Sẽ đón làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản vào lĩnh vực tài chính?

Nhàđầutư
Vào ngày 21/8 tới, tại Tokyo (Nhật Bản), Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng sẽ chủ trì sự kiện Xúc tiến đầu tư tài chính vào Việt Nam. Sẽ có gần 100 nhà đầu tư Nhật Bản tham dự để tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam đang mở ra một làn sóng đầu tư mới.
BẢO ANH
17, Tháng 08, 2017 | 07:30

Nhàđầutư
Vào ngày 21/8 tới, tại Tokyo (Nhật Bản), Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng sẽ chủ trì sự kiện Xúc tiến đầu tư tài chính vào Việt Nam. Sẽ có gần 100 nhà đầu tư Nhật Bản tham dự để tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam đang mở ra một làn sóng đầu tư mới.

cau-nhat-tan-1449837487

Cầu Nhật Tân có tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỉ đồng - một trong ba dự án được trao giải Cống hiến của Chủ tịch JICA (Nhật Bản)

Cụ thể, gần 100 nhà đầu tư Nhật Bản đến từ các tổ chức như: Tập đoàn Nikkei, Tập đoàn các Hãng tư vấn Tokyo, Ngân hàng Shizuoka, Ngân hàng Sumitiomo Mistui Trust Bank, Công ty quản lý tài sản Meiji Yasuda, Công ty chứng khoán Naito, Công ty quản lý tài sản Daiwa, Tập đoàn năng lượng JXTG Energy, Tập đoàn Hitachi, Ngân hàng Aozora… 

Được biết, sự kiện do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng chủ trì. Đây là sự kiện nhằm tiếp nối những nỗ lực thúc đẩy việc hợp tác trong lĩnh vực tài chính giữa Việt Nam và Nhật Bản, sau chuyến công tác tại Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hồi tháng 6 vừa qua. Tham gia Đoàn công tác xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản tuần tới có nhiều doanh nghiệp lớn Việt Nam như: Vingroup, Sabeco, Vinamilk, FPT, MBS, SSIAM, Tập đoàn Bảo Việt, HSC, VNDirect, Novaland, Vietjet…

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/9/1973, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng được củng cố và phát triển với nội dung hợp tác ngày càng sâu rộng. Tháng 4/2002, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi đến Việt Nam, hai nước đã thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác tin cậy, ổn định lâu dài.

Đến tháng 4/2009, Việt Nam và Nhật Bản nhất trí xây dựng quan hệ đối tác chiến lược và đến tháng 3/ 2014, nâng cấp lên mức “đối tác chiến lược toàn diện”, đưa Nhật Bản trở thành quốc gia đầu tiên trong nhóm G7 thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.

Để khẳng định sự phát triển chiều sâu của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, Tuyên bố tầm nhìn chung nhân chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Tokyo hồi tháng 9/2015 đã đánh giá cao “sự phát triển toàn diện và thực chất của mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước”.

Có thể khẳng định, mối quan hệ hữu nghị thân thiện Việt Nam - Nhật Bản hiện nay là sự nỗ lực và thiện chí của hai chính phủ trong suốt hơn 40 năm qua. Bên cạnh đó, không thể không kể đến một yếu tố quan trọng đóng góp cho sự phát triển bền vững của mối quan hệ này, đó chính là sự kết nối tự nhiên giữa hai quốc gia cùng ở khu vực châu Á - Thái Bình dương, hai dân tộc có nhiều điểm tương đồng, một sự gắn kết được coi là có đặc tính lịch sử.

Về chính trị, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản trong những năm qua liên tục được củng cố và tăng cường, ngày càng đi vào thực chất, trên cơ sở lợi ích chiến lược tương đồng. Quan hệ hai nước đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao và có sự tin cậy cao. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế cũng như khu vực.

Hiện hai nước duy trì một số cơ chế đối thoại hiệu quả như: Ủy ban Hợp tác Việt - Nhật do hai Bộ trưởng Ngoại giao làm đồng Chủ tịch (từ năm 2007); Đối thoại Đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản về ngoại giao - an ninh - quốc phòng (cấp Thứ trưởng ngoại giao, từ năm 2010); Đối thoại chính sách quốc phòng Việt - Nhật cấp thứ trưởng (từ tháng 112012); Đối thoại An ninh cấp Thứ trưởng (từ tháng 11-2013)...

Sẽ có làn sóng đầu tư mới vào lĩnh vực tài chính?

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), Nhật Bản đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai, đối tác thương mại lớn thứ tư và đối tác lớn thứ 3 về du lịch của Việt Nam. Tính đến cuối tháng 11/2016, Nhật Bản là nhà đầu tư đứng thứ 2/114 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 3.242 dự án và 42 tỷ USD tổng vốn đầu tư.

Các dự án của Nhật Bản được triển khai trên 19 ngành, lĩnh vực, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực Nhật Bản có thế mạnh và đang tăng cường tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài như: công nghiệp chế biến, chế tạo với 1.541 dự án, tổng vốn đầu tư 33,54 tỷ USD (chiếm 48,41% tổng số dự án và 80,02% tổng vốn đầu tư); kinh doanh bất động sản với 53 dự án, tổng vốn đầu tư 1,91 tỷ USD; sản xuất, phân phối điện, khí, nước với 15 dự án, tổng vốn đầu tư 1,28 tỷ USD,...

Các dự án của Nhật Bản tại Việt Nam chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài với 2.678 dự án, tổng vốn đầu tư 24,17tỷ USD (chiếm 82.8% tổng số dự án và 57.5% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ hai là hình thức liên doanh với 540 dự án, tổng vốn đầu tư 16,16 tỷ USD. Còn lại là các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BT, BTO và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư vào 52 tỉnh và địa phương trong cả nước. Trong đó, Thanh Hóa thu hút nhiều vốn đầu tư từ Nhật Bản nhất với 13 dự án có tổng vốn đầu tư 9,7 tỷ USD. Đứng thứ hai là Hà Nội với 856 dự án và tổng vốn đầu tư 5,02 tỷ USD. Tiếp theo là các địa phương Bình Dương, TP.HCM, Hải Phòng, Đồng Nai, Hưng Yên...

Năm 2016, số lượng dự án đầu tư của Nhật Bản đăng ký đầu tư vào Việt Nam đã lên tới 560 dự án, cao nhất kể từ trước tới nay. Chưa kể, còn có 276 lượt góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Nhìn trên khía cạnh này, khó có thể nói đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam sụt giảm. Doanh nghiệp Nhật Bản cũng đã xếp Việt Nam đứng thứ 4 trong tổng số quốc gia về thuận lợi trong thu hút đầu tư.

Về vốn ODA, trong tài khoá 2016, Nhật Bản cho Việt Nam vay 11 tỷ yên để hỗ trợ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam thu hút FDI. Khoản ODA vốn vay nói trên được cung cấp để hỗ trợ ngân sách cho Chính phủ Việt Nam triển khai Chương trình hỗ trợ quản lý kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh (EMCC), với mục tiêu tăng cường cải cách một số lĩnh vực ưu tiên trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 đã được Quốc hội thông qua vào tháng 4/2016.

Hoạt động này hỗ trợ thực hiện cải cách chính sách xuyên suốt 3 trụ cột nhằm giúp Chính phủ duy trì ổn định kinh tế vĩ mô; tăng cường quản trị ngành tài chính và quản lý tài khoá trong đó bao gồm cả các chính sách giải quyết nợ xấu, cải cách ngân hàng, quản lý nợ và quản lý kho bạc; tăng cường minh bạch, tiết kiệm và trách nhiệm trong khu vực công; đồng thời, tăng cường bộ máy hành chính công, quản lý doanh nghiệp nhà nước và tăng cường quản lý đầu tư công hướng tới nâng cao minh bạch và làm cho môi trường quản lý nhà nước lành mạnh hơn và cải thiện môi trường kinh doanh; giảm gánh nặng hành chính, cải thiện, chính sách thuế và mua sắm công và cải thiện thủ tục hành chính.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, sự kiện Bộ trưởng Tài Chính Đinh Tiến Dũng chủ trì sự kiện Xúc tiến đầu tư tài chính vào Việt Nam tại Tokyo với sự tham dự của gần 100 nhà đầu tư tên tuổi của Nhật Bản dự cảm cho thấy sắp có thêm làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản vào Việt Nam trong lĩnh vực tài chính. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ