Thanh tra dự án doanh nghiệp đòi chính quyền 2.000 tỷ

Nhàđầutư
Năm 2018, Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ thanh tra dự án Nút giao thông khác mức tại nút giao thông ngã ba Huế - TP Đà Nẵng theo hình thức hợp đồng BOT do Công ty Trung Nam Group làm chủ đầu tư.
THỦY TIÊN
19, Tháng 12, 2017 | 08:17

Nhàđầutư
Năm 2018, Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ thanh tra dự án Nút giao thông khác mức tại nút giao thông ngã ba Huế - TP Đà Nẵng theo hình thức hợp đồng BOT do Công ty Trung Nam Group làm chủ đầu tư.

Đây là dự án từng gây xôn xao dư luận khi doanh nghiệp kiện chính quyền đòi hơn 2.000 tỷ đồng hồi tháng 6 vừa qua.

Cụ thể, ngày 13/6, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) đã có công văn số 136/017/CV/TNL gửi đến Thành ủy Đà Nẵng, HĐND TP. Đà Nẵng và UBND TP. Đà Nẵng, liên quan việc UBND TP. Đà Nẵng công bố doanh nghiệp này còn nợ hơn 295 tỷ đồng tiền sử dụng đất đối với 2 dự án bất động sản là Khu đô thị Golden Hills và Dự án vệt 50m đường Nguyễn Tất Thành nối dài (tại phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu).

Tại công văn này, Trung Nam Group thừa nhận đang nợ khoảng 300 tỷ đồng tiền sử dụng đất với UBND TP. Đà Nẵng.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm ngày 20/12/2017, Công ty Cổ phần Trung Nam, chủ đầu tư dự án khu đô thị Golden Hills và dự án vệt 50 m đường Nguyễn Tất Thành nối dài (tại Phường Hòa Hiệp, Quận Liên Chiểu, Tp.Đà Nẵng) đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất đối với dự án vệt 50m đường Nguyễn Tất Thành và đang đợi giấy xác nhận từ Cục Thuế TP. Đà Nẵng. Riêng Dự án khu đô thị Golden Hills, Trungnam Land đã hoàn tất 97% tiền nộp thuế, (tương đương 286 tỉ đồng).

Trái lại, phía UBND TP.Đà Nẵng hiện vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán tiền thực hiện dự án Nút giao thông Ngã Ba Huế trị giá 2.050 tỷ đồng cho doanh nghiệp dự án – Công ty TNHH BT Ngã Ba Huế Trung Nam; đến nay đã 2 năm từ khi dự án được khánh thành.

trung-nam-group

 Dự án Nút giao thông khác mức tại nút giao thông ngã ba Huế - TP Đà Nẵng

Trungnam Group được thành lập từ năm 2004, sau 14 năm hoạt động với các lĩnh vực thủy điện, xây dựng, bất động sản. Vốn điều lệ của công ty này hiện nay là 2.724 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính, Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Tâm Thịnh, nắm giữ 93.39% (tương đương với 2.544.000.000 đồng); ông Đặng Công Chuẩn và bà Nguyễn Phan Sophie, mỗi người nắm tỉ lệ 3.3% (tương đương 90 tỉ đồng).

100% vốn điều lệ của Trungnam Group hoàn toàn thuộc về 3 cổ đông trên và được xác định rõ ràng bằng giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, phụ lục đính kèm.

Theo thông tin công bố trên website của Tập đoàn này, hiện nay Trung Nam Group đang thực hiện rất nhiều dự án có mức đầu tư từ vài nghìn tỷ cho đến hàng chục nghìn tỷ đồng.

Đối với dự án Golden Hills, căn cứ vào giấy chứng nhận đầu tư số 32121000045 do UBND TP. Đà Nẵng cấp ngày 25/03/2010, tổng vốn đầu tư cảu dự án là  4.447 tỷ đồng.

Căn cứ theo luật đất đai, “chủ dự án phải có vốn chủ sở hữu không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha và không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên”. Theo đó, với vốn điều lệ hơn 700 tỉ đồng, Công ty Cổ Phần Trung Nam (Trungnam Land) đã sở hữu vốn điều lệ đúng theo pháp luật quy định và không có bất cứ sai phạm nào.

Về con số 1,67 tỉ USD, đây là con số kỳ vọng ước tính sau khi dự án khu đô thị Golden Hills hoàn thành phần hạ tầng cơ sở và nhận thêm sự đầu tư từ các doanh nghiệp, công ty thứ cấp đầu tư vào các mảng như bất động sản, nhà hàng – khách sạn, tòa nhà văn phòng, khu nghỉ dưỡng...

1,67 tỉ USD (tương đương 38.000 tỷ đồng) không phải là tổng vốn đầu tư cho dự án Golden Hills. Liên quan đến dự án Tháp đôi Viễn Đông Meridian tại Đà Nẵng, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) và một số cổ đông khác, trong đó có Công ty Cổ phần Công nghệ - Viễn thông Sài Gòn (Saigon Tel), thực hiện góp vốn vào Công ty Cổ phần Địa ốc Viễn Đông Việt Nam (gọi tắc là Viễn Đông Land) để thực hiện Dự án Viễn Đông Medirian tại 84 Hùng Vương, TP. Đà Nẵng. Trong đó, Công ty Saigon Tel chiếm cổ phần lớn nhất (40%) và cử đại diện là Chủ tịch HĐQT của công ty thực hiện dự án.

Với vai trò là một trong những nhà đầu tư của dự án, Trungnam Group không chủ động được trong công tác quản trị và đầu tư dự án. Đến năm 2011, Trungnam Group đề nghị và Đại hội đồng cổ đông Viễn Đông Land đã họp và thống nhất việc Trungnam Group được phép chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của mình tại Viễn Đông Land cho ông Nguyễn Sơn (đính kèm Biên bản họp số 01/2011/BBH/ĐHĐCĐ ngày 19/01/2011 và Nghị quyết số 01/2011/NQ-ĐHĐCĐ/VDL ngày 19/01/2016).

Trên cơ sở đó, ngày 20/01/2011, Trungnam Group đã ký kết Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/VĐL/TNG/2011 chuyển toàn bộ số cổ phần đang sở hữu tại Viễn Đông Land cho ông Nguyễn Sơn (đính kèm Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần).

Sau đó, Viễn Đông Land đã nộp hồ sơ thay đổi cổ đông và Sở KH&ĐT TP. Đà Nẵng đã ghi nhận ông Nguyễn Sơn chính thức là cổ đông theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ 6 ngày 13/05/2011 (đính kèm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ  6 ngày 13/05/2011, và lần thứ 5 ngày 08/04/2011).

Kể từ ngày 13/5/2011, Trungnam Group không còn nghĩa vụ và quyền lợi liên quan đến dự án 84 Hùng Vương và Công ty cổ phần Viễn Đông Land.

Hiện nay, Trungnam Group đang là chủ đầu tư dự án “giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - GĐ 1”. Dự án đang trong quá trình thi công, hiện tiến độ đã đạt 70% và dự kiến khánh thành trong năm 2018.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ