Nhóm hộ giàu nhất Việt Nam cũng khó sở hữu nhà ở?
VARS cho rằng, khả năng chi trả nhà ở đã giảm mạnh trong vài năm qua, đến mức nhóm đại diện cho 20% dân số có thu nhập cao nhất tại Việt Nam (phân loại của Tổng cục Thống kê), cũng không thể mua nhà, nếu xét theo quy tắc giá nhà không vượt quá 1/3 thu nhập.
Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2023 của Tổng cục Thống kê (GSO) cho thấy, nhóm có thu nhập cao nhất (nhóm gồm 20% dân số có thu nhập cao nhất - nhóm 5) có thu nhập bình quân 1 người 1 tháng đạt 14,47 triệu đồng tại Hà Nội; 13,8 triệu đồng tại Đà Nẵng; 13,26 triệu đồng tại TP.HCM; 13,9 triệu đồng tại Đồng Nai và 18,38 triệu đồng tại Bình Dương.
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, đây là nhóm được kỳ vọng có khả năng sở hữu nhà ở tại các đô thị lớn như Hà Nội hay TP.HCM mà không cần sự hỗ trợ từ Chính phủ.
Tuy nhiên, thực tế, khi đối diện với bài toán sở hữu nhà ở tại các đô thị lớn như Hà Nội hoặc TP.HCM, ngay cả nhóm này cũng gặp không ít trở ngại.
VARS giả định, nếu mỗi hộ gia đình có 2 người trong tuổi lao động đều thuộc nhóm 5 thì thu nhập bình quân của nhóm này ước tính khoảng 30 triệu đồng/tháng/hộ, tương đương với khoảng 360 triệu mỗi năm.
Khả năng chi trả tối đa, áp dụng quy tắc tài chính phổ biến là chi phí nhà ở không vượt quá 1/3 thu nhập là khoảng 6,7 triệu đồng mỗi tháng, tương đương khoảng 80 triệu đồng mỗi năm. Trong khi, mỗi căn hộ thương mại tại các đô thị lớn có giá dao động từ từ 40-70 triệu đồng/m2, tùy khu vực và phân khúc. Như vậy, 1 căn hộ có diện tích nhỏ (khoảng 60 m2) sẽ có giá khoảng 2,5-3,5 tỷ đồng.
Nếu nhóm 5 quyết định mua một căn hộ 60 m2 giá khoảng 3,5 tỷ đồng và vay ngân hàng 70% giá trị căn nhà, tức 2,45 tỷ đồng, với lãi suất 8%/năm trong vòng 20 năm, khoản trả góp hàng tháng sẽ vào khoảng 25-27 triệu đồng, tương ứng với khoảng hơn 300 triệu đồng mỗi năm.
Với mức chi trả tối đa 80 triệu đồng/năm, VARS cho rằng, nhóm này gần như không thể mua nhà.
Khoảng cách giữa thu nhập và giá nhà ngày càng rộng
Liên quan tới khả năng chi trả nhà ở giảm mạnh trong vài năm qua, VARS chỉ ra nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất, giá BĐS tại các đô thị lớn vốn đã vượt xa khả năng tài chính của đại đa số người dân, lại tăng nhanh, hơn gấp nhiều lần tốc độ tăng thu nhập.
Sau đại dịch, giá BĐS, nhất là loại hình căn hộ, tại các đô thị lớn có giá nhà cao nhất cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM liên tục tăng, thiết lập mặt bằng mới cao hơn từ 30% so với năm 2019. Trong khi nền kinh tế vẫn phải chật vật khắc phục hậu quả của dịch bệnh, thu nhập bình quân đầu người tại thành thị năm 2023 chỉ tăng khoảng 4% so với năm 2019.
Thu nhập bình quân của nhóm 5 tại Hà Nội và Đà Nẵng năm 2023 chỉ tăng lần lượt 3% và 7% so với năm 2019. Thậm chí, thu nhập bình quân của nhóm 5 tại TP.HCM còn ghi nhận mức tăng trưởng âm 8%. Điều này khiến khoảng cách giữa thu nhập và giá nhà ngày càng rộng, đặc biệt đối với những hộ gia đình thuộc nhóm trung lưu và cận cao cấp.
Thứ hai, do thiếu hụt nguồn cung nhà ở phù hợp. Cụ thể, nguồn cung nhà ở hiện nay chủ yếu tập trung vào phân khúc trung, cao cấp trở lên. Mặc dù nhu cầu ở phân khúc này cũng rất lớn nhưng nhu cầu nhà ở vừa túi tiền mới là nhu cầu chính của thị trường. Rất ít dự án nhà ở có giá dưới 30 triệu đồng/m², khiến đa số người dân, kể cả nhóm 5, không có lựa chọn phù hợp.
Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư lợi dụng sự khan hiếm nguồn cung của thị trường để tăng giá bán bất hợp lý, khiến mặt bằng giá BĐS tăng cao, ngay cả với các khu vực không có nhiều lợi thế về hạ tầng, cũng gây khó khăn cho những người có nhu cầu mua nhà ở thực.
Thứ ba, một trong những yếu tố chính thúc đẩy giá BĐS tăng vọt là do hành vi đầu cơ. Trong bối cảnh các kênh đầu tư khác còn nhiều biến động, tâm lý tích trữ tài sản và kỳ vọng giá BĐS tiếp tục tăng khiến nhiều người mua nhà đất không nhằm mục đích sử dụng thực tế. Họ mua nhà đất rồi bỏ hoang, không đưa vào sử dụng, chờ tăng giá, khiến tình trạng mất cân đối cung - cầu càng trở nên trầm trọng.
Thứ tư, chi phí tài chính. Mặc dù lãi suất đã giảm, nhưng, người vay mua nhà tại Việt Nam vẫn phải chịu lãi suất cho vay thả nổi sau ưu đãi từ khoảng 10% trở lên. Điều này cũng tạo áp lực về mặt tài chính cho người mua nhà.
Chi phí tài chính cùng với chi phí đầu tư, đất đai đang liên tục tăng cao cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển dự án của các doanh nghiệp BĐS và trực tiếp làm tăng giá nhà.
Như vậy, theo VARS, nhóm 5, đại diện “Top 20%” của cả nước cũng gặp khó khăn trong việc sở hữu nhà. Đồng nghĩa với việc các nhóm thu nhập thấp hơn gần như không có cơ hội. Nhu cầu về nhà ở của đại đa số người dân không được đáp ứng, không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống an sinh xã hội mà còn dẫn đến sự bất ổn dài hạn cho thị trường BĐS và tạo hệ lụy rủi ro kinh tế vĩ mô.
Trong dài hạn, VARS nhận định, ngoài việc tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế và vốn vay cho các dự nhà ở xã hội, nhà ở thương mại vừa túi tiền, Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh việc cải thiện hạ tầng kết nối, nhân rộng việc phát triển đô thị theo mô hình TOD - mô hình phát triển đô thị tập trung vào giao thông công cộng. Đây là xu hướng tất yếu để giải quyết bài toán về nhà ở cho người dân đô thị Việt Nam.
- Cùng chuyên mục
LG Electronics thu lợi bao nhiêu từ 2 nhà máy ở Hải Phòng trong năm nay?
Các nhà máy của LG Electronics tại Hải Phòng ghi nhận lợi nhuận tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm nay.
Đầu tư - 10/12/2024 11:32
Gần 140 triệu USD vốn FDI đăng ký vào Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc vừa trao giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI với tổng vốn gần 140 triệu USD đến từ các nhà đầu tư Thái Lan, Hàn Quốc và Anh Quốc…
Đầu tư - 10/12/2024 08:08
Bình Định đón dòng vốn 10 triệu USD từ Hồng Kông
Một doanh nghiệp từ Hồng Kông sẽ đầu tư Nhà máy sản xuất hàng nội - ngoại thất cao cấp tại Bình Định với tổng vốn 10 triệu USD. Lũy kế đến nay, địa phương này đã thu hút được 3 dự án FDI.
Đầu tư - 09/12/2024 16:11
Thừa Thiên Huế chi gần 463 tỷ làm 3,3km đường
Thừa Thiên Huế sẽ điều chỉnh, tăng vốn Dự án Đường trục chính kết nối Khu du lịch quốc gia Lăng Cô – Cảnh Dương với Quốc lộ 1A từ 358 tỷ đồng lên thành gần 463 tỷ đồng.
Đầu tư - 09/12/2024 13:56
Tháo điểm nghẽn mặt bằng cầu 1.300 tỷ bắc qua sông Nhật Lệ
Cầu Nhật Lệ 3 và đường dẫn lên hai đầu cầu hiện vẫn còn 7,32ha mặt bằng đang thực hiện trích đo, bồi thường giải phóng mặt bằng tại khu vực xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới.
Đầu tư - 09/12/2024 11:48
Loạt dự án trọng điểm ở Quảng Ngãi dời ngày về đích
Nhiều dự án do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông Quảng Ngãi làm chủ đầu vẫn chưa hoàn thành và tiếp tục được điều điều chỉnh thời gian thực hiện.
Đầu tư - 09/12/2024 11:47
Khánh Hòa lựa chọn nhà đầu tư cho loạt dự án nghìn tỷ
Khánh Hòa đã thu hút 25 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 50.654 tỷ đồng; trong đó, địa phương này đang lựa chọn nhà đầu tư cho nhiều dự án có vốn đầu tư nghìn tỷ đồng.
Đầu tư - 08/12/2024 18:22
Khởi động nhà máy sản xuất ô tô 7.300 tỷ thứ 5 của VinFast tại Hà Tĩnh
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại Khu Kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) đã chính thức được khởi động và khởi công tháng 7/2025. Đây là nhà máy ô tô điện VinFast thứ 2 của tập đoàn tại Việt Nam và thứ 5 trên toàn cầu.
Đầu tư - 08/12/2024 13:31
Mỹ chi gần 9 tỉ USD mua gỗ Việt
Dự báo năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, đạt gần 9 tỉ USD.
Đầu tư - 08/12/2024 10:37
Tham vọng của Đầu tư phát triển đô thị mới Quảng Ngãi
Chỉ trong tháng 11/2024, CTCP Đầu tư phát triển đô thị mới Quảng Ngãi là cái tên liên tục xuất hiện thực hiện hai dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Đầu tư - 07/12/2024 09:42
Thu hút FDI và cú hích từ NVIDIA
Thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA có thể tạo cú hích lớn cho thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt trong các ngành công nghiệp tiên phong.
Đầu tư - 07/12/2024 06:28
Động thái mới hai dự án nghìn tỷ của Tập đoàn Phúc Sơn ở Khánh Hòa
Làm việc với tỉnh Khánh Hòa, lãnh đạo Tập đoàn Phúc Sơn cam kết sẽ tiếp tục đầu tư các dự án mà doanh nghiệp đang triển khai dang dở trên địa bàn, trước mắt là hai dự án Nút giao Ngọc Hội và Đường Vành đai 2.
Đầu tư - 07/12/2024 06:27
'Đại sứ công nghệ' Hoàng Anh Tuấn chia sẻ hậu trường đầu tư của Nvidia tại Việt Nam
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển AI tại Việt Nam sẽ là một trong 3 trung tâm nghiên cứu phát triển AI đẳng cấp thế giới của Nvidia.
Đầu tư - 06/12/2024 16:41
Quảng Ngãi tăng cường hút vốn vào du lịch
Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ngãi sẽ tập trung thu hút đầu tư các khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp, các cơ sở lưu trú du lịch từ 3 sao trở lên.
Đầu tư - 06/12/2024 15:00
Google Việt Nam sẽ hoạt động từ quý II/2025
Google xác nhận mở công ty tại Việt Nam để phục vụ khách hàng quảng cáo tốt hơn và hỗ trợ quá trình chuyển đổi kỹ thuật số quốc gia.
Đầu tư - 06/12/2024 13:33
Công ty AI của Tập đoàn Vingroup vừa được Nvidia mua lại có quy mô ra sao?
Tại thời điểm ngày 14/11/2024, VinBrain có vốn điều lệ 627,7 tỷ đồng, do tư nhân trong nước sở hữu 100% vốn. Đây là doanh nghiệp được Tập đoàn Vingroup định hướng chuyên phát triển AI trong lĩnh vực y tế.
Đầu tư - 06/12/2024 13:32
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 3 day ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 4 day ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 3 week ago