Thị trường mới nổi châu Á triển vọng vượt trội so với khu vực khác

Theo phân tích của Bloomberg, các thị trường mới nổi châu Á có triển vọng vượt trội so với các khu vực khác, trong đó Malaysia là quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng.
NHƯ TÂM
30, Tháng 11, 2018 | 09:53

Theo phân tích của Bloomberg, các thị trường mới nổi châu Á có triển vọng vượt trội so với các khu vực khác, trong đó Malaysia là quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng.

nhadautu - tt moi noi

 

Bốn trong số 6 nền kinh tế đứng đầu bảng xếp hạng của Bloomberg đến từ châu Á, gồm Malaysia, Trung Quốc, Philippines và Thái Lan.

Malaysia vẫn là quốc gia đứng đầu danh sách nhờ thặng dư tài khoản vãng lai, triển vọng tăng trưởng kinh tế và định giá khá ổn định. Số liệu tuần trước cho thấy lạm phát trong tháng 10 của Malaysia tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, lợi suất trái phiếu chính phủ Malaysia kỳ hạn 10 năm là 4,17%.

Trung Quốc và Thái Lan đang có tài khoản vãng lai thặng dư, tăng trưởng tương đối mạnh và lạm phát an toàn. Với Philippines, ảnh hưởng từ tài khoản vãng lai thâm hụt và lạm phát cao phần nào được xóa bỏ nhờ tốc độ tăng trưởng hơn 6%.

Xếp cuối bảng, vị trí thứ 20, là Thổ Nhĩ Kỳ. Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ dự báo tăng trưởng 0,8% trong năm 2019, giảm so với con số ước tính 3,5% trong năm nay, theo một khảo sát của Bloomberg. Lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 10 đạt 25,2%, cao nhất kể từ năm 2003.

“Sự chú ý hiện tập trung vào triển vọng tăng trưởng kinh tế của từng nền kinh tế mới nổi trong bối cảnh lãi suất liên tục tăng”, Tsutomu Soma, người đứng đầu bộ phận ủy thác đầu tư và tài sản cố định tại SBI Securities, Tokyo, Nhật Bản, nói.

“Nhà đầu tư cũng giải mã xem mỗi quốc gia bị ảnh hưởng thế nào bởi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Họ sẽ tiếp tục chọn lọc hơn nữa các khoản đầu tư”.

Phương thức Bloomberg sử dụng

Các nền kinh tế được chọn nằm trong chỉ số MSCI Các thị trường mới nổi (EM) hoặc trong thước đo Bloomberg Barclays theo dõi trái phiếu chính phủ EM bằng đồng bản địa.

Định giá được tính dựa trên lợi suất thực, P/E chỉ số chứng khoán MSCI và tỷ giá hối đoái thực tế.

Z-score, độ lệch chuẩn một điểm dữ liệu nhất định so với mức trung bình, của các nền kinh tế được đánh giá dựa trên GDP, cán cân tài sản vãng lai, xếp hạng và lợi suất thực. Z-score đối với tỷ giá hối đoái thực tế và P/E dựa trên so sánh lịch sử.

Với dự trữ, các nền kinh tế đáp ứng tỷ lệ an toàn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế được 0 điểm, không đạt tiêu chuẩn được -1 điểm.

Số liệu tăng trưởng GDP và cán cân tài sản vãng lai lấy từ các dự báo trong năm 2018 và 2019 của Bloomberg. Số liệu rủi ro tín dụng lấy từ S&P Global Ratings, tỷ giá hối đoái thực tế dựa trên thông tin của JPMorgan Chase&Co.

(Theo Bloomberg)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24610.00 24930.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30551.00 31735.00 31684.00
HKD 3105.00 3117.00 3219.00
CHF 27051.00 27160.00 28008.00
JPY 159.87 160.51 167.97
AUD 15844.00 15908.00 16394.00
SGD 18015.00 18087.00 18623.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 17865.00 17937.00 18467.00
NZD   14602.00 15091.00
KRW   17.66 19.27
DKK   3523.00 3654.00
SEK   2299.00 2389.00
NOK   2259.00 2349.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ