Thị trường chứng khoán: Sức bật mùa đại hội cổ đông

PHAN LAN HƯƠNG
06:18 13/04/2021

VN-Index tiếp tục vững vàng trên mốc cản tâm lý 1.200 điểm từ những ngày đầu tháng 4. Nếu như tháng 3, chỉ có nhà đầu tư cá nhân bền bỉ mua ròng, cục diện tháng 4 đã có biến chuyển.

z-a-5120

Mùa đại hội này là cơ hội để nhà đầu tư sàng lọc, tìm ra những công ty có chỉ số tốt. Ảnh: Dũng Minh.

Thiết lập nền giá mới

Bất cứ nhịp điều chỉnh nào đều được các chuyên gia cho là cơ hội để tích luỹ cổ phiếu cho danh mục đầu tư quý II với yếu tố hỗ trợ đến từ thông tin kết quả kinh doanh quý I tích cực và kế hoạch tăng trưởng được tiết lộ trong mùa đại hội đồng cổ đông.

Nhận định trên được hầu hết các chuyên gia, cũng như công ty chứng khoán phát đi trong báo cáo chiến lược quý II của mình.

Đặc biệt, trong tháng 4, tháng cao điểm về thông tin kết quả kinh doanh quý I và các kỳ họp đại hội đồng cổ đông, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Rồng Việt cho rằng, đây sẽ là khoảng thời gian bản lề phản ánh rõ nét sự phục hồi và tăng trưởng đột biến so với mức đáy về lợi nhuận vào cùng kỳ năm ngoái của nhiều doanh nghiệp.

Qua đó, nhìn dài hạn hơn, họ lạc quan về kết quả kinh doanh quý II và năm 2021 của phần lớn những doanh nghiệp đang nằm trong danh mục theo dõi.

Công ty Chứng khoán SSI cũng nhận định đỉnh tăng trưởng sẽ rơi vào quý II với nhiều tin tức tích cực hỗ trợ, trên cả bình diện quốc tế và trong nước. “Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng GDP so với cùng kỳ của quý II/2021 sẽ là đỉnh của năm 2021 và đạt mức 6 - 6,5% trong cả năm 2021 và 7% năm 2022”.

Với những nhận định lạc quan như vậy, giới chuyên môn đều chia sẻ quan điểm chung: “Điều chỉnh là cơ hội gia tăng tỷ trọng”.

Thực tế cũng cho thấy, trong 2 phiên thị trường giảm điểm cuối tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức trong nước đã thay đổi vị thế sang mua ròng. Họ mua cổ phiếu ngành bất động sản, tài nguyên cơ bản như nhóm thép và chuyển sang bán ròng cổ phiếu ngân hàng, thực phẩm đồ uống.

Thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức cao gần 19.000 tỷ đồng bất chấp tình trạng nghẽn lệnh có vẻ trầm trọng hơn ở HOSE khi ngay trong giờ giao dịch sáng, nhiều công ty chứng khoán lớn đã gửi khuyến nghị “HOSE có tình trạng không trả lệnh giao dịch, nhà đầu tư cần lưu ý khi đặt lệnh”.

Thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức cao gần 19.000 tỷ đồng bất chấp tình trạng nghẽn lệnh có vẻ trầm trọng hơn ở HOSE.

Sôi động rõ rệt là các cổ phiếu của doanh nghiệp có những câu chuyện mới để kể trong mùa đại hội đồng cổ đông năm nay.

Đơn cử, phiên giao dịch ngày 8/4, cổ phiếu DIG đã bùng nổ khi khớp lệnh hơn 10 triệu đơn vị, giá chạm 31.000 đồng/cổ phiếu. Nếu cộng cả 10% cổ tức bằng cổ phiếu vừa chốt quyền, thị giá DIG hiện xấp xỉ 34.000 đồng/cổ phiếu, chỉ cách đỉnh ngắn hạn 36.000 đồng/cổ phiếu không xa và có nhiều khả năng chinh phục đỉnh giá mới.

DIG được cả quỹ đầu tư và nhiều công ty chứng khoán đánh giá tốt nhờ quỹ đất ven đô rộng lớn, cộng với sự thay đổi mạnh mẽ về quản trị trong năm 2021 dẫn tới năng lực phát triển dự án tốt hơn.

Tương tự, các cổ phiếu có “kết quả kinh doanh tốt hơn mong đợi” trong quý I và có kỳ vọng tăng trưởng rõ ràng trong năm 2021 được nhiều công ty chứng khoán khuyến nghị và các nhà đầu tư kỳ cựu tập trung.

Vì vậy, thông tin mới ở các cuộc họp đại hội đồng cổ đông nhận được sự quan tâm của cộng đồng nhà đầu tư - bởi đây là lực kéo chất lượng cho cổ phiếu, cũng là động lực để thúc đẩy các chỉ số tăng điểm.

Cổ phiếu AGG của An Gia ghi nhận mặt bằng giá mới, hiện đạt 42.000 đồng/cổ phiếu, tăng 11% trong vòng 1 tháng, mức giá trên 4x được xác lập sau khi Công ty công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông với kế hoạch kinh doanh năm 2021 tăng trưởng gấp đôi về doanh số, mục tiêu 3.600 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ 500 tỷ đồng, tăng 21%.

Đặc biệt, ngay trong đại hội đồng cổ đông, An Gia đã trình cổ đông kế hoạch điều chỉnh, có phần tích cực hơn, đó là sản lượng bán hàng 3.600 sản phẩm, thay cho số cũ là 3.000 căn, tương ứng doanh số bán hàng ước đạt 8.000 tỷ đồng.

Năm 2021, An Gia dự kiến có thể đạt doanh thu 3.600 tỷ đồng, phần chênh lệch còn lại là “của để dành” khi các dự án đủ điều kiện ghi nhận.

Sau động thái quỹ ngoại Creed Group thoái vốn, nhiều cổ đông có phần e ngại, nhưng thông tin về định hướng kinh doanh và các kế hoạch mở rộng quỹ đất của An Gia chia sẻ trong đại hội đã giúp cổ đông an tâm phần nào.

Chẳng hạn, hai dự án The Sóng và Sky 89 đang trong giai đoạn bàn giao; tiếp tục ra mắt giỏ hàng mới các dự án Westgate tại Bình Chánh, TP.HCM, dự án The Standard tại Bình Dương. Mặt khác, An Gia đã đi tới bước cuối cùng để có thể mua lại quỹ đất 3 ha ở Bình Dương, quy mô dự kiến 3.000 sản phẩm.

Theo ông Nguyễn Bá Sáng, Chủ tịch Hội đồng quản trị An Gia, mỗi năm, Công ty dành 3.000 - 5.000 tỷ đồng để mua quỹ đất phục vụ cho 3 năm tiếp theo. An Gia được nhiều tổ chức tài chính tài trợ, nhưng cũng phải tiết chế lại, không gom quỹ đất quá nhiều cùng một lúc để tránh áp lực chi phí tài chính và có điều kiện để chọn lựa dự án kỹ càng, phù hợp với quy mô của Công ty.

Điểm chung của nhiều đại hội đồng cổ đông năm nay là câu chuyện tăng vốn thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu, hoặc phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu, vốn đang thuận lợi khi giá cổ phiếu tăng cao.

Tại đại hội đồng cổ đông của Công ty cổ phần Licogi 16 (LCG), Tổng giám đốc Tăng Quốc Thuộc cho biết, trong mảng xây lắp hạ tầng giao thông, Công ty có hợp đồng với giá trị đạt khoảng 3.400 tỷ đồng. Ở mảng xây lắp năng lượng tái tạo, giá trị hợp đồng đã ký đạt hơn 5.500 tỷ đồng.

Điểm nhấn đáng chú ý khác được nhà đầu tư quan tâm tại LCG là kế hoạch chuyển nhượng một phần vốn góp hoặc toàn bộ vốn góp ở dự án Điền Phước, Long Tân City. Dự kiến, khoản này có thể mang về nguồn thu tốt cho LCG trong năm 2021.

Cổ phiếu TTF của Công ty cổ phần Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) bật tăng mạnh mẽ hơn 10% trong tuần qua. Thông tin ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch Hội đồng quản trị TTF trả lời Báo Đầu tư Chứng khoán về con số sau kiểm toán của TTF có chênh lệch nhưng vẫn dương đã tháo gỡ những lo lắng của không ít nhà đầu tư trên thị trường khi mua vào cổ phiếu, đó là khả năng huỷ niêm yết bắt buộc khi 3 năm liên tiếp thua lỗ.

Chưa hết, ông Tín chia sẻ thêm, các vấn đề sai sót về số liệu cũ đã xử lý xong. TTF sẽ trả hết nợ xấu tại DongA Bank trong năm nay.

Các thông tin trong đại hội đồng cổ đông sắp tới của TTF dự báo thu hút đông đảo nhà đầu tư. Theo một nhà đầu tư đang nắm giữ nhiều cổ phiếu TTF, anh mua cổ phiếu TTF theo tín hiệu dòng tiền, nhưng vẫn để ý tới các yếu tố liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo nhà đầu tư này, TTF là “hàng hồi sinh” nên các thông tin tích cực về hoạt động kinh doanh là yếu tố giảm thiểu rủi ro khi tham gia sóng TTF trên thị trường. “Nếu không có tiến triển về kinh doanh và các vấn đề nội tại của doanh nghiệp, thì TTF chỉ là cổ phiếu đầu cơ thuần tuý và rất rủi ro”, nhà đầu tư này nhìn nhận.

Một số nhà đầu tư dài hạn thì nhìn vào tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp làm kim chỉ nam cho quyết định đầu tư.

Mới đây, REE được các công ty chứng khoán dự báo tăng tỷ trọng trong đợt cơ cấu chỉ số VN Diamond sắp tới.

Quỹ VFMVN Diamond ETF sử dụng chỉ số VN Diamond làm cơ sở. Việc thay đổi thành phần và tỷ trọng cổ phiếu trong rổ VN Diamond sẽ tác động lớn đến hoạt động giao dịch của Quỹ VN Diamond ETF.

Theo dự báo của nhiều công ty chứng khoán, REE có thể được quỹ ETF này mua thêm 1,9 triệu cổ phiếu, thậm chí VNDIRECT còn dự báo, REE sẽ được mua vào 3,9 triệu cổ phiếu.

Chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2021, bà Mai Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị REE cho biết, mảng điện có nhiều dư địa tăng trưởng, chẳng hạn, giá bán điện từ dự án Thượng Kon Tum có thể lên mức trần là 1.200 đồng/kWh. “Hai tổ máy có thể đạt 5,2 triệu kWh/ngày và nếu nguồn nước đầy đủ thì mỗi năm có thể đạt 1 tỷ kWh”, bà Mai Thanh tiết lộ.

z-b-9992

Thanh khoản sôi động ở các cổ phiếu của doanh nghiệp có những câu chuyện mới để kể trong mùa đại hội cổ đông năm nay. Ảnh: Dũng Minh

Đua nhau chia “của để dành”

Nét chung trong nhiều cuộc họp đại hội đồng cổ đông sắp diễn ra là doanh nghiệp chia cổ tức bằng cổ phiếu và chia thưởng tỷ lệ lớn.

Chẳng hạn, MBB dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 35%, từ tháng 9/2020 thị trường đã râm ra tin đồn MBB sẽ chia thưởng 40%. Đạt Phương (DPG) chia cổ tức bằng tiền mặt 10%, chia thưởng 40% bằng cổ phiếu; FPT chia cổ tức bằng tiền mặt 20%, cộng với chia cổ tức bằng cổ phiếu 15%; Nhiệt điện Phả Lại chia cổ tức bằng tiền mặt 59%.

Nhìn trên bảng cân đối tài chính, lợi nhuận để lại của Đạt Phương còn rất lớn, đủ để chia thưởng cho cổ đông tỷ lệ 1:1, song với đặc điểm thận trọng của doanh nghiệp này, Hội đồng quản trị chỉ quyết định chia thưởng 40%.

Ông Lương Minh Tuấn, Chủ tịch Đạt Phương chia sẻ, Công ty quyết định chia cổ phiếu thưởng để gia tăng quy mô vốn của doanh nghiệp. Hiện tại, vốn điều lệ của Đạt Phương là 450 tỷ đồng, mức khá khiêm tốn khi thực hiện các dự án lớn, đòi hỏi vốn đối ứng với các ngân hàng. Sau đợt chia cổ phiếu thưởng, vốn điều lệ của doanh nghiệp sẽ tăng lên trên 630 tỷ đồng.

Ở mảng thủy điện, Đạt Phương đã gần hoàn tất đầu tư các dự án theo kế hoạch. Ở mảng bất động sản, Công ty sẽ bàn giao biệt thự tại Khu đô thị Võng Nhi, triển khai công tác bán hàng tại Khu đô thị dịch vụ Đồng Nà. Dự án Khu đô thị Cồn Tiến, Khu đô thị ven biển Bình Dương tiếp tục thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng. Đây đều là các dự án có quy mô vốn đầu tư khá lớn so với vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Tin tức rò rỉ từ việc chia thưởng cổ phiếu cộng với kế hoạch kinh doanh năm 2021 tăng trưởng mạnh đã đẩy giá cổ phiếu DPG diễn biến tích cực, bứt phá khỏi mốc lình xình 29.000 - 30.000 đồng/cổ phần lên trên 36.000 đồng/cổ phần. Năm 2021, doanh nghiệp lên kế hoạch đạt doanh thu thuần 2.756 tỷ đồng, lãi sau thuế 368 tỷ đồng và lãi sau thuế của công ty mẹ 283 tỷ đồng; lần lượt tăng 30%, 56% và 45% so với năm 2020.

Cổ đông nào cũng mong có cổ tức cao, dù vậy, lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải có bài tính của họ.

Tại đại hội đồng cổ đông của Tập đoàn FPT tuần qua, nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi thảo luận với chủ tọa đoàn về việc tại sao FPT không chia cổ tức ở mức cao hơn so với tờ trình Hội đồng quản trị.

Một cổ đông đề xuất, “FPT dự kiến trả cổ tức là 2.000 đồng/cổ phần, tương đương số tiền 1.600 tỷ đồng, trong khi trên bảng cân đối kế toán có 4.700 tỷ đồng tiền mặt, 2.500 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng, tại sao Công ty không tăng tỷ lệ cổ tức lên cao hơn khi triển vọng kinh doanh của Công ty tích cực trong năm 2021?”.

Theo ông Nguyễn Thế Phương, Phó tổng giám đốc FPT, Công ty cần giữ lại khoản tiền từ 50 - 60% lợi nhuận để tái đầu tư. Nhu cầu đầu tư trong năm 2021 của FPT vào khoảng 3.400 tỷ đồng. FPT có nhiều đơn vị thành viên, có đơn vị có dòng tiền dồi dào trong khi có đơn vị vay ngân hàng tài trợ cho vốn lưu động.

Chính vì vậy, khi hợp nhất, FPT có lượng tiền lớn nhưng cũng vay ngân hàng lớn. Tập đoàn hiện vay ngân hàng khoảng 12.000 tỷ đồng nên số dư tiền còn khoảng 5.000 tỷ đồng. Với các kế hoạch đầu tư và dự định M&A thì đây là số tiền không lớn, Tập đoàn vẫn phải tính để dành.

Mùa bận rộn của nhà đầu tư

Tháng 4 được gọi là mùa hội của nhà đầu tư khi đại hội đồng cổ đông của các doanh nghiệp liên tiếp tổ chức.

Anh Đoàn Văn Huê, một nhà đầu tư lâu năm trên thị trường chứng khoán cho biết, từ cuối tháng 3 đến nay, anh liên tục đi dự đại hội của các doanh nghiệp trên HOSE, HNX và kể cả UPCoM.

“Tôi mới dự đại hội của GSP. Cổ phiếu có thị giá 13.000 đồng/cổ phiếu mà chia cổ tức 15%, đã chia liên tục từ khi niêm yết đến nay. Lúc đại hội diễn ra, cổ phiếu GSP còn có người bán giá đỏ, gần cuối đại hội giá cổ phiếu đã xanh và tăng gần 4% khi hết phiên”, anh Huê kể và nhận định, tuy không tham dự đại hội nhưng nhà đầu tư trên thị trường vẫn nghe ngóng thông tin từ đại hội để có quyết định mua bán phù hợp.

Anh Huê cho rằng, mùa đại hội đồng cổ đông phải “chịu khó” đi đại hội để nắm bắt thông tin, mùa chia cổ tức thường rơi vào tháng 6 nên nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu hoặc mua thêm để nhận cổ tức nếu giá rẻ.

Trong tài khoản của anh Huê có cổ phiếu của cả trăm doanh nghiệp mua với lô tối thiểu để đi dự đại hội đồng cổ đông. Những nhà đầu tư như anh Huê vì đã tham dự đại hội nhiều năm nên biết rõ câu chuyện của không ít doanh nghiệp. Bí quyết đầu tư của anh là mua khi cổ phiếu đã xuống giá rất thấp để chờ đợi đến giai đoạn tăng lại khi thị trường “nhận ra”.

Mùa đại hội đồng cổ đông năm nay, điều nhà đầu tư quan tâm nhất là tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, yếu tố quan trọng để cổ phiếu giữ được mặt bằng giá mới, nhất là sau khi nhiều doanh nghiệp chia cổ phiếu hoặc phát hành cổ phiếu tăng vốn tỷ lệ cao, tăng vốn điều lệ lên gấp đôi hay gấp rưỡi.

Chẳng hạn, câu chuyện của Hòa Phát. Khi giá thép tăng cao, nhà đầu tư quan tâm đến việc thực hiện kế hoạch lợi nhuận trong năm nay.

Nếu như việc chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 35% của Hòa Phát không khó để dự đoán nên đã phản ánh trước vào giá cổ phiếu, không tác động nhiều đến giá cổ phiếu khi thông tin được công bố thì lợi nhuận quý I/2020 đang là thông tin được nhà đầu tư mong chờ.

Theo một số thông tin trên thị trường, lợi nhuận quý này của Tập đoàn có thể đạt trên 6.000 tỷ đồng, từ đó nhà đầu tư kỳ vọng năm nay doanh nghiệp có thể đạt lợi nhuận cao hơn kế hoạch 18.000 tỷ đồng đã đặt ra. Việc này sẽ giúp cổ phiếu Hòa Phát duy trì mặt bằng giá hiện tại sau khi pha loãng vì chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Bên cạnh các doanh nghiệp chia thưởng, nhiều doanh nghiệp tầm trung lại tranh thủ thị trường chứng khoán thanh khoản dồi dào để phát hành tăng vốn với mức giá hấp dẫn.

Đơn cử, ASM đã dự trình cổ đông phát hành 129 triệu cổ phiếu, tương đương tổng giá trị hơn 1.294 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động và trả nợ vay ngân hàng. Với mức giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn giá thị trường là trên 16.000 đồng/cổ phiếu, ASM dự kiến tỷ lệ chào bán thành công tối thiểu là một nửa số cổ phần dự kiến phát hành.

Theo dõi thông tin mùa đại hội đồng cổ đông năm nay, nhà đầu tư Nguyễn Hồng Nhân nhận định, giai đoạn vừa qua, cổ phiếu blue-chip đã tăng mạnh, nhất là các cổ phiếu ngân hàng có thông tin tốt rò rỉ ra thị trường.

Vì thế, giai đoạn tới là sẽ là sóng của cổ phiếu nhỏ (penny) vì nhiều doanh nghiệp quy mô vừa đã chuẩn bị kế hoạch kinh doanh tốt, kế hoạch tăng vốn để đầu tư vào các dự án đã chuẩn bị sẵn từ nhiều năm qua.

“Nhưng trong nhóm penny cũng có hiện tượng thật giả lẫn lộn nên mùa đại hội này là cơ hội để nhà đầu tư sàng lọc, tìm ra những công ty có chỉ số tốt, làm ăn cơ bản và so sánh giá với giá trị sổ sách, nếu hợp lý thì đầu tư. Thời điểm này, nếu mua vào có lỗ thì cứ ôm cũng không “chết”, chứ nhảy ra nhảy vào dễ thua lỗ”, ông Nhân chia sẻ quan điểm đầu tư.

Ông Nhân cũng tiết lộ bản thân theo dõi cổ phiếu trên sàn UPCoM, vì tới đây một số doanh nghiệp trên thị trường này sẽ trở mình tăng vốn, chuyển sàn, mang lại cơ hội đầu tư hấp dẫn.

(Theo Tin nhanh chứng khoán)

  • Cùng chuyên mục
Công ty chứng khoán cấp tập tăng vốn

Công ty chứng khoán cấp tập tăng vốn

Khối chứng khoán đang hút hàng nghìn tỷ đồng thông qua các đợt chào bán cổ phiếu. Làn sóng này vẫn đang tiếp diễn, thêm nhiều công ty công bố triển khai phương án tăng vốn.

Tài chính - 22/11/2024 14:00

Tiềm lực của chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp Thanh Bình 2

Tiềm lực của chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp Thanh Bình 2

Chủ đầu tư dự án KCN Thanh Bình 2 là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Thanh Bình. Tại thời điểm tháng 4/2024, Việt Phát I là cổ đông lớn nhất nắm 80% vốn công ty.

Tài chính - 22/11/2024 09:10

Ra mắt trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế

Ra mắt trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế

Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế là một trong những phân hệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo đầu tiên được cho ra mắt nằm trong dự án tổng thể ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công tác quản lý thuế

Tài chính - 22/11/2024 06:30

Toan tính mới của Haxaco cho dòng xe phổ thông giá rẻ

Toan tính mới của Haxaco cho dòng xe phổ thông giá rẻ

Haxaco đang có các kế hoạch lớn cho công ty con – PTM, doanh nghiệp chuyên phân phối dòng xe phổ thông giá rẻ MG. PTM đã được tăng vốn khủng từ 42 tỷ đồng lên 320 tỷ đồng trong vòng 1 năm và đang chuẩn bị niêm yết.

Tài chính - 21/11/2024 13:39

Bức tranh kinh doanh trái chiều tại 2 cảng lớn ở Bình Định

Bức tranh kinh doanh trái chiều tại 2 cảng lớn ở Bình Định

Trong khi Cảng Quy Nhơn đã "về đích" mục tiêu lợi nhuận năm 2024 chỉ sau 9 tháng, Cảng Thị Nại lại đang đối mặt với nhiều khó khăn khi lượng hàng hóa qua cảng giảm mạnh, phải điều chỉnh các chỉ tiêu kinh doanh.

Tài chính - 21/11/2024 06:30

Đánh thuế nước giải khát có đường: Thu ngân sách không tăng, doanh nghiệp “đã khó càng khó”

Đánh thuế nước giải khát có đường: Thu ngân sách không tăng, doanh nghiệp “đã khó càng khó”

Quá trình phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành nước giải khát đang chịu ảnh hưởng tiêu cực không chỉ từ các yếu tố về kinh tế xã hội mà còn từ các chính sách mới ban hành…

Tài chính - 21/11/2024 06:30

Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?

Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?

Hàng triệu cổ phiếu CTF đang được dùng làm tài sản đảm bảo, thế chấp các khoản vay tại ngân hàng. Tuy nhiên việc cổ phiếu giảm giá mạnh có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản đảm bảo.

Tài chính - 20/11/2024 16:24

Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4

Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4

2 lần tăng vốn gần nhất của CIENCO4 đều gắn với một doanh nghiệp liên quan trực tiếp tới nhà chủ CTCP Chứng khoán VNDirect, đó là CTCP Đầu tư và Dịch vụ Trustlink.

Tài chính - 20/11/2024 10:49

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Sức ép tỷ giá vẫn là nhân tố quan trọng để lãi suất khó giảm thêm.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:48

Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Việc thực hành ESG sẽ giúp các các tổ chức tín dụng (TCTD) cải thiện hiệu quả quản trị rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động và lợi nhuận.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:36

Eximbank 'bác' thông tin NHNN thanh tra cấp tín dụng

Eximbank 'bác' thông tin NHNN thanh tra cấp tín dụng

Eximbank khẳng định rằng không nhận được bất kỳ quyết định nào của NHNN về việc tiến hành thanh tra về các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng trong thời gian gần đây.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Chứng khoán liên tục điều chỉnh, dấu hiệu nào cho biết đáy?

Chứng khoán liên tục điều chỉnh, dấu hiệu nào cho biết đáy?

Thị trường chứng khoán đã điều chỉnh liên tục nhiều phiên liên tiếp, VN-Index về gần mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản kém cùng khối ngoại tiếp tục bán ròng khiến thị trường kém hấp dẫn hơn.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Gặp khó ở nhiều dự án, PTSC Quảng Ngãi làm ăn ra sao?

Gặp khó ở nhiều dự án, PTSC Quảng Ngãi làm ăn ra sao?

Trong 9 tháng đầu năm 2024, CTCP Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC (PTSC Quảng Ngãi) ghi nhận hơn 1.184 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 22,7 tỷ đồng, tăng lần lượt 74,3% và 69,4% so với cùng kỳ 2023.

Tài chính - 20/11/2024 06:30

Thấy gì từ diễn biến bán ròng của khối ngoại?

Thấy gì từ diễn biến bán ròng của khối ngoại?

Ông Chen Chia Ken, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Phú Hưng cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chưa thực sự hấp dẫn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước, vì thế khối ngoại liên tục rút vốn và thanh khoản thị trường giảm dần qua từng tháng.

Tài chính - 19/11/2024 14:22

Thủy điện Hủa Na chi hơn 235 tỷ chia cổ tức cho các cổ đông

Thủy điện Hủa Na chi hơn 235 tỷ chia cổ tức cho các cổ đông

CTCP Thủy điện Hủa Na (HoSE: HNA) vừa lên kế hoạch chi trả cổ tức năm 2023 cho các cổ đông của công ty, với tổng số tiền hơn 235 tỷ đồng.

Tài chính - 19/11/2024 11:22

InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý

InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý

Vừa qua, Công ty Cổ phần InvestingPro đã ký kết hợp tác với Công ty TNHH Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Vietcombank (VCBF). Theo thoả thuận đã ký kết, InvestingPro sẽ chính thức trở thành đại lý phân phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý.

Chứng khoán - 19/11/2024 10:29