Chưa có 'ngân hàng cát' sẽ vẫn tiếp tục cấp phép khai thác cát tràn lan

Nhàđầutư
Theo các chuyên gia trên lĩnh vực tài nguyên môi trường, do hiện nay chưa có dữ liệu về trữ lượng cát sỏi trên các dòng sông, điều này sẽ dễ dẫn đến hệ lụy cấp phép khai thác tràn lan. Nếu hoạt động khai thác cát, sỏi không được kiểm soát thì nguồn vật liệu này sẽ cạn kiệt trong một vài năm tới.
AN HÒA
26, Tháng 12, 2022 | 07:07

Nhàđầutư
Theo các chuyên gia trên lĩnh vực tài nguyên môi trường, do hiện nay chưa có dữ liệu về trữ lượng cát sỏi trên các dòng sông, điều này sẽ dễ dẫn đến hệ lụy cấp phép khai thác tràn lan. Nếu hoạt động khai thác cát, sỏi không được kiểm soát thì nguồn vật liệu này sẽ cạn kiệt trong một vài năm tới.

khai thac cat nguyen viet

Khai thác cát quá mức là nguyên nhân chính làm gia tăng sạt lở tại khu vực ĐBSCL. Ảnh NV

"Ngân hàng cát" sẽ giúp quản lý khai thác cát tốt hơn

Theo Phó Tổng cục trường, Tổng cục phòng chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến, tình trạng sạt lở bờ sông tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang ở mức báo động với 621 điểm sạt lở, tổng chiều dài trên 610km, trong đó có 147 đặc biệt nguy hiểm với chiều dài gần 200km.

Các công trình nghiện cứu cho thấy việc khai thác cát quá mức, vượt quy hoạch đang là một trong những nguyên nhân chính gây sụt lún, sạt lở tại ĐBSCL. Hiện nay ở khu vực này chỉ có hơn 65 doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát với khối lượng khoảng 15 triệu m3 (tương đương 22-28 triệu tấn/năm) nhưng thực tế khai thác cao hơn rất nhiều, nếu không có giải pháp quản lý thì nguồn cát sỏi có thể cạn kiệt là khó tránh khỏi.

"Việc xác định trữ lượng còn lại, và dự báo, quy hoạch cho 10 năm, hay 20 năm tới cũng đang gặp nhiều khó khăn vì thiếu cơ sở dữ liệu để tính toán. Do đó, dự án xây dựng "Ngân hàng cát" do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam (WWF-Viêt Nam) đề xuất là rất có ý nghĩa trong công tác quản lý, khai thác bền vững cát sỏi tại khu vực ĐBSCL", ông Tiến đánh giá.

Theo ông Hà Huy Anh, Quản lý Quốc gia Dự án Quản lý Cát Bền vững WWF-Việt Nam, trong những năm gần đây lượng trầm tích đổ về ĐBSCL ngày càng giảm. Nếu như cách đây 5 -7 năm trung bình mỗi năm có khoảng 7 triệu m3 cát từ thượng nguồn đổ về khu vực hạ lưu thì nay chỉ còn khoảng 4,5 triệu m3, trong đó chỉ có khoảng 10% là cát.

"Nguyên nhân chính làm cho trầm tích chảy về khu vực hạ lưu ít là do đập thủy điện ngăn trên dòng chính. Trong khi lượng trầm tích đỗ về giảm mạnh thì khai thác cát ở khu vực ĐBSCL mỗi năm lên đến 27-30 triệu tấn. Điều này đã xảy ra hệ lụy là nhiều đoạn sông không còn cát, đáng quan tâm là một số đoạn do bị khai thác cát sỏi quá mức đã tạo nên các "lòng chảo" giữa dòng sông. Qua khảo sát, các chuyên gia WWF vừa phát hiện một hố sâu gần 50m trên sông Tiền đoạn cách cầu Mỹ Thuận 1,2 km về phía thượng nguồn. Hố sâu này có nguy cơ dẫn đến sạt lở và ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình cầu Mỹ Thuận 2", ông Huy Anh cảnh báo.

Cũng theo ông Hà Huy Anh, trong thời gian qua số liệu về trữ lượng cát, sỏi dưới lòng sông được tính toán trên cơ sở lượng trầm tích chảy vào khu vực này mà chưa có số liệu tính toán trữ lượng thực tế và cập nhật thay đổi qua từng năm. Chính phủ Việt Nam đã có động thái hạn chế và xác định hạn ngạch khai thác, tuy nhiên do chưa có cơ sở dữ liệu trữ lượng cát nên việc quản lý kiểm soát hoạt động khai thác cát đang gặp nhiều khó khăn.

Dự án quản lý Khai thác Cát Bền vững, được tài trợ bởi Quỹ Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (IKI) - BMU thông qua WWF-Việt Nam. Dự án được thực hiện trong 5 năm với khoảng ngân sách 2 triệu USD, với mục tiêu cụ thể là: Xây dựng cơ sở dữ liệu ngân hàng cát cho ĐBSCL với sự phối hợp cùng các đối tác quan trọng; tăng cường nhận thức của cộng đồng và các cơ quan ra quyết định về những tác động của việc khai thác cát và sỏi không bền vững, làm gia tăng thiên tai ở ĐBSCL.

Tăng cường khả năng cho các đối tác truy cập thông tin về rủi ro liên quan đến khai thác cát, sỏi và thúc đẩy tìm kiếm các nguồn vật liệu thay thế cát sỏi trong lĩnh vực xây dựng; xây dựng các khuyến nghị, hướng dẫn về khai thác cát sỏi bền vững và lồng ghép trong chính sách phòng chống thiên tai và phát triển bền vững ở ĐBSCL.

"Ngân hàng cát cho ĐBSCL và kế hoạch duy trì ổn định hình thái sông khu vực ĐBSCL, được xem là những nghiên cứu đầu tiên về đề tài này ở quy mô toàn vùng, bao gồm 13 tỉnh, thành ở ĐBSCL, trong đó 1 tỉnh thành sẽ được lựa chọn để thực hiện thí điểm lồng ghép kết quả của dự án vào kế hoạch quản lý khai thác cát sông tại địa phương", ông Hà Huy Anh cho biết.

sang rua cat

Một doanh nghiệp tại Cần Thơ đã nghiên cứu thành công quy trình sàng rửa cát mặn đáp ứng yêu cầu thay thế cho cát sông. Ảnh TD

Nhiều cơ hội đầu tư vật liệu xây dựng thay thế cát

Theo ông Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về Hệ sinh thái ĐBSCL thì cần nhìn nhận đúng vai trò của cát, đó không chỉ là vật liệu xây dựng, mà còn có vai trò ổn định hình thái, sinh thái dòng sông.

"Thời gian qua chúng ta sử dụng vật liệu cát sỏi chưa tiết kiệm. Do đó, tôi đề xuất sắp tới khi quy hoạch xây dựng các khu đô thị, thì nên tận dụng vật liệu tại chỗ, sẵn có. Ví dụ như có thể sử dụng đất nạo vét, đào mới ao hồ trong dự án để san lấp tại dự án, không nên sử dụng quá nhiều cát sông để tạo mặt bằng như trước đây nữa", ông Thiện đề xuất.

Cùng quan điểm đó, TS Dương Văn Ni, Giảng viên khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên - Đại học Cần Thơ, cho rằng cát, sỏi là nguồn tài nguyên không tái tạo, mất cát thì trước hết là sẽ mất dần các cù lao, bãi bồi ven sông. Cát như là "đôi chân" của khu vực ĐBSCL lấn ra biển, khai thác cát sông, cát biển quá mức là tự cắt đứt đôi chân của mình.

Theo ông Hà Huy Anh, khi khảo sát ở các điểm trên sông Tiền, chuyên gia của "Dự án quản lý Khai thác Cát Bền vững" không tìm thấy đụn cát ở đáy đạt tiêu chuẩn để nghiên cứu trên sông Tiền tại khu vực Mỹ Thuận. Tại đây, chỉ có sóng cát ngắn và thấp. Đồng thời, qua phân tích trầm tích bề mặt đáy sông khi lấy 34 mẫu tại Mỹ Thuận, thì có 8 mẫu hoàn toàn không có cát.

"Trước thực trạng cát không về và ngày càng khan hiếm thì vấn đề cấp bách hiện nay là phải tìm vật liệu thay thế cát, nhất là trong xây dựng công trình. Đã có những nghiên cứu vật liệu thay thế, tái chế… cát nhân tạo được nghiền từ đá, tro xỉ. Giải pháp công trình xây dựng ít sử dụng cát, làm sàn rỗng giảm lượng bê tông, sàn nhẹ. ĐBSCL có nhiều tro trấu, tro bã mía, xỉ đáy lò, tro bay có tiềm năng có thể thay thế cát khoảng 30% khi làm bê tông mà không ảnh hưởng đến chất lượng công trình", ông Huy Anh cho biết.

Ông Douglas Snyder - Giám đốc điều hành, Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC) cho biết, trên thế giới hàng năm tiêu thụ 50 tỷ tấn cát sông, gấp đôi lượng cát tăng thêm trên các dòng sông hàng năm. Do vậy mà việc tiết kiệm sử dụng vật liệu này luôn được các quốc gia quan tâm.

"Kinh nghiệm tại nhiều nước trên thế giới đang sử dụng 3 loại vật liệu thay thế cho cát sông, đó là đá nghiền, vật liệu tái sử dụng từ phá dỡ các tòa nhà và quặng cát. Bên cạnh đó, các giải pháp xây dựng thông minh, sử dụng vật liệu nhẹ, vật liệu sản xuất từ bã mía, tro xỉ than, tường thạch cao…Để khuyến khích phát triển sản xuất vật liệu xây dựng thân thiện môi trường, tiết kiệm tài nguyên cát, sỏi các quốc gia cũng đã đưa ra chính sách ưu đãi hấp dẫn cho nhà sản xuất", ông Douglas Snyder chia sẻ.

Theo ông Lương Văn Hùng, Vụ vật liệu xây dựng-Bộ Xây dựng, số tổng hợp liệu từ các địa phương cho biết tổng trữ lượng cát, sỏi đủ tiêu chuẩn làm cát xây dựng được các địa phương phê duyệt theo thẩm quyền khoảng 692 triệu m3; công suất cấp phép khai thác cát xây dựng khoảng 62 triệu m3/năm.

Theo tính toán của Viện Vật liệu xây dựng thì nhu cầu sử dụng cát xây dựng cả nước hàng năm khoảng 130 triệu m3. Như vậy, nguồn cung hợp pháp chỉ đáp ứng được 40-50% nhu cầu, do đó tình trạng thiếu cát xây dựng đã xảy ra tại nhiều nơi trong thời gian vừa qua.

"Để giải bài toán thiếu cát xây dựng, Căn cứ Quyết định số 1282/QĐ-BXD ngày 12/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc giao Viện Vật liệu xây dựng thực hiện nhiệm vụ "Nghiên cứu chế tạo cầu kiện bê tông sử dụng tro xỉ nhiệt điện và vật liệu tại chỗ (cát biển, cát nhân tạo)". Viện Vật liệu xây dựng đã điều tra, khảo sát, nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tham khảo các tiêu chuẩn tiên tiến của quốc tế, đồng thời lấy ý kiến chuyên gia để biên soạn Chỉ dẫn kỹ thuật "Sử dụng tro bay và cát nghiền, cát biển cho sản xuất bê tông". Chỉ dẫn kỹ thuật này đã được Bộ Xây dựng thẩm định và được Viện Vật liệu xây dựng ban hành tại Quyết định số 319/21/QĐ-VLXD ngày 09/12 /2021, đây là cơ sở pháp lý quan trọng mở đường cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh vật liệu thay thế cát", ông Hùng cho hay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ