Thu hút FDI thế hệ mới: Bốn giải pháp biến cơ hội thành hiện thực

Nhàđầutư
Việt Nam được đánh giá là có sức hút lớn đối với các tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh xu hướng phi toàn cầu hóa ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, để biến cơ hội thành thách thức, GS.TSKH Nguyễn Mại đưa ra 4 giải pháp cần làm ngay để thu hút FDI thế hệ mới.
ĐÌNH VŨ
26, Tháng 03, 2024 | 16:36

Nhàđầutư
Việt Nam được đánh giá là có sức hút lớn đối với các tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh xu hướng phi toàn cầu hóa ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, để biến cơ hội thành thách thức, GS.TSKH Nguyễn Mại đưa ra 4 giải pháp cần làm ngay để thu hút FDI thế hệ mới.

433684725_1103599700971212_4453035003744948580_n

Lễ công bố Báo cáo thường niên FDI năm 2023. Ảnh: Trọng Hiếu

Trình bày nội dung Báo cáo thường niên FDI năm 2023 sáng 26/3, GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE, Chủ biên báo cáo cho biết, điểm rất đáng lưu ý là xu hướng phi toàn cầu hóa ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt rõ ràng hơn khi Hoa Kỳ và Châu Âu áp dụng các chiến lược bảo hộ để giảm bớt sức ảnh hưởng của Trung Quốc. 

"Xu hướng này mở ra những triển vọng mới cho nhiều quốc gia đang phát triển, có độ mở lớn như Việt Nam trong việc thu hút nhiều dự án FDI có chất lượng tốt hơn từ các quốc gia Châu Á như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan", Chủ tịch VAFIE nhận định.

GS-TSKH. Nguyễn Mại đánh giá, Việt Nam có sức hút lớn đối với các tập đoàn đa quốc gia do có sự ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế có triển vọng phục hồi, quy mô dân số trên 100 triệu người, lao động có kỹ năng và chi phí nhân công rẻ. Cùng với đó là những hiệu ứng lớn đến từ kết quả nổi bật trong quan hệ ngoại giao với các đối tác quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nga, Ấn Độ,Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Cộng đồng ASEAN.

Tuy nhiên, thu hút FDI của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: Việc các nước phát triển áp dụng quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu sẽ làm giảm vai trò của các ưu đãi truyền thống; Thủ tục hành chính tuy đã cắt giảm nhiều nhưng vẫn phức tạp, làm tốn thêm thời gian và chi phí cho nhà đầu tư và doanh nghiệp; Việt Nam chuyển hướng ưu tiên thu hút FDI các ngành công nghệ tương lai nhưng chưa có thể chế, chính sách, cơ chế tương xứng....

433958441_1125207488794349_7158903289640837171_n

GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE, Chủ biên Báo cáo thường niên FDI. Ảnh: Trọng Hiếu

Để hoá giải thách thức, biến cơ hội thành hiện thực, GS.TSKH Nguyễn Mại nhấn mạnh 4 giải pháp gồm:

Một là hoàn thiện thể chế, luật pháp. Theo đó, cần cải cách thể chế, phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Tăng cường phân cấp, phân quyền phải đi đôi với kiểm tra, giám sát, phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các đơn vị được phân cấp, phân quyền.

Thứ 2 là nâng cao tiềm lực nội sinh để khu vực kinh tế FDI có tác động lan tỏa với doanh nghiệp trong nước thông qua chuyển giao công nghệ, phương thức quản trị doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chuyên gia, người lao động có đủ năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu thì cần phát triển đối ngũ doanh nhân và doanh nghiệp dân tộc ngày càng vững mạnh.

Thứ 3 là hiện đại hóa hạ tầng kinh tế xã hội, đặc biệt là hạ tầng năng lượng sạch đáp ứng đòi hỏi của mục tiêu Net Zero. Đi cùng với đó là đầu tư đồng bộ để hiện đại hóa hạ tầng số, nhất là hạ tầng thông tin và truyền thông, hạ tầng cho Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

Cuối cùng là thúc đẩy, cải cách nền hành chính quốc gia. Tiếp tục cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, định ra thời hạn buộc các địa phương, cơ quan hành chính thực hiện các thủ tục hành chính tại một Trung tâm.

433974256_447762304388038_6610853836002061263_n

 

Góp ý về Báo cáo thường niên FDI năm 2023, TS. Đào Hoàng Tuấn, Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, rất ấn tượng với báo cáo khi có cả những thông tin về bối cảnh vĩ mô toàn cầu đến những thông tin cụ thể trong hoạt động đầu tư quốc tế và thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn hiện nay.

Ông Tuấn cho rằng, chúng ta đang đứng nhiều cơ hội thuận lợi trong thu hút đầu tư khi căng thẳng kinh tế thế giới đã hạ nhiệt, chi phí vốn vay giảm, đầu tư có xu hướng tăng, cùng với đó thế đầu tư xanh, đặc biệt trái phiếu xanh - một trong những trọng tâm định hướng thu hút đầu tư của Việt Nam. Điều này trở thành là cơ hội cho Việt Nam trong thu hút đầu tư FDI thế hệ mới.

Qua đó, ông Tuấn đề xuất Báo cáo có thể làm rõ hơn về câu chuyện tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam. Để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cần DN Việt Nam đủ lớn mới tham gia sâu được, còn DN Việt yếu sẽ rất khó.

Ở khía cạnh khác, TS. Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ Thuế Doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế đánh giá, Việt Nam đã làm rất tốt khi tham gia được 17 FTAs (hiệp định thương mại tự do) nhưng doanh nghiệp lại không tận dụng hết lợi ích từ các FTAs này.

Theo đó, ông Phụng cho rằng, cần có những đánh giá thực tiễn, từ đó đưa ra các cảnh báo về tình trạng DN trong nước cho DN nước ngoài thuê lại mặt bằng sản xuất, tận dụng các ưu đãi thuế mà Việt Nam được hưởng. "Điều này có thể mang lại lợi ích trước mắt cho doanh nghiệp nhưng lại ảnh hưởng tới môi trường đầu tư, lợi ích của thế hệ sau", nguyên Vụ trưởng Vụ Thuế Doanh nghiệp lớn chia sẻ.

PGS-TS. Bùi Tất Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, Báo cáo có nhiều tư liệu có ý nghĩa tham khảo tốt, phong phú, có so sánh, đánh giá cụ thể trong khu vực và các nước trên thế giới.

Góp ý hoàn thiện báo cáo, ông Thắng cho rằng, nhóm vấn đề "nhìn về trong nước" nên bổ sung các định hướng kinh tế-xã hội Việt Nam thông qua Quy hoạch ngành quốc gia (đặc biệt lĩnh vực kết cấu hạ tầng, giao thông) - là những lĩnh vực chủ chốt mà nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.

Ông Thắng kỳ vọng, báo cáo có những thông tin bổ ích cho tổ biên tập văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV tham khảo về cả số liệu và các nhận định; mong muốn báo cáo FDI 2024 sẽ chọn chủ đề "FDI và phát triển công nghiệp bản địa Việt Nam".

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ