rằng TikTok sẽ lưu trữ dữ liệu người dùng tại Mỹ một cách riêng biệt với dữ liệu người dùng của các sản phẩm khác từ ByteDance", TikTok viết trong đơn kiện của mình.

TikTok cũng lập luận rằng lệnh hành pháp đó là một hành vi lạm dụng IEEPA, khi chính quyền ông Trump đã sử dụng vào năm ngoái "để giải quyết những lo ngại về an ninh quốc gia của Mỹ liên quan đến khả năng các công ty lạm dụng quyền truy cập vào công nghệ, dịch vụ thông tin và truyền thông".

Tuy nhiên, TikTok lưu ý rằng họ không phải là nhà cung cấp viễn thông và cũng không cung cấp các loại công nghệ và dịch vụ được nhắc đến ​​trong lệnh hành pháp năm 2019.

Trước đây, các chính quyền tổng thống khác nhau đã sử dụng IEEPA cho nhiều vấn đề, bao gồm khủng bố và vi phạm nhân quyền. Trong khi đó, Tổng thống Trump lại sử dụng nó với lập luận: "Sự lan rộng của các ứng dụng di động tại Mỹ, do các công ty Trung Quốc phát triển và sở hữu tiếp tục đe dọa đến an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và nền kinh tế của Mỹ".

(Theo CNBC)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24610.00 24930.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30551.00 31735.00 31684.00
HKD 3105.00 3117.00 3219.00
CHF 27051.00 27160.00 28008.00
JPY 159.87 160.51 167.97
AUD 15844.00 15908.00 16394.00
SGD 18015.00 18087.00 18623.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 17865.00 17937.00 18467.00
NZD   14602.00 15091.00
KRW   17.66 19.27
DKK   3523.00 3654.00
SEK   2299.00 2389.00
NOK   2259.00 2349.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ