Quảng Nam thu hút FDI thiên về 'chất' hơn về 'lượng'

Nhàđầutư
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam khẳng định, trong thời gian tới tỉnh thu hút FDI thiên về "chất" hơn về "lượng". Các dự án đầu tư phải đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng, tạo nguồn thu địa phương với trình độ công nghệ của dự án, sử dụng nguồn lực nội địa…
THÀNH VÂN
28, Tháng 03, 2024 | 10:06

Nhàđầutư
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam khẳng định, trong thời gian tới tỉnh thu hút FDI thiên về "chất" hơn về "lượng". Các dự án đầu tư phải đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng, tạo nguồn thu địa phương với trình độ công nghệ của dự án, sử dụng nguồn lực nội địa…

Vì sao thu hút FDI giảm sút?

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, trong năm 2023, tỉnh đã cấp mới 4 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 58,58 triệu USD (so với năm 2022, số lượng dự án cấp mới giảm 01 dự án, tổng vốn đầu tư giảm 9,66 triệu USD).

Bên cạnh đó, tỉnh đã điều chỉnh 31 dự án (trong đó có 7 dự án tăng vốn), chấm dứt hoạt động đối với 5 dự án; thông báo chấp thuận cho 7 lượt góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.

Như vậy, tính đến hết năm 2023, tỉnh này có 193 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 6,08 tỷ USD; các dự án tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: công nghiệp chế biến - chế tạo, du lịch, dịch vụ...

Các đối tác đầu tư nước ngoài đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Hàn Quốc hiện là đối tác FDI có số lượng dự án lớn nhất với 57 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 866 triệu USD; Singapore là đối tác có vốn đầu tư FDI lớn nhất với 8 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký 4,11 tỷ USD.

UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, trong năm 2023, kết quả thu hút đầu tư nước ngoài sụt giảm do các nguyên nhân. Trong đó, tác động của suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19, áp lực lạm phát, điều kiện tài chính thắt chặt, gián đoạn trong chuỗi giá trị cung ứng sản xuất... dẫn đến nhà đầu tư hạn chế đầu tư mới, đầu tư mở rộng để tránh rủi ro.

Đồng thời, việc áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khởi xướng cũng ảnh hưởng nhiều đến sức hút các dòng vốn FDI. Các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới đang thận trọng và cân nhắc trong việc lựa chọn các quốc gia để đầu tư, trong đó có Việt Nam.

quang-na,

Tính đến cuối năm 2023, tỉnh Quảng Nam có 193 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 6,08 tỷ USD. Ảnh: T.V.

Một nguyên nhân nữa là do trên cơ sở định hướng phát triển tỉnh Quảng Nam, các dự án đầu tư tập trung vào các lĩnh vực du lịch, dịch vụ, công nghiệp. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực dịch vụ du lịch, dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng làm cho thị trường lĩnh vực này suy giảm, chưa kịp phục hồi. Vì vậy, trong thời gian qua, để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, các nhà đầu tư cân nhắc lại thời điểm đầu tư.

Ngoài ra, đối với lĩnh vực công nghiệp, các dự án đầu tư tập trung vào các khu, cụm công nghiệp, tuy nhiên quy định mới của pháp luật về bảo vệ môi trường yêu cầu phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện về hạ tầng xử lý nước thải trong các khu, cụm công nghiệp mới được thu hút đầu tư. Đây cũng là khó khăn đối với các khu, cụm công nghiệp đang triển khai.

Đặc biệt, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng hiện nay gặp nhiều khó khăn, dẫn đến đầu tư cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp bị chậm tiến độ, ảnh hưởng đến việc tạo mặt bằng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài…

z5240530309212_cba33832641ddfd571271ed1478e70e2

Tỉnh Quảng Nam sẽ phát triển mạnh ngành công nghiệp ô tô. Ảnh: T.V.

Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế

Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, quan điểm thu hút FDI của tỉnh là chủ động kiến tạo, đổi mới mạnh mẽ tư duy, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của tỉnh; không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế.

Đặc biệt, phát triển kinh tế với tư duy kinh tế xanh, hài hòa với tự nhiên, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp nhằm giảm thiểu chất thải phát sinh, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050…

Theo ông Bửu, trên cơ sở quy hoạch tỉnh Quảng Nam đã được phê duyệt, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Nam sẽ ưu tiên thu hút các ngành kinh tế số, các ngành phát triển trên nền tảng công nghệ 4.0 như: công nghiệp ICT, kỹ thuật số, kỹ thuật nano, công nghiệp sinh học, vật liệu mới, dược phẩm, sinh học, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ môi trường, năng lượng sạch...

Cùng với đó, đẩy mạnh thu hút và nghiên cứu cơ chế sử dụng vốn đầu tư nước ngoài cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, có sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị cung ứng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Tỉnh cũng phát triển mạnh ngành công nghiệp ô tô trên cơ sở nền tảng cơ khí chính xác, tự động hóa và quản trị hiện đại; phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của cơ khí, hình thành chuỗi liên kết để sớm hình thành trung tâm công nghiệp cơ khí đa dụng và công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí tại Khu kinh tế mở Chu Lai mang tầm quốc gia.

Song song với đó là phát triển ngành công nghiệp hàng không để hình thành Trung tâm công nghiệp dịch vụ hàng không tại Khu kinh tế mở Chu Lai…

"Tỉnh Quảng Nam thu hút đầu tư nước ngoài thiên về "chất" hơn về "lượng". Các dự án đầu tư phải đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng, tạo nguồn thu địa phương với trình độ công nghệ của dự án, sử dụng nguồn lực nội địa; không tiếp nhận các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh", ông Bửu khẳng định. 

Nói thềm về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho hay, tỉnh Quảng Nam sẽ xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch cụ thể. Trong đó, xây dựng rất rõ về lộ trình, mục tiêu, nguồn lực và ưu tiên tập trung những ngành công nghiệp nào, thu hút những dự án đầu tư nào trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Riêng từ sau năm 2030 đến năm 2050 sẽ vừa làm vừa cân nhắc, vừa suy nghĩ vì hiện nay thế giới đang biến động rất nhanh, có những yếu tố rất khó lường. 

"Tỉnh Quảng Nam đã xác định con đường phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Quá trình phát triển, phải hết sức lưu ý đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ các giá trị văn hóa bản địa.

Trên nguyên tắc phát triển kinh tế đem lại nguồn thu cho ngân sách, giải quyết công ăn việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhưng phải giữ được môi trường sinh thái, phục hồi và phát triển được tính đa dạng sinh học", ông Thanh thông tin và khẳng định, tỉnh sẽ không đánh đổi môi trường sinh thái để phát triển kinh tế. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24810.00 24830.00 25150.00
EUR 26328.00 26434.00 27605.00
GBP 30691.00 30876.00 31827.00
HKD 3126.00 3139.00 3241.00
CHF 26858.00 26966.00 27796.00
JPY 159.64 160.28 167.64
AUD 15979.00 16043.00 16531.00
SGD 18129.00 18202.00 18739.00
THB 665.00 668.00 695.00
CAD 17929.00 18001.00 18529.00
NZD   14703.00 15194.00
KRW   17.56 19.14
DKK   3535.00 3665.00
SEK   2287.00 2376.00
NOK   2262.00 2351.00
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ