Phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ gặp khó?

Nhàđầutư
Những dự kiến sửa đổi qui định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp của Bộ Tài chính có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp, đặc biệt là nỗ lực đẩy mạnh sự phát triển của thị trường trái phiếu tại Việt Nam.
NGỌC TRÂM
10, Tháng 04, 2018 | 10:31

Nhàđầutư
Những dự kiến sửa đổi qui định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp của Bộ Tài chính có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp, đặc biệt là nỗ lực đẩy mạnh sự phát triển của thị trường trái phiếu tại Việt Nam.

corporate bond

 Phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ gặp khó nếu qui định mới được thông qua 

Bộ Tài chính hiện đang trong quá trình tiến hành sửa đổi Nghị định 90/2011/NĐ-CP về Phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó, Điều 4 của Dự thảo qui định: “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là phát hành, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet”.

Như vậy là theo tinh thần của Dự thảo, các giao dịch trái phiếu cả ở thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp đều sẽ bị khống chế về số lượng nhà đầu tư tham gia ở mức dưới 100 nhà đầu tư.

Ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Công ty Thái An tại Quận Cầu Giấy, Hà Nội - doanh nghiệp có doanh thu khoảng 100 tỷ đồng mỗi năm, cho rằng, qui định như vậy sẽ làm khó cho doanh nghiệp của ông cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác khi có nhu cầu thu hút vốn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp.

Ông Thái dẫn ví dụ, giả sử công ty ông có nhu cầu huy động một số vốn để đầu tư nhà xưởng mới. Thay vào việc phải dày công tìm cách tiếp cận các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, công ty ông có thể tiếp cận các doanh nghiệp là bạn hàng hoặc nhà phân phối của mình, thậm chí cả các cá nhân mà ông quen biết để phát hành trái phiếu. Bởi theo ông, qua nhiều năm làm ăn với nhau, ông và doanh nghiệp của mình đã gây dựng được uy tín với bạn hàng và nhà phân phối. Vì vậy, trong trường hợp của công ty ông, phát hành trái phiếu cho những đối tượng này sẽ thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, theo ông phân tích, sau phát hành, giả sử một vài nhà đầu tư nào đó có nhu cầu bán lại trái phiếu do công ty ông phát hành cho một số nhà đầu tư khác mà làm cho số lượng nhà đầu tư vượt quá số lượng 100, thì theo qui định của Dự thảo hành động này là không được phép. Họ sẽ phải tìm nhà đầu tư khác đáp ứng được nhu cầu chuyển nhượng theo lô lớn để đảm bảo tuân thủ đúng luật pháp. Theo ông Thái, việc hạn chế số lượng nhà đầu tư như vậy chắc chắn sẽ làm giảm tính thanh khoản của trái phiếu khi nhà đầu tư muốn bán lại trái phiếu trên thị trường thứ cấp, từ đó giảm tính hấp dẫn của kênh đầu tư này, ảnh hưởng bất lợi đối với tổ chức phát hành.

Ông Thái lập luận rằng, doanh nghiệp phát hành trái phiếu trên nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm, vì vậy cơ quan quản lý nên trao quyền quyết định cho các bên liên quan mà ở đây là tổ chức phát hành và nhà đầu tư trái phiếu. Theo ông Thái, hiện các công cụ nợ khác, chẳng hạn như các khoản vay thương mại, cũng không có các ràng buộc về thời điểm trả nợ trước hạn, đảm bảo tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên tham gia giao dịch.

Về mệnh giá trái phiếu, Dự thảo qui định mệnh giá trái phiếu phải là 1 tỷ đồng hoặc bội số của 1 tỷ. Ông Nguyễn Đức Dũng, Chủ tịch kiêm CEO của một công ty có trụ sở tại Hà Đông (Hà Nội) với vốn điều lệ gần 150 tỷ đồng và doanh thu hàng năm khoảng 500 tỷ đồng cho hay, qui định này sẽ làm giảm tính hấp dẫn, tính thanh khoản của kênh đầu tư trái phiếu, bởi 1 tỷ đồng/1 trái phiếu sẽ khiến cho các nhà đầu tư cá nhân hay các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ khó tham gia vào thị trường trái phiếu. Ngay cả tổ chức phát hành cũng sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhà đầu tư. Đó là chưa kể việc qui định này sẽ làm giảm tính linh hoạt khi xử lý các khoản đầu tư cho nhà đầu tư do bị khống chế về số lượng nhà đầu tư.

“Hiện mệnh giá cổ phiếu phổ biến chỉ là 10.000 đồng và mệnh giá trái phiếu Chính phủ là 100.000 đồng. Việc áp mệnh giá trái phiếu doanh nghiệp phải là 1 tỷ đồng, hoặc bội số của 1 tỷ là quá cao so với các công cụ chứng khoán khác”, ông Dũng bình luận. “Vì sao không giữ nguyên như qui định hiện hành?”, ông Dũng đặt câu hỏi (hiện Nghị định 90/2011 qui định mệnh giá tối thiểu của trái phiếu phát hành trong nước là 100.000 đồng, các mệnh giá khác là bội số của 100.000 - PV).

Qui định nói trên càng tỏ ra bất hợp lý trong bối cảnh Chính phủ đang đặc biệt khuyến khích sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp. Cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam hiện rất thấp, bởi vậy kênh huy động vốn qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền đáng lẽ ra phải mang lại hiệu quả hơn cho các đối tượng này.    

Tại Hội thảo Góp ý dự thảo sửa đổi Nghị định 90/2011 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp do Nhadautu.vn tổ chức hồi tháng 12/2017, ông Đinh Viết Hùng, nhà sáng lập JoomlArt cho rằng các start-up Việt Nam gần như không có cơ hội tiếp cận trái phiếu chuyển đổi, một hình thức của trái phiếu doanh nghiệp. “Nếu xét theo những quy định tại Dự thảo như mệnh giá trái phiếu phải là 1 tỷ đồng, hoạt động 1-3 năm trước khi phát hành hay phải thanh toán các khoản nợ đúng hạn, báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận, thì gần như tất cả các start-up đều không thể với tới được", ông Hùng trăn trở.

"Có những bạn trẻ chỉ cần 50-100 triệu đồng để khởi nghiệp. Việc có quá nhiều ràng buộc về mệnh giá trái phiếu hay thời gian hoạt động gần như 'đóng cửa' kênh gọi vốn đáng ra phải rất hiệu quả đối với start-up. Tôi đã tham gia nhiều cuộc phát hành trái phiếu trên thị trường thế giới và thấy họ rất cởi mở với doanh nghiệp khởi nghiệp. 90% start-up ở Mỹ gọi vốn thông qua trái phiếu chuyển đổi. Quy trình phát hành trái phiếu dành cho start-up ở Mỹ, Nhật hay Singapore cũng rất dễ dàng và nhanh chóng, mà nói nôm na là trong nửa nốt nhạc", ông Hùng cho biết.

Theo ông Hùng, Dự thảo sửa đổi Nghị định 90 nên hướng tới nhiều hơn tới cộng đồng doanh nghiệp, dù còn non trẻ, song được xác định là tương lai của đất nước. Bên cạnh đó, bản chất việc gọi vốn thông qua phát hành trái phiếu chuyển đổi của start-up là chuyện thuận mua, vừa bán, là giao dịch dân sự dựa trên sự đồng thuận của 2 bên, bởi vậy không có lý do gì để nhà điều hành phải can thiệp vào.

Việc không không cho phép sử dụng phương tiện Internet để giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp cũng là một điểm mà cơ quan soạn thảo cần phải tính toán thêm. Theo lời ông Nguyễn Văn Thái, quy định cấm sử dụng phương tiện Internet trong giao dịch kiểu này là không phù hợp trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay. “Tại sao chúng ta cho phép giao dịch cổ phiếu online mà giao dịch trái phiếu lại bị hạn chế?”, ông Thái đặt câu hỏi.  

“Trong bối cảnh Chính phủ và các cơ quan Chính phủ đang nỗ lực cải cách hành chính, phấn đấu trở thành một Chính phủ kiến tạo và phục vụ, nâng cao sức cạnh tranh của môi trường kinh doanh của  Việt Nam, việc qui định như trên có vẻ như đang đi ngược lại với những nỗ lực này”, ông Thái bình luận.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ