Nhà thầu làm đường cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long lo 'trễ hẹn' vì thiếu cát

Nhàđầutư
Hàng loạt dự án đường bộ cao tốc đã và sắp khởi công tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nhu cầu vật liệu cát đắp nền đường rất lớn, trong khi nguồn cung loại vật liệu này đang ngày càng ít đi, khiến cho các đơn vị thi công lo lắng không hoàn thành dự án đúng tiến độ.
PHÚ KHỞI
21, Tháng 06, 2023 | 14:30

Nhàđầutư
Hàng loạt dự án đường bộ cao tốc đã và sắp khởi công tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nhu cầu vật liệu cát đắp nền đường rất lớn, trong khi nguồn cung loại vật liệu này đang ngày càng ít đi, khiến cho các đơn vị thi công lo lắng không hoàn thành dự án đúng tiến độ.

cat dap nen

Các dự án xây dựng đường cao tốc tại khu vực ĐBSCL cần 17 triệu m3 cát để đắp nền đường trong năm 2023. Ảnh Phú Khởi

Cần gần 17 triệu m3 cát trong năm 2023

Theo Bộ GTVT, chỉ riêng trong năm 2023, 3 tuyến đường cao tốc đã và sắp khởi công xây dựng tại khu vực ĐBSCL cần đến 16,78m3 cát dùng để đắp nền đường.

Cụ thể, tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau cần 9,1 triệu m3 cát; tuyến Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (vừa khởi công), cần 6,8 triệu m3 cát; tuyến cao tốc Cao Lãnh - An Hữu (dự kiến khởi công vào ngày 25/6), cần gần 1 triệu m3 cát.

Cũng theo Bộ GTVT, tổng nhu cầu cát đắp nền cho các tuyến cao tốc triển khai thi công trong giai đoạn 2021 - 2025 vào khoảng 54 triệu m3. Ngoài một số địa phương có trữ lượng cát sông nhiều và đạt tiêu chuẩn sử dụng như An Giang, Đồng Tháp và một phần của tỉnh Vĩnh Long, còn lại các địa phương khác đều gặp khó khăn trong huy động nguồn vật liệu này.

Đại diện cho các nhà thầu, ông Vũ Phúc Hậu, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn cho biết, nỗi lo lớn nhất của các nhà thầu đang thi công đường cao tốc không phải là thiếu mặt bằng thi công mà là sợ thiếu cát để san lấp vì hiện nay nguồn vật liệu này đan rất khan hiếm, khó tìm được nguồn cung cấp với giá được phê duyệt theo dự toán.

Đại diện Ban quản lý dự án Mỹ Thuận cũng cho hay, tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài hơn 109km với tổng nhu cầu cát san lắp khoảng 18,5 triệu m3. Trong đó, riêng năm 2023 cần đến 9,1 triệu m3.

Do các tỉnh có dự án đi qua không có nguồn cát nên Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã có ý kiến yêu cầu 3 địa phương là An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long chia sẻ nguồn cát cho dự án này. Tuy nhiên, hiện nay tỉnh Đồng Tháp An Giang chỉ mới cung cấp cho công trình khoảng 3 triệu m3.Tỉnh Vĩnh Long đang khảo sát các mỏ cát để làm thủ tục khai thác, cung cấp cho dự án.

cao toc chua doc

Đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng cần gần 7 triệu m3 cát san lấp trong 6 tháng cuối năm 2023. Ảnh Phú Khởi

Giải pháp thoát "ăn đong" cát

Theo thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, trước tình thiếu cát tại nhiều địa phương, việc các tỉnh có nguồn cát đảm bảo chất lượng thực hiện rà soát để mở mới đồng thời với việc nâng công xuất các mỏ đang khai thác cấp cho dự án là hết sức cần thiết. Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến và Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh An Giang bố trí 7 triệu m3, Đồng Tháp bố trí 7 triệu m3, Vĩnh Long bố trí 5 triệu m3 cát cho các dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.

Đến nay, các địa phương đã có chủ trương bố trí khoảng 3 triệu m3 (đạt 16% nhu cầu), trong đó tỉnh An Giang cấp 1,1 triệu m3, tỉnh Đồng tháp cấp 1,9 triệu m3, tỉnh Vĩnh Long đang xác định mỏ để giới thiệu cho dự án, hiện chủ đầu tư và nhà thầu thi công đang phối hợp với địa phương để triển khai các thủ tục tăng công suất mỏ và các thủ tục thăm dò, mở mỏ mới.

"Tuy nhiên, nhu cầu cát đắp nền đường cho các dự án tại khu vực ĐBSCL trong thời gian tới là rất lớn. Chỉ riêng tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đã cần khoảng 30 triệu m3 cát. Trong đó, nhu cầu cát san lấp phục vụ cho dự án này từ nay đến cuối năm khoảng 7 triệu m3. Qua cân đối nguồn, trong giai đoạn 2021 - 2025 nguồn cung cấp cát cơ bản đáp ứng, tuy nhiên trong giai đoạn tiếp theo thì nguồn cung có thể sẽ rất khó khăn nếu không có giải pháp tìm được nguồn cung cấp khác", Thứ trưởng Thọ đưa ra dự báo.

Trả lời chất vấn tại diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, giải pháp trước mắt để khắc phục tình trạng thiếu cát đắp nền đường tại khu vực ĐBSCL là vận động các địa phương chia sẻ nguồn cát.

Về lâu dài, Bộ đã cho thi công thí điểm sử dụng cát biển san lấp trên phạm vi đoạn tuyến hoàn trả ĐT.978 thuộc dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.

"Qua đánh giá bước đầu cho thấy cát biển san lấp cơ bản đáp ứng yêu cầu cơ, lý, phù hợp với môi trường khu vực ĐBSCL. Hiện nay, các bộ phân chuyên môn đang tiếp tục quan trắc về sức chịu tải, kết quả bước đầu cho thấy rất khả quan. Nếu cát biển có thể đưa vào san lấp công trình thì bài toán thiếu cát đắp nền sẽ được hóa giải vì khu vực ĐBSCL có trữ lượng khoảng 14 tỷ m3 cát biển có thể khai thác", Bộ trưởng Thắng cho hay.

Theo ông Ngô Hoàng Nguyên - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Hoạt động Xây dựng – Bộ Xây dựng, trong giai đoạn 2021 - 2025 khu vực ĐBSCL cần khoảng 54 triệu m3 cát đắp nền đường, chủ yếu tập trung trong năm 2023 và 2024. Tuy nhiên, trữ lượng cát san lấp hiện tại chỉ còn khoảng 37 triệu m3, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu.

"Do vậy, việc xúc tiến nghiên cứu sử dụng cát biển cho san lấp là rất cần thiết. Bên cạnh đó, các địa phương có thể nghiên cứu thí điểm phối trộn cát biển, cát nhiễm mặn cùng với vật liệu xây dựng địa phương sẵn có như: vôi , xi măng, tro từ trấu, tro xỉ từ nhiệt điện... dùng thử trong san lấp mặt bằng nhằm tìm nguồn nguyên liệu chủ động, giảm phụ thuộc cát sông về lâu dài", ông Nguyên đề xuất.

Phát biểu chỉ đạo tại lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu tỉnh An Giang và các địa phương có mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng ưu tiên cung cấp nguồn cát cho dự án. UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương hoàn thiện thủ tục cấp phép khai thác các mỏ vật liệu xây dựng cho các nhà thầu thi công dự án một cách nhanh chóng, thuận lợi, đúng quy định pháp luật.

Thủ tướng cũng giao Bộ TN&MT cần kịp thời hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ dự án; Bộ Xây dựng theo dõi, kịp thời công bố điều chỉnh giá vật liệu xây dựng phù hợp.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ