Sửa đổi Luật Nhà ở và Kinh doanh bất động sản tạo động lực mới cho thị trường
Luật Nhà ở và Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) được Quốc hội thông qua sẽ tạo nên động lực mới cho thị trường bất động sản. Đồng thời, đảm bảo thị trường phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững.
Ngày 13/7, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Hội thảo quốc tế "Tiềm năng phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam".
Nhadautu.vn xin trân trọng giới thiệu bài tham luận của ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường BĐS với chủ đề "Những điểm mới trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) - Đánh giá tác động đến thị trường BĐS Việt Nam".
Nội dung mới trong dự thảo Luật Nhà ở
Thứ nhất, về quy định sở hữu nhà chung cư. Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên không quy định về sở hữu nhà chung cư có thời hạn trong dự thảo Luật Nhà ở. Tuy nhiên có bổ sung, làm rõ các nội dung về thời hạn sử dụng, các trường hợp phá dỡ nhà chung cư, làm rõ trách nhiệm của các chủ thể có liên quan khi phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư để có cơ sở xử lý, giải quyết tháo gỡ các trường hợp đang gặp khó khăn, vướng mắc trên thực tế hiện nay.
Thứ hai, về sở hữu nhà ở của cá nhân nước ngoài. Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ cho phép giữ nguyên như dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) về việc cá nhân nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam (bao gồm cả nhà ở riêng lẻ và căn hộ chung cư), đồng thời Bộ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bỏ quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất thuê.
Thứ ba, về hình thức sử dụng đất để phát triển nhà ở thương mại, Bộ Xây dựng chỉnh lý lại dự thảo luật đảm bảo thống nhất với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) theo hướng quy định các loại đất nhà đầu tư có quyền sử dụng đất hợp pháp được chấp thuận làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại.
Thứ tư, về chính sách nhà ở xã hội có nhiều nội dung đổi mới. Trong đó, sửa đổi, bổ sung quy định về ưu đãi chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội.
Cụ thể, chủ đầu tư được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất của dự án và không phải thực hiện thủ tục xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được miễn theo quy định của pháp luật về đất đai; được hưởng lợi nhuận định mức 10% đối với phần diện tích xây dựng nhà ở xã hội; chủ đầu tư không bắt buộc phải dành 20% diện tích nhà ở xã hội trong dự án để cho thuê…
Về đối tượng và điều kiện, trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội thì phải đáp ứng đồng thời các điều kiện về nhà ở và thu nhập (bỏ điều kiện về cư trú); trường hợp thuê nhà ở xã hội thì không bắt buộc phải đáp ứng điều kiện về nhà ở và thu nhập như mua, thuê mua nhà ở xã hội.
Đáng chú ý, dự thảo Luật Nhà ở bổ sung 2 chính sách mới về phát triển nhà lưu trú công nhân và nhà ở cho lực lượng vũ trang.
Bộ Xây dựng đề xuất quy định về thời điểm có hiệu lực sớm đối với một số quy định về nhà ở xã hội. Trong đó, đối với nhóm chính sách về phát triển nhà ở xã hội quy định tại chương VI sẽ có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày dự án luật được Quốc hội thông qua; các nội dung khác sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Nội dung mới trong dự thảo Luật Kinh doanh BĐS
Dự thảo luật thống nhất quy định các giao dịch kinh doanh nhà ở trong Luật Kinh doanh BĐS, không còn quy định trong Luật Nhà ở để tránh giao thoa, chồng chéo.
Bổ sung quy định về việc đặt cọc khi mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Chỉ được nhận tiền đặt cọc hoặc các khoản tiền khác từ khách hàng nhằm mục đích bán, cho thuê mua nhà ở khi nhà ở đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh theo đúng quy định của Luật này.
Bên cạnh đó, sửa đổi, bổ sung quy định về giao dịch qua sàn giao dịch BĐS, trong đó đề xuất phương án yêu cầu thực hiện qua sàn đối với các BĐS để tăng cường công khai, minh bạch và quản lý hoạt động giao dịch.
Sửa đổi, bổ sung quy định xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS; bổ sung quy định về điều tiết thị trường BĐS bao gồm nguyên tắc điều tiết, các trường hợp cần thiết điều tiết và thực hiện điều tiết để làm cơ sở Chính phủ chỉ đạo thực hiện điều tiết thị trường BĐS khi cần thiết.
Chính phủ trong thẩm quyền được giao quyết định điều tiết thị trường BĐS thông qua điều hành thực hiện các chính sách về: đầu tư, xây dựng, quy hoạch, nhà ở, đất đai, kinh doanh BĐS, thuế, tín dụng, tài chính, các chính sách thích hợp khác trong từng thời kỳ nhất định.
Ngoài ra, dự thảo Luật cũng sửa đổi bổ sung một số nội dung khác nhằm đảm bảo thống nhất, đồng bộ hệ thống pháp luật về nhà ở, đất đai, đầu tư… và đảm bảo kiểm soát hoạt động kinh doanh BĐS công khai, minh bạch đảm bảo phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững.
Đảm bảo thị trường phát triển không quá nóng
Đối với kinh tế, việc sửa đổi, bổ sung một số quy định trong chính sách sở hữu nhà ở có tác động tích cực trong việc thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cho các chủ thể thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với tài sản là nhà ở và khuyến khích thu hút FDI.
Góp phần thúc đẩy phát triển nhà ở đảm bảo cân đối cung - cầu, đa dạng hóa nguồn cung, tránh tình trạng thị trường phát triển nóng, bất thường, gây lạm phát kinh tế.
Việc sửa đổi, bổ sung các hình thức sử dụng đất đảm bảo thống nhất với pháp luật liên quan sẽ tạo điều kiện thông thoáng cho các nhà đầu tư tham gia thực hiện dự án, tạo nguồn cung nhà ở thương mại dồi dào, để đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường, hạn chế được các chủ đầu tư yếu kém về năng lực khi thực hiện dự án.
Hệ thống tài chính nhà ở được hoàn thiện theo hướng ổn định và dài hạn, giảm phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, đồng thời đảm bảo nguồn vốn phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở cho các đối tượng chính sách.
Đối với xã hội, việc quy định rõ và bổ sung đầy đủ các quyền và nghĩa của chủ sở hữu góp phần hạn chế các tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc thực hiện các quyền của chủ sở hữu nhà ở, góp phần tạo sự ổn định trật tự xã hội.
Các quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài được luật hóa theo hướng rõ ràng, cụ thể tạo sự yên tâm về điều kiện sinh sống làm việc tại Việt Nam, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài, phù hợp với thông lệ quốc tế mà không ảnh hưởng đến chính sách nhà ở cho các đối tượng xã hội.
Tạo cơ hội cho đa số người dân đặc biệt là người có thu nhập thấp, trung bình tại khu vực đô thị có khả năng tiếp cận nhà ở một cách đa dạng thông qua việc mua, thuê, thuê mua nhà ở phù hợp với khả năng tài chính.
Đồng thời, tăng nguồn cung nhà ở, giảm giá nhà, tạo nhiều cơ hội cho đa số người dân tiếp cận với nhà ở phù hợp với nhu cầu thực tế và khả năng tài chính nhất là các đối tượng có thu nhập thấp hoặc trung bình tại khu vực đô thị góp phần bảo đảm an sinh, xã hội…
Tạo động lực mới cho thị trường
Việc sửa đổi Luật Kinh doanh BĐS giúp cho thị trường BĐS tiếp tục phát triển ổn định, lành mạnh, ngân sách nhà nước qua đó sẽ tăng thu, việc tái đầu tư lại xã hội như mở rộng trường học, xây dựng công viên, phát triển nhà ở dành cho người có thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp… sẽ có thêm nguồn lực để thực hiện tốt hơn. Góp phần phát triển kinh tế xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.
Giải quyết, tháo gỡ được nhiều vấn đề vướng mắc, khó khăn, bất cập của thị trường BĐS làm cơ sở khơi thông thị trường, khơi thông nguồn vốn cho thị trường BĐS; giải quyết cân đối hài hòa quan hệ cung - cầu của thị trường BĐS.
Tạo động lực mới cho thị trường BĐS phát triển minh bạch, hiệu quả, bền vững; kéo theo các ngành nghề khác phát triển; đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Cùng với đó, sửa đổi luật lần này sẽ tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ, rõ ràng, công khai, minh bạch hơn cho hoạt động kinh doanh BĐS, kiểm soát thị trường BĐS cũng như kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật của tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh BĐS và BĐS đưa vào kinh doanh nhằm giúp cho thị trường BĐS, hoạt động kinh doanh BĐS của các tổ chức, cá nhân tiếp tục phát triển ổn định, lành mạnh, bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua BĐS…
(*) TS. Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản
- Cùng chuyên mục
Cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo được tăng tỷ lệ vốn nhà nước
Dự án cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo sẽ được áp dụng cơ chế đặc thù khi tăng nguồn vốn nhà nước lên 70%, vượt tỷ lệ vốn nhà nước theo luật PPP.
Đầu tư - 11/11/2024 18:25
Hủa Na vay hơn 487 tỷ mua lại nhà máy thủy điện Nậm Nơn
CTCP Thủy điện Hủa Na vừa có quyết định phê duyệt đơn vị cấp tín dụng và nội dung dự thảo hợp đồng tín dụng, các dự thảo hợp đồng thế chấp tài sản, quyền tài sản cho Dự án Đầu tư mua nhà máy thủy điện Nậm Nơn.
Đầu tư - 11/11/2024 14:20
HHV gọi vốn thành công dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh
HHV vừa thông qua nghị quyết phát hành cổ phiếu riêng lẻ giai đoạn 2024-2025, dự kiến huy động 415 tỷ đồng theo kế hoạch tăng vốn đã nêu trong Nghị quyết ĐHCĐ 2024.
Đầu tư - 11/11/2024 06:30
Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp khó trong các chính sách hỗ trợ
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn gặp khó khi tiếp cận các thể chế, cơ chế, chính sách hỗ trợ, đặc biệt là tiếp cận nguồn vốn vay và các gói tính dụng.
Đầu tư - 10/11/2024 13:57
Một doanh nghiệp muốn đầu tư khu nghỉ dưỡng 1.500 tỷ ở Quảng Nam
Công ty TNHH Adventure Ocean xin nghiên cứu, đề xuất để tham gia đầu tư dự án Khu nghỉ dưỡng Trung Phường ở huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng.
Đầu tư - 10/11/2024 13:30
Đi tìm gánh nặng của doanh nghiệp bất động sản?
Tiền sử dụng đất luôn là một trong những yếu tố "nặng gánh nhất" với các doanh nghiệp bất động sản. Bởi, khoản chi phí này không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị nguồn lực tài chính lớn mà còn tốn rất nhiều thời gian.
Đầu tư - 10/11/2024 10:19
Doanh nghiệp TP. HCM lo bảng giá đất mới ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh
Bảng giá đất mới đang khiến không ít doanh nghiệp trong khu công nghiệp, doanh nghiệp thuê đất lo lắng, bởi giá đất tăng, giá cho thuê đất cũng sẽ tăng từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Nội dung này được doanh nghiệp nêu lên tại Cà phê Doanh nhân HuBa 79 diễn ra sáng 9/11. Sự kiện do Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM tổ chức.
Đầu tư - 10/11/2024 09:13
Bất động sản Phú Yên bớt ảm đạm nhưng nhà đầu tư vẫn e dè
Thời gian qua, thị trường bất động sản Phú Yên bớt ảm đạm hơn so với cùng kỳ nhưng vẫn chưa thực sự sôi động. Nhiều nhà đầu tư dè dặt trong việc đấu giá dự án mới cũng như triển khai dự án trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
Đầu tư - 10/11/2024 09:12
Tác động của tân Tổng thống Mỹ đến thị trường bất động sản Việt Nam sẽ như thế nào?
Ông Donald Trump giành chiến thắng và sẽ bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ từ đầu 2025 được cho sẽ tác động đáng kể tới thị trường bất động sản Việt Nam.
Đầu tư - 10/11/2024 06:00
Hà Nội: Tuyến đường nghìn tỷ sau 5 năm vẫn chưa hẹn ngày 'về đích'
Đường Tây Thăng Long đoạn Văn Tiến Dũng - Phạm Văn Đồng trị giá gần 1.500 tỷ đồng, khởi công từ năm 2019, dự kiến hoàn thành sau 2 năm nhưng đến nay vẫn dang dở.
Đầu tư - 09/11/2024 16:22
Thanh Hóa tìm nhà thầu thi công 1,58km đường hơn 800 tỷ
Ban Quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa đang tiến hành kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho Dự án xây dựng đường từ nút giao Đông Xuân đến TP. Thanh Hóa, đoạn Đông Thanh - Đông Tiến, với tổng mức đầu tư 818 tỷ đồng.
Đầu tư - 09/11/2024 16:22
'Chúng ta đã đi qua thời làm bất động sản dễ dàng'
Ông Nguyễn Đức Lập, Chủ tịch Hội đồng Bất động sản Việt Nam nhận định: Với những thay đổi đột biến ở môi trường vĩ mô, môi trường pháp lý tôi tin rằng chúng ta đã đi qua thời làm bất động sản dễ dàng…
Đầu tư - 09/11/2024 14:31
Trung Quốc dẫn đầu về số lượng dự án FDI tại Quảng Ninh
Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gay gắt giữa các địa phương, sự nỗ lực và chính sách linh hoạt của Quảng Ninh đã giúp tỉnh trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư Trung Quốc.
Đầu tư - 09/11/2024 13:42
Bóng dáng Duy Thịnh tại loạt dự án gần 3.000 tỷ ở Quảng Bình
Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Duy Thịnh hiện đang là cổ đông lớn của các doanh nghiệp đang thực hiện 3 dự án bất động sản gần 3.000 tỷ đồng tại Quảng Bình.
Đầu tư - 09/11/2024 06:00
Thủ tướng: Đầu tư vào Việt Nam sẽ có cơ hội với 65 thị trường hàng đầu thế giới
Dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc tại Trùng Khánh, Thủ tướng cho rằng, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia, đã ký kết 17 hiệp định thương mại tự do với 65 thị trường hàng đầu thế giới. Do đó, đầu tư vào Việt Nam sẽ có cơ hội với 65 thị trường trên thế giới.
Đầu tư - 08/11/2024 14:02
Tổ hợp công nghệ tế bào gốc HSC-HOSTEP: Bước tiến mới cho công nghệ tế bào gốc tại Việt Nam
"Lễ khởi công tổ hợp công nghệ tế bào gốc HSC- HOSTEP đánh dấu một bước tiến lớn trong lịch sử phát triển công nghệ sinh học tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và trong lĩnh vực công nghệ sinh học - công nghệ y sinh của Việt Nam".
Công nghệ - 08/11/2024 11:56
- Đọc nhiều
-
1
Thanh Hóa tìm nhà thầu thi công 1,58km đường hơn 800 tỷ
-
2
Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp 'nổi sóng' đâu chỉ vì hiệu ứng Donald Trump
-
3
Đại gia Phan Thành Muôn vừa bị khởi tố là ai?
-
4
Fed giảm lãi suất lần thứ 2 liên tiếp
-
5
[Café Cuối tuần] Luật Kiểm soát sự ảnh hưởng của người nổi tiếng, tại sao không?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 1 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 1 week ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 1 week ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 4 day ago