Các KCN phía Nam: Đẩy mạnh liên kết đón dòng vốn FDI mới

Nhàđầutư
Thực trạng hiện nay của các khu công nghiệp (KCN) phía Nam là thiếu tính liên kết, đồng bộ, phát triển mạnh mẽ để có thể đón dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mới, đang chảy mạnh vào các ngành công nghiệp bán dẫn, năng lượng tái tạo.
LIÊN THƯỢNG
23, Tháng 10, 2023 | 06:50

Nhàđầutư
Thực trạng hiện nay của các khu công nghiệp (KCN) phía Nam là thiếu tính liên kết, đồng bộ, phát triển mạnh mẽ để có thể đón dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mới, đang chảy mạnh vào các ngành công nghiệp bán dẫn, năng lượng tái tạo.

36c50a4bb560613e3871 (1)

Các KCN phía Nam cần đẩy mạnh logistics và liên kết vùng. Ảnh: Thiên Kỳ.

Lực hút từ ngành công nghiệp bán dẫn, NLTT 

Ông Đỗ Văn Sử, Cục phó Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT) cho biết, thời gian gần đây, Việt Nam đang đón sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư mới từ khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ vào ngành năng lượng tái tạo (NLTT) và sản xuất chip.

"Bên cạnh các đối tác truyền thống như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc,... dòng vốn đầu tư đang có sự dịch chuyển tương đối của các nhà đầu tư từ khu vực Tây Âu như Đức, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha vào các ngành NLTT".

Cùng đó còn có sự xuất hiện ngày càng nhiều các nhà đầu tư đến từ khu vực Bắc Mỹ, đặc biệt là các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Mới đây, Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ cùng nhiều doanh nghiệp đã đến Việt Nam tìm hiểu môi trường đầu tư như là một địa điểm dịch chuyển sản xuất chip.

Theo ông Sử, sở dĩ có sự dịch chuyển trên là vì trong 2 năm vừa qua, kể từ khi Chính phủ Việt Nam cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 thì rất nhiều tập đoàn năng lượng quốc tế đã đến Việt Nam tìm cơ hội đầu tư vào ngành NLTT. Đi kèm với các tập đoàn này, là hàng loạt doanh nghiệp cung ứng trong lĩnh vực chế biến, chế tạo.

Bên cạnh tính hấp dẫn đến từ lĩnh vực NLTT, chiến lược Trung Quốc +1 của nhiều công ty đa quốc gia cũng góp phần không nhỏ vào sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài, khởi nguồn từ các nhà đầu tư Nhật Bản, đến tiếp là Hàn Quốc, sau đó là nhà đầu tư châu Âu và Hoa Kỳ.

"Nhiều nhà đầu tư đã định hình lại dòng vốn để tận dụng cơ hội và tái cơ cấu lại chuỗi cung ứng, trong đó Đông Nam Á nổi lên như một bệ đỡ chuỗi cung ứng mới. Trong đó, Việt Nam được quan tâm nhất", ông Đỗ Văn Sử nói.

Mới đây, sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, Marvell Techonology Group - tập đoàn công nghệ của Mỹ cũng tuyên bố sẽ thành lập trung tâm thiết kế bán dẫn hàng đầu thế giới tại TP.HCM.

Tại Việt Nam, Marvell đã hoạt động từ năm 2013. Sau 10 năm xuất hiện ở thị trường Việt, công ty hiện có khoảng 300 nhân viên, trong đó 97% nhân sự là kỹ sư chất lượng cao, trình độ cao trong thiết kế vi mạch và điện tử.

Trước đó Intel là công ty sản xuất chip của Hoa Kỳ vào Việt Nam đầu tư tại Khu Công nghệ cao TP.HCM từ 2010. Sau 13 năm hiện diện tại Việt Nam, Intel đã xuất xưởng tổng cộng hơn 3,5 tỷ đơn vị sản phẩm. Intel Việt Nam hiện đã sản xuất nhiều sản phẩm đa dạng của công ty bao gồm cả vi xử lý Meteor Lake mới nhất chuẩn bị ra mắt. Sản lượng của Intel Việt Nam hiện chiếm tổng cộng trên 50% sản lượng lắp ráp và thử nghiệm trên toàn cầu.

Nhà máy Intel Products Việt Nam đã đóng góp khoảng 78,6 tỷ USD giá trị xuất khẩu kể từ khi nhà máy có mặt tại Việt Nam. Tính riêng năm 2022, con số là 11,5 tỷ USD và nửa đầu năm 2023 là 4,1 tỷ.

Con số này chiếm khoảng 52% tổng kim ngạch xuất khẩu của Khu Công nghệ cao TP.HCM, 16% kim ngạch xuất khẩu điện tử/linh kiện cả nước và khoảng 21% tổng kim ngạch xuất khẩu của TP.HCM, nhà máy đang tạo ra khoảng 6.500 việc làm.

Đẩy mạnh liên kết vùng

Theo các chuyên gia, loạt động thái mới của các ông lớn FDI thời gian qua tại khu vực phía Nam cho thấy tiềm năng thu hút đầu tư lớn của các KCN tại thị trường này.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, rất nhiều doanh nghiệp FDI đang đặt ra những yêu cầu khác biệt về sản xuất, vận hành, quản lý, phát triển ngành NLTT, công nghiệp bán dẫn điều mà nhiều KCN ở Việt Nam chưa đáp ứng được do vướng cơ chế, chính sách và nhiều yếu tố liên quan.

LS. Hoàng Nguyễn Hạ Quyên, Luật sư điều hành Công ty Luật TNHH LNT & Partners, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đến việc sử dụng điện năng lượng áp mái cho nhà xưởng tại các KCN.

"Chúng tôi đã tư vấn cho rất nhiều doanh nghiệp FDI về vấn đề này. Về pháp lý, sử dụng điện năng lượng mái nhà tại các KCN đang gặp vướng rất nhiều. Ví dụ, một nhà đầu tư được cấp giấy phép sản xuất tại KCN, họ sử dụng mái nhà xưởng để sản xuất điện năng lượng phục vụ nhu cầu. Giấy phép không cho họ sản xuất hay bán điện chẳng hạn. Họ cho một doanh nghiệp chuyên sản xuất điện năng lượng thuê mái nhà xưởng để sản xuất. Điều này lại gặp vướng ở pháp lý bởi trong giấy phép đầu tư ở các KCN không có chức năng cho thuê bất động sản", bà Quyên nêu những bất cập mà doanh nghiệp đầu tư điện năng lượng đang gặp phải.

Trong khi đó, một doanh nghiệp FDI đang đầu tư vào ngành NLTT (xin không nêu tên) cho biết, một trong những vướng mắc lớn nhất của các doanh nghiệp ngành này là phải xin rất nhiều loại giấy phép và chưa có cơ chế được phép hoà lưới điện quốc gia.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công thương cho biết, chưa có khung khổ pháp lý cụ thể về vấn đề hoà lưới điện. Còn ông Nguyễn Văn Yên, Chánh Văn phòng Hiệp hội Năng lượng Việt Nam lý giải về việc chưa có hành lang pháp lý rõ ràng về đầu tư điện mặt trời tại KCN, chủ yếu liên quan đến giá cả mua bán điện.

"Giá điện mặt trời được ưu đãi là để tự sản tự tiêu khoảng 9,35 cent/kWh (khoảng hơn 2.000 đồng). Nhưng nhiều doanh nghiệp xây dựng trang trại điện làm điện mặt trời lại để bán cho EVN. Còn giá EVN bán ra thị trường chỉ được 7,2 cent/kWh. Điều này gây thiệt hại cho chính phủ, nhà nước", ông Yên cho biết.

Một trong những vấn đề của các KCN phía Nam được các chuyên gia chỉ ra là liên kết vùng, logistics.

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho biết, các doanh nghiệp có thể tự đầu tư vào chính cơ sở của mình như kho, bãi, cảng… nhưng về kết nối hạ tầng giữa các tỉnh, thành trong vùng, giữa khu sản xuất chế biến, khu công nghiệp với cảng, sân bay và giữa vùng với các thị trường thì doanh nghiệp không làm được. 

Đơn cử, như tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Địa phương này sở hữu cụm cảng biển lớn, song, lại thiếu tính kết nối ngay nội bộ địa phương. Việc liên kết với các cảng TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai vẫn còn khá yếu dẫn đến vấn đề liên kết vùng chưa được triển khai đồng bộ và mạnh mẽ.

Theo các chuyên gia, thực tế hiện nay, vận tải đường bộ vẫn là phương thức đảm nhận thị phần và kết nối các phương thức vận tải trong vùng Đông Nam Bộ, trong khi đó hạ tầng đường bộ đang bị quá tải, xuống cấp, các phương thức vận tải khác chưa được phát triển.

Số liệu từ VCCI cho biết hiện khu vực Đông Nam Bộ có khoảng 14.800 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, chiếm gần 50% tổng số doanh nghiệp logistics cả nước. Trong đó, tập trung chủ yếu tại TP.HCM với hơn 11.000 doanh nghiệp, Bình Dương gần 1.700 doanh nghiệp và Đồng Nai hơn 1.200 doanh nghiệp. Vùng đảm nhận 45% tổng khối lượng hàng hóa và hơn 60% khối lượng hàng container của cả nước thông qua hệ thống cảng Cát Lái (TP.HCM), Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Ngoài ra, hệ thống dịch vụ kho bãi, trung tâm logistics sau cảng của khu vực chưa theo kịp xu thế, thiếu hụt các dịch vụ logistics như mạng lưới dịch vụ kho tổng hợp hàng hóa, ICD, kho lạnh, dịch vụ về container như vệ sinh, sửa chữa, cung cấp pallet, đóng gói hàng hóa theo yêu cầu….

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ