Thu hút FDI 'xanh' nhờ lợi thế cảng biển

Nhàđầutư
Các chuyên gia cho rằng, đường bờ biển dài cùng hệ thống cảng biển dày đặc, giúp Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế trong thu hút FDI "xanh" vào KCN.
LIÊN THƯỢNG
19, Tháng 11, 2023 | 08:50

Nhàđầutư
Các chuyên gia cho rằng, đường bờ biển dài cùng hệ thống cảng biển dày đặc, giúp Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế trong thu hút FDI "xanh" vào KCN.

Empty

Cảng biển giúp Bà Rịa - Vũng Tàu có lợi thế thu hút FDI xanh. Ảnh: Liên Thượng

Trả lời phóng viên Nhadautu.vn bên lề Diễn đàn KCN Việt Nam 2023: Hướng tới tăng trưởng xanh, ông Vũ Minh Chí, Quản lý Cấp cao, Dịch vụ Khu công nghiệp, Avison Young Việt Nam cho rằng, Việt Nam có lợi thế thu hút đầu tư FDI vào KCN nhờ sỡ hữu đường bờ biển dài cũng hệ thống cảng biển.

"Với 3.260 km đường bờ biển, Việt Nam vốn có lợi thế chiến lược để trở thành trung tâm logistics trong khu vực và đây cũng là một trong những điểm mạnh của thị trường BĐS Khu công nghiệp trong thu hút đầu tư FDI", ông Chí phân tích.

Nắm bắt điều này, Chính phủ Việt Nam đang tích cực đầu tư phát triển hệ thống cảng biển cũng như hoàn thiện hạ tầng giao thông. Hai dự án đáng chú ý trong tương lai là “siêu cảng” trung chuyển quốc tế Cần Giờ và cảng nước sâu Trần Đề (Sóc Trăng).

Trong khi đó, các cảng hiện hữu như cảng cạn Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu) hay cảng Lạch Huyện (Hải Phòng) cũng đang tiếp tục phát triển hạ tầng vùng đệm quanh cảng chẳng hạn như trung tâm logistics, nhà kho, khu công nghiệp với các dịch vụ vận tải, kho bãi. Tất cả điều đó cho thấy nỗ lực phát huy thế mạnh để bổ trợ cho hoạt động logistics và xuất khẩu, từ đó thu hút FDI bền vững và hiệu quả.

Để đón đầu làn sóng đầu tư công, một số chủ đầu tư nước ngoài lớn trong ngành như WHA (Thái Lan), Gaw NP Industrial (Hồng Kông), Gelex – Fraser Property Vietnam hay liên doanh Sembcorp – Becamex… đã và đang tích cực mở rộng quỹ đất và đầu tư vào hạ tầng công nghiệp trong năm 2023.

Mặt khác, các nhà sản xuất đa quốc gia vẫn tiếp tục tìm kiếm và chuẩn bị sẵn quỹ đất phù hợp tại Việt Nam để thiết lập dây chuyền sản xuất một khi thương mại toàn cầu ổn định trở lại, vốn được kỳ vọng trong thời gian tới.

Đơn cử như Bà Rịa - Vũng Tàu. Địa phương này  được biết đến với hệ thống cảng biển và khu công nghiệp sinh thái.

Ông Lê Xá, Phó Ban phụ trách Ban Quản lý các KCN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, định hướng phát triển của Bà Rịa - Vũng Tàu thời gian qua mạnh về công nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng.

Empty

Phú Mỹ III là một trong những KCN sinh thái kiểu mẫu. Ảnh: LT

"Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 4 lợi thế và nhiều tiềm năng đáp ứng về phát triển công nghiệp. Trong đó, lợi thế lớn nhất là sở hữu cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải là cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam. Lợi thế thứ hai là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dồi dào. Nguồn khí gas tự nhiên trong nước được khai thác và cung cấp bằng hệ thống đường ống dẫn khí.

Thứ ba là nguồn nước "mềm" sạch phù hợp phát triển công nghiệp nặng với trữ lượng lớn từ các đập, hồ chứa. Thứ tư là nguồn điện ổn định từ các tổ hợp nhà máy nhiệt điện khí với sản lượng 4.100MW, cung cấp nguồn điện sản xuất và sinh hoạt ổn định cho cả khu vực miền Nam và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu", ông Xá khẳng định.

Với các lợi thế nổi bật này, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thu hút thành công rất nhiều nhà đầu tư trong ngành sản xuất vật liệu cơ bản như các tổ hợp nhà máy thép, hóa dầu, hóa chất, dầu khí, giấy, vật liệu xây dựng...

Để tận dụng phát huy tiềm năng và lợi thế đặc biệt của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tiến hành khảo sát thực trạng phát triển của Bà Rịa – Vũng Tàu vào năm 2017.

Từ báo cáo khảo sát này, JICA đã đề xuất chương trình "Sáng kiến phát triển kinh tế dự trên tiềm năng và lợi thế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu" (gọi tắt là chương trình PBEG). Chương trình PBEG đã được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chính thức phê duyệt vào tháng 9/2018.

Năm 2021, Ban Quản lý các KCN Bà Rịa - Vũng Tàu đã tham mưu chính quyền tỉnh sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản với mục tiêu chính của dự án là triển khai các hoạt động xây dựng mô hình KCN kiểu mẫu - KCN thông minh theo định hướng sinh thái trên các tiêu chí KCN sinh thái và áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành trong lĩnh vực công nghiệp của địa phương tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Dự án sẽ triển khai trong vòng 4 năm đến năm 2027, trước mắt sẽ triển khai các hoạt động dự án tại KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3, từ kết quả đạt được sẽ nhân rộng mô hình triển khai đến các khu công nghiệp còn lại trên địa bàn tỉnh.

Trong khi đó, khảo sát KPMG với 200 doanh nghiệp FDI cho thấy, xếp theo thứ tự ưu tiên, yếu tố đầu tiên khiến các doanh nghiệp này quyết định rót vốn là vị trí khu công nghiệp (đường giao thông gần cảng hàng không, cảng biển…), nguồn nhân lực. Tiếp đến là hạ tầng điện nước...

Về mô hình KCN, xu thế sẽ là mô hình sinh thái – xu hướng của thế giới; KCN đô thị dịch vụ - công nhân có chỗ ở và yên tâm làm việc; KCN thông minh là bắt buộc, quản lý, kết nối hệ thống điện, xử lý nước thải cần thông minh; KCN tích hợp logistics, nhà kho, bến cảng. Đối với triển vọng dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ