Phó Chủ tịch VLA: Doanh nghiệp logistics sau một đêm tỉnh dậy đã từ 'nhỏ' thành 'lớn'

Nhàđầutư
Ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics (VLA) cho biết, do giá cước vận tải biển tăng gấp 5-10 lần so với thời điểm trước dịch nên sau một đêm nhiều doanh nghiệp logistics "bỗng" từ doanh nghiệp nhỏ thành doanh nghiệp lớn, ngay cả ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cũng không đủ điều kiện hưởng.
N.THOAN
28, Tháng 10, 2021 | 11:05

Nhàđầutư
Ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics (VLA) cho biết, do giá cước vận tải biển tăng gấp 5-10 lần so với thời điểm trước dịch nên sau một đêm nhiều doanh nghiệp logistics "bỗng" từ doanh nghiệp nhỏ thành doanh nghiệp lớn, ngay cả ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cũng không đủ điều kiện hưởng.

dao-trong-khoa

Ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA). Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp

Tại Diễn đàn trực tuyến “Hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức, ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) đã chia sẻ những vướng mắc doanh nghiệp logistics đang gặp phải cùng với đó là những đề xuất lên Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn.

Cụ thể, sản lượng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics giảm đáng kể do tình hình kinh doanh của khách hàng gần như bị tê liệt, khách hàng giảm diện tích thuê, đề nghị giảm giá dịch vụ do không bán được hàng… Trong khi đó, chi phí cho công tác phòng chống dịch tăng. Đặc biệt, giá cước tàu tăng cùng hàng loạt các phụ phí từ hãng tàu trở thành gánh nặng tài chính lên chi phí logistics và áp lực nên doanh nghiệp dịch vụ logistics. "Có những tuyến vận tải biển giá cước tăng gấp 5-10 lần so với thời điểm trước dịch, gây ra gánh nặng lớn cho doanh nghiệp", ông Khoa nói.

Không những ảnh hưởng tới chi phí của doanh nghiệp, ông Khoa cho biết, việc giá cước vận tải biển tăng mạnh đã khiến cho hầu hết các doanh nghiệp logistics sau một đêm bỗng từ doanh nghiệp nhỏ thành doanh nghiệp lớn. Nên ngay cả các ưu đãi về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 30% các doanh nghiệp cũng không còn đủ điều kiện để hưởng (theo quy định doanh nghiệp có doanh thu dưới 200 tỷ, doanh thu năm 2021 thấp hơn 2019 mới được hưởng ưu đãi giảm thuế). Trong khi đó, dù doanh thu tăng mạnh nhưng thực tế lợi nhuận của doanh nghiệp không tăng, ngược lại, áp lực về dòng tiền của doanh nghiệp lớn hơn rất nhiều.

Theo đó, Phó Chủ tịch VLA đưa kiến nghị, áp dụng giảm 30% thuế TNDN linh hoạt với ngành nghề lĩnh vực, có thể “nới” quy định về doanh thu lên mức phù hợp với doanh nghiệp logistics do diễn biến tăng giá cước như đã nói ở trên.

Cùng với đó, Nghị quyết 406 quy định "Giảm 30% thuế GTGT kể từ ngày 1/11 đến hết ngày 31/12/2021 đối với các hàng hóa, dịch vụ vận tải". Tuy nhiên, quy định đã vắng bóng những doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ vận tải, trong khi thực tế là doanh nghiệp vận tải khó khăn thì doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ đi kèm vận tải cũng khó khăn. Do đó, kiến nghị mở rộng đối tượng hỗ trợ bao gồm các “doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ vận tải”, chứ không đơn thuần là “doanh nghiệp vận tải” như quy định tại Nghị định 406.

Ngoài ra, VLA cũng đề nghị Chính phủ có quyết sách phát triển vận chuyển vận tải biển mang thương hiệu Việt Nam. Cụ thể là phát triển đội tàu container cỡ lớn kinh doanh tuyến xa như Châu Mỹ, Châu Âu, đáp ứng phần nào yêu cầu chuyên chở hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam và cũng là cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước.

Để tránh tình trạng ùn tắc ở một số cảng khu vực phía Nam như thời gian vừa qua, VLA cho rằng, cần thay đổi quy trình thủ tục giám sát hải quan theo hướng thuận lợi hoá thương mại, cho phép các doanh nghiệp khai báo Hải quan chung theo tỉnh, thành phố hoặc khu vực lớn hơn và đưa hàng về các địa điểm thông quan trong khu vực dưới sự giám sát của Hải quan như thông lệ của các nước Tây Âu – Bắc Mỹ sẽ làm giảm ùn tắc và quá tải cảng cửa ngõ và cũng là cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

dau-anh-tuan

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI. Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp

Chia sẻ thêm thông tin tại Diễn đàn, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết, khảo sát mới đây của VCCI cho thấy những con số đáng lo ngại trong hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, trong tổng số 2.800 doanh nghiệp được khảo sát, có đến 93,9% doanh nghiệp bị tác động tiêu cực bởi dịch bệnh. 91% doanh nghiệp phải giảm số lượng lao động. COVID-19 làm đứng gãy chuỗi cung ứng, nhiều doanh nghiệp hiện nay chỉ duy trì quy mô sản xuất ở mức 30-40% so với trước dịch.

Tuy nhiên, theo Trưởng Ban Pháp chế VCCI, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về cải cách thủ tục hành chính, thể chế chưa có nhiều. Trong khi đây là thời điểm doanh nghiệp rất cần được đơn giản hoá thủ tục hành chính để giảm chi phí hoạt động. Với nhiều doanh nghiệp điều họ cần hơn cả là một môi trường kinh doanh thông thoáng, thủ tục gọn nhẹ để bắt nhịp lại với sản xuất kinh doanh.

Theo ông Tuấn, nhiều điều tra cho thấy, thru tục đầu tư có rào cản rất lớn, tỷ lệ doanh nghiệp gặp trục trặc thủ tục liên quan tới quy hoạch đô thị, thủ tục cấp phép khi có sử dụng đất là rất cao, ngang với tiếp cận vốn.

Trưởng ban Pháp chế VCCI cho rằng, thời gian tới, để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, cần thực hiện mạnh mẽ 2 chương trình.

Thứ nhất, là nhóm thủ tục đưa dự án đầu tư vào hoạt động (đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy…).

Thứ hai, là nhóm thủ tục xuất nhập khẩu (hải quan và kiểm tra chuyên ngành). Quy mô xuất khẩu đang rất lớn nên nếu quá trình làm thủ tục này được rút ngắn, thì hiệu quả tạo ra sẽ rất lớn.

Diễn đàn Vượt qua COVID diễn ra từ 15/9/2021 đến 31/12/2021 trên nhadautu.vn. Bài tham dự diễn đàn vui lòng gửi về email: [email protected], tiêu đề ghi rõ: Bài tham dự diễn đàn “Vượt qua COVID”.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ