Thí điểm sử dụng cát biển đắp nền đường cho kết quả bất ngờ

Nhàđầutư
Đại diện Ban Quản lý Dự án Mỹ Thuận cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT về việc thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường, bước đầu, các cơ quan chức năng xác định, chưa thấy có bất thường về môi trường khu vực thí điểm dùng cát biển để san lấp.
NINH KHANG
03, Tháng 10, 2023 | 06:31

Nhàđầutư
Đại diện Ban Quản lý Dự án Mỹ Thuận cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT về việc thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường, bước đầu, các cơ quan chức năng xác định, chưa thấy có bất thường về môi trường khu vực thí điểm dùng cát biển để san lấp.

doan duong su dung cat bien

Đoạn đường sử dụng cát biển đắp nền cho kết quả khả quan, chưa phát hiện bất thường về môi trường. Ảnh TC

Theo Ban Quản lý Dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư cao tốc Cần Thơ - Cà Mau), để giải quyết tình trạng thiếu cát trong xây dựng, Bộ GTVT đã giao cho Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường với chiều dài 300m thuộc Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn đi qua địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Đoạn đường được thí điểm là ĐT 978, đoạn giao với Dự án cao tốc Hậu Giang - Cà Mau tại km79+820 (thuộc địa bàn xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu). Hạng mục sử dụng thí điểm cát biển là 60m đoạn hạ âm và 240m đoạn thử nghiệm với 3 mái dốc ta-luy nền đường khác nhau.

Nguồn cát biển dùng để thí điểm đắp nền đường được lấy từ Trà Vinh với khối lượng 6.000m3; khai thác bằng tàu xói hút tại khu vực mỏ thuộc xã Đông Hải (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh), vận chuyển trên biển đến cửa sông Hậu để bơm sang mạn tàu vận chuyển. Sau đó tiếp tục vận chuyển bằng đường sông đến đoạn sông gần vị trí thi công tại xã Vĩnh Lộc (huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) với cự ly khoảng 170km được bơm lên bãi tập kết và vận chuyển đến vị trí thi công.

Theo số liệu phân tích, về mặt cơ lý của đoạn đường được đắp bằng cát biển thì không khác gì cát sông. Bên cạnh đó, về độ mặn và hàm lượng clorua trong nước mặt, đến thời điểm hiện nay, chưa có bằng chứng cho thấy việc thi công đắp cát biển làm thay đổi hàm lượng nêu trên.

Theo Bộ GTVT, 2 tuyến đường cao tốc đang triển khai tại Đồng bằng sông Cửu Long có nhu cầu hơn 54 triệu m3 cát để đắp nền. Chỉ tính riêng Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau nhu cầu cần khoảng 18,1 triệu m3 cát nhưng lượng cát hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 1,47 triệu m3 (tức khoảng 8% nhu cầu thực tế). Cụ thể, trữ lượng khai thác cát ở Đồng Tháp hơn 7 triệu m3, trong khi nhu cầu sử dụng cát cho các dự án đầu tư công trên địa bàn là 13,6 triệu m3. Ngoài ra, tỉnh cần 6 triệu m3 để làm hai cao tốc Cao Lãnh – An Hữu và Cao Lãnh - Mỹ An. Từ thực tế trên, tỉnh Đồng Tháp chưa xác định được nguồn, số lượng cát cung ứng cho cao tốc Cần Thơ – Cà Mau.

qua sang rua

Cát biển qua sàng rửa có thể dùng trong xây dựng. Ảnh TD

Việc thí điểm sử dụng cát biển đắp nền tại Dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau thành công làm nhiều địa phương phấn khởi vì bài toán thiếu cát phục vụ cho các công trình trên địa bàn đã có lời giải và nguồn thay thế là cát biển.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, việc sử dụng cát biển để san lấp đã được các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, Anh, Đức, Hà Lan, Singapore..., sử dụng từ khá lâu. Một số quốc gia còn ứng dụng hiệu quả công nghệ xử lý cát biển để dùng trong xây dựng, thậm chí là sản xuất bê tông.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ