Tích lũy bao nhiêu tiền thì nên mua nhà?

VŨ PHẠM
12:43 15/12/2024

Để sở hữu nhà ở, chuyên gia VARS cho rằng, người dân cần tận dụng các chính sách hỗ trợ, có một khoản tích lũy, ước tính khoảng 50% giá trị căn hộ. Sau đó, có thể lựa chọn vay mua nhà khi tìm thấy sản phẩm phù hợp.

Nhu cầu nhà ở của đại đa số người dân - những người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp, vẫn đang là một vấn đề nan giải, đặc biệt là tại khu vực đô thị, khi giá nhà liên tục tăng cao trong bối cảnh quỹ đất ngày càng khan hiếm, nguồn cung không thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu.

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, giá nhà ở đã tăng trưởng bình quân 2 chữ số mỗi năm trong suốt thập kỷ qua.

Đặc biệt, kể từ năm 2018 đến nay, khi chính sách liên quan đến nguồn vốn cùng các quyết định của cơ quan, ban ngành trong việc kiểm soát thị trường bất động sản (BĐS) khiến nguồn cung nhà ở sụt giảm nghiêm trọng trong khi nhu cầu về nhà ở không ngừng tăng, làm giá BĐS, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM và các khu vực phát triển kinh tế trọng điểm, tăng mạnh hơn, vượt xa tốc độ tăng trưởng thu nhập của người dân. Điều này khiến việc sở hữu nhà ở từ nguồn cung nhà ở thương mại trở nên vô cùng khó khăn.

Giá BĐS không giảm, người dân cũng bỏ ngỏ giấc mơ an cư. Ảnh: PĐ

VARS cho rằng, trước bối cảnh này, người dân có thu nhập trung bình, thu nhập thấp chỉ có thể "trông" vào nhà ở xã hội (NOXH). Mặc dù Chính phủ, Thủ tướng luôn theo dõi sát sao, chỉ đạo, điều hành tích cực, nhưng nhiều thành phố lớn vẫn hạn chế phát triển NOXH. Nguyên nhân là thiếu quỹ đất, vướng giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính rườm rà, khó thu hút chủ đầu tư.

Do đó, với người lao động thu nhập thấp, đặc biệt là công nhân, giáo viên hoặc nhân viên văn phòng mới đi làm, việc tiết kiệm để mua một căn nhà tại khu vực đô thị đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành một mục tiêu rất xa vời. Với mặt bằng giá BĐS hiện tại, ngay cả khi giá nhà giảm một nửa, nhiều người thuộc nhóm thu nhập trung bình và thu nhập thấp vẫn khó có khả năng mua nhà.

VARS đánh giá, thực tế, giá các sản phẩm BĐS phục vụ nhu cầu ở thực tại đô thị, chỉ có thể đi ngang hoặc giảm nhẹ trong giai đoạn nhất định sau thời gian tăng trưởng nóng và chắc chắn khó giảm sâu trong bối cảnh quỹ đất hạn chế, chi phí phát triển dự án ngày càng tăng cao.

Giảm kỳ vọng để hiện thực hóa ước mơ an cư

Để giải quyết nhu cầu về nhà ở của đại đa số người dân, VARS nhận định, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng, để cân bằng cán cân cung - cầu.

Về phía cung, cần các giải pháp cần hướng đến việc tăng cường nguồn cung nhà ở giá rẻ, cải thiện hạ tầng vùng ven, và xây dựng các chính sách tài chính hỗ trợ hiệu quả. Hệ thống chính trị, các cấp, ngành, đặc biệt là các địa phương cần tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho việc phát triển nhà ở thương mại giá rẻ, NOXH để thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển các dự án nhà ở.

Về phía cầu, người dân có nhu cầu nhà ở tại khu vực đô thị, cần có kế hoạch tài chính rõ ràng, tận dụng các chương trình hỗ trợ và sẵn sàng linh hoạt trong việc lựa chọn nơi ở. Trong đó, VARS nêu một số tiêu chí người dân có nhu cầu nhà ở cần cân nhắc.

Thứ nhất, người dân cần giảm tiêu chuẩn không cần thiết, mở rộng khu vực tìm kiếm và ưu tiên giải pháp phù hợp với thu nhập để có thể tiến gần hơn đến mục tiêu sở hữu ngôi nhà đầu tiên.

Trong bối cảnh giá BĐS tăng nhanh, việc điều chỉnh giảm kỳ vọng là bước quan trọng để hiện thực hóa ước mơ an cư. Thay vì cố gắng mua 1 căn nhà có diện tích lớn, chất lượng cao với các tiện ích dịch vụ đa dạng, cao cấp. Người dân có thể cân đối để lựa chọn những sản phẩm với tiêu chuẩn phù hợp để hài hòa giữa khả năng và mong muốn. Có như vậy, mục tiêu sở hữu nhà ở mới có thể trở nên nhẹ nhàng hơn.

Thứ hai, người dân cần sẵn sàng mở rộng nhu cầu ra vùng ven, nơi có giá BĐS thấp hơn. Với xu hướng mở rộng đô thị ra vùng ven, thời gian tới, sẽ có nhiều hơn các dự án nhà ở thương mại quy mô lớn, NOXH được phát triển, với mức giá bán thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo kết nối tốt với trung tâm nhờ các dự án hạ tầng giao thông.

Thứ ba, để giải quyết nhu cầu nhà ở, việc thuê nhà là một lựa chọn tạm thời phù hợp. Người dân có thể tìm các căn hộ hoặc nhà trọ với chi phí hợp lý tại khu vực ngoại ô hoặc vùng ven đô thị, tiết kiệm khoản dư để chuẩn bị cho việc mua nhà. Việc bỏ ra khoảng không quá 1/3 thu nhập cho việc thuê nhà so với việc phải dành đến 2/3 thu nhập để trả nợ mua nhà là phương án tài chính phù hợp để cân bằng cuộc sống.

Cuối cùng, để sở hữu nhà, người dân cần tận dụng các chính sách hỗ trợ. Người dân có một khoản tích lũy, ước tính khoảng 50% giá trị, có thể lựa chọn vay mua nhà khi tìm thấy sản phẩm phù hợp. Hiện có rất nhiều dự án có chính sách thanh toán linh hoạt với thời gian ưu đãi dài, lãi suất cố định, để người dân không cần "thắt lưng buộc bụng" để trả nợ.

Người lao động không dám mơ mua nhà vì giá nhà vượt quá xa thu nhập. Ảnh: PN

Mất hàng chục năm tích lũy mới mua được nhà

Tuy nhiên, ghi nhận thực tế của Nhadautu.vn cho thấy, trong bối cảnh hiện nay, kể cả người dân có thắt chặt chi tiêu, giảm kỳ vọng cũng khó sở hữu nhà ở nếu không có sự hỗ trợ của gia đình, người thân.

Chị L.T.S, nhân viên truyền thông đã sinh sống và làm việc ở TP.HCM hơn 15 năm cho biết, bản thân có thu nhập khá ở đô thị, khoảng hơn 20 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, khi trừ đi tiền thuê nhà, các loại chi phí khác chị cũng không tiết kiệm được là bao mặc dù cũng đã rất chắt chiu. Dù đã có kế hoạch mua nhà từ lâu, cũng có khoản tích lũy nhất định nhưng chị nói vẫn chưa được 1/2 giá trị căn hộ (hơn 2,5 tỷ đồng). Thậm chí, kể từ đại dịch, tiền tích lũy cũng bị thâm hụt nên chị chưa dám quyết định mua nhà.

Tương tự, gia đình anh N.V.T (quê Thanh Hóa) vào TP.HCM làm việc được 10 năm cũng chưa dám nghĩ tới việc mua nhà. Bởi, gia đình có con nhỏ nên gần như hằng tháng không có tích lũy, tiền lương của vợ chồng khoảng 15 triệu đồng/tháng, trừ chi phí sịnh hoạt cũng chỉ dư được chút ít.

Câu chuyện của chị S và anh T đại diện cho vô số người lao động đang sinh sống và làm việc ở đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM. Ai cũng muốn có chốn an cư nhưng để thực hiện giấc mơ này là bài toán chưa có lời giải.

Chia sẻ về câu chuyện an cư người dân, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV nhận định, giá BĐS của Việt Nam đang ở mức cao so với thu nhập của đa số người dân.

Người Việt trung bình cần ít nhất 23,5 năm có thu nhập để mua được nhà ở, đứng thứ 14/107 quốc gia (càng cao, càng đắt) trên thế giới, tương đương Thái Lan, Hàn Quốc. Thời gian để người Việt có nhà ở cao hơn nhiều so với các nước Indonesia (18,5 năm), Singapore (15,5 năm), Ấn Độ (9,2 năm) và Malaysia (8,1 năm)... Trong khi, thu nhập của chúng ta lại thấp hơn họ.

Tương tự, Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cũng nhấn mạnh, giá nhà tăng liên tục từ năm 2017 đến nay và hiện nay ở mức rất cao vượt ngoài khả năng tài chính của người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ lực lượng vũ trang, công nhân lao động và người nhập cư.

Nếu căn hộ có giá 2-3 tỷ đồng thì người có thu nhập trung bình thấp, có tiền để dành được khoảng 100 triệu đồng/năm cũng phải mất khoảng 25 năm mới có thể mua được nhà.

  • Cùng chuyên mục
Việt Nam xếp thứ 56 bảng xếp hạng Hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 56 bảng xếp hạng Hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu

Năm 2024, lần đầu tiên hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam xếp hạng thứ 56 trong bảng xếp hạng Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu của Startup Blink.

Đầu tư - 15/12/2024 10:29

Những chuyển động ở dự án Khu công viên chuyên đề vui chơi giải trí Cổ Cò

Những chuyển động ở dự án Khu công viên chuyên đề vui chơi giải trí Cổ Cò

Sau 9 năm từ khi được cấp chủ trương đầu tư với 4 lần điều chỉnh, Dự án Khu công viên chuyên đề vui chơi giải trí Cổ Cò do CTCP Thiên Đường Cổ Cò làm chủ đầu tư lại dời ngày hoàn thành.

Đầu tư - 15/12/2024 06:00

Đơn giản hóa thủ tục chào bán, phát hành chứng khoán, gỡ vướng cho nhà đầu tư nước ngoài

Đơn giản hóa thủ tục chào bán, phát hành chứng khoán, gỡ vướng cho nhà đầu tư nước ngoài

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

Đầu tư - 14/12/2024 18:18

Nhà thầu Việt đón cơ hội xây dựng đường sắt tốc độ cao

Nhà thầu Việt đón cơ hội xây dựng đường sắt tốc độ cao

Đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam dài 1.541km với 60% là kết cấu cầu, 30% nền đất, 10% hầm sẽ mang lại khối lượng công việc đặc biệt lớn cho các nhà thầu xây lắp hạ tầng giao thông Việt Nam. Tuy nhiên, việc đây là cơ hội hay thách thức còn phụ thuộc nhiều vào năng lực, sự chuẩn bị của mỗi đơn vị.

Đầu tư - 14/12/2024 16:58

Hình hài cao tốc gần 12.000 tỷ ở Khánh Hòa chạy nước rút về đích

Hình hài cao tốc gần 12.000 tỷ ở Khánh Hòa chạy nước rút về đích

Cao tốc Vân Phong - Nha Trang dài hơn 83km, tổng mức đầu tư gần 12.000 tỷ đồng đã thi công đạt 82% giá trị xây lắp, dự kiến hoàn thành vào ngày 30/4/2025.

Đầu tư - 14/12/2024 16:56

4 lý do giúp miền Bắc hút ngành công nghiệp giá trị cao?

4 lý do giúp miền Bắc hút ngành công nghiệp giá trị cao?

Miền Bắc đang dẫn đầu trong việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đặc biệt vào các ngành công nghiệp giá trị cao như ô tô, điện tử và năng lượng mặt trời. Nguyên nhân được cho là do vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển, quỹ đất công nghiệp dồi dào và giá thuê hợp lý.

Đầu tư - 14/12/2024 13:50

Đã có 12 thuỷ điện, một huyện ở Quảng Nam đề xuất thêm 15 thuỷ điện

Đã có 12 thuỷ điện, một huyện ở Quảng Nam đề xuất thêm 15 thuỷ điện

Huyện Nam Trà My đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam bổ sung 15 dự án thuỷ điện vào quy hoạch, theo đề xuất của doanh nghiệp.

Đầu tư - 14/12/2024 13:36

Chuyển động mới tại dự án điện gió 1.500 tỷ đồng ở Quảng Trị

Chuyển động mới tại dự án điện gió 1.500 tỷ đồng ở Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư đối với CTCP Phong Điện Hải Anh - Quảng Trị, chủ đầu tư dự án nhà máy điện gió Hải Anh.

Đầu tư - 14/12/2024 11:57

Hút vốn ngoại vào trái phiếu doanh nghiệp

Hút vốn ngoại vào trái phiếu doanh nghiệp

Luật Chứng khoán (sửa đổi) có hiệu lực từ đầu năm 2025 được kỳ vọng sẽ “mở đường” cho việc thu hút dòng vốn ngoại chảy vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Đầu tư - 14/12/2024 09:26

Trên 64% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam kỳ vọng có lãi trong năm 2024

Trên 64% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam kỳ vọng có lãi trong năm 2024

Với tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng có lãi năm 2024 là 64,1%, lần đầu tiên sau 5 năm kể từ trước đại dịch COVID-19, tỷ lệ này vượt trên mức 60%.

Đầu tư - 14/12/2024 06:00

Đối tác của Dell, Macbook, HP tăng gấp đôi công suất sản xuất máy tính tại Nam Định

Đối tác của Dell, Macbook, HP tăng gấp đôi công suất sản xuất máy tính tại Nam Định

Tổng vốn đầu tư của dự án là 2.829 tỷ đồng, tương đương 120 triệu USD, trong đó, Tập đoàn Quanta Computer sẽ góp 70 triệu USD.

Đầu tư - 13/12/2024 15:30

Huế muốn hợp tác với Tập đoàn Fast Retailing để phát triển ngành Dệt may

Huế muốn hợp tác với Tập đoàn Fast Retailing để phát triển ngành Dệt may

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn Tập đoàn Fast Retailing hợp tác phát triển ngành Dệt may, đưa ngành này trở thành ngành công nghiệp chủ lực về xuất khẩu và đóng góp quan trọng vào GRDP của tỉnh.

Đầu tư - 13/12/2024 14:08

Tỷ trọng của Samsung trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm

Tỷ trọng của Samsung trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm

Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam mong muốn Chính phủ sẽ sớm ban hành nghị định để triển khai Quỹ Hỗ trợ đầu tư.

Đầu tư - 13/12/2024 11:13

Chủ dự án khu dân cư hơn 340 tỷ ở Nghệ An là ai?

Chủ dự án khu dân cư hơn 340 tỷ ở Nghệ An là ai?

Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh này chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án Khu dân cư mới tại xã Hưng Hòa, TP. Vinh để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

Đầu tư - 13/12/2024 10:14

Thêm 90 triệu USD vốn FDI vào Hải Dương

Thêm 90 triệu USD vốn FDI vào Hải Dương

Khu công nghiệp Đại An, Hải Dương vừa đón hai dự án thứ cấp của nhà đầu tư nước ngoài với tổng vốn 90 triệu USD.

Đầu tư - 13/12/2024 10:11