Nhìn cổ phiếu nào cũng muốn mua, danh mục 'dài như quỹ ETF', phải làm sao để kiểm soát tốt hơn?

Sau một thời gian dài đầu tư, tôi nhận thấy việc nắm giữ danh mục quá nhiều mã chứng khoán đã gây ra nhiều bất cập bởi thật khó để quản lý danh mục với hàng chục mã như vậy. Thậm chí nhiều khi tôi còn chẳng nhớ ra đã sở hữu những mã chứng khoán nào nữa.
BẢO LONG
14, Tháng 08, 2021 | 07:27

Sau một thời gian dài đầu tư, tôi nhận thấy việc nắm giữ danh mục quá nhiều mã chứng khoán đã gây ra nhiều bất cập bởi thật khó để quản lý danh mục với hàng chục mã như vậy. Thậm chí nhiều khi tôi còn chẳng nhớ ra đã sở hữu những mã chứng khoán nào nữa.

photo1628838282189-16288382824211807766524

Ảnh: Internet.

Trong quá trình đầu tư, hầu hết chúng ta đều gặp phải tình trạng đa dạng hóa danh mục quá mức, mua nhiều mã chứng khoán khiến danh mục trở nên "dài dằng dặc", khó kiểm soát.

Thời điểm mới đầu tư chứng khoán, tôi cũng rơi vào tình trạng tương tự khi lúc nào cũng phải tìm kiếm mã chứng khoán nào đó để nghiên cứu và rồi mua thử một chút. Hoặc mỗi khi có ai đó "phím", tôi cũng lập tức mua cổ phiếu đó mà không tìm hiểu quá nhiều. Điều này khiến danh mục đầu tư trở nên khó kiểm soát với số lượng mã chứng khoán có thời điểm lên tới con số 20, dù số vốn đầu tư chẳng phải lớn. Bạn bè hay nói đùa danh mục của tôi chẳng khác gì các quỹ ETFs (xét về số lượng mã).

Ban đầu, tôi nghĩ tới việc "không bỏ hết trứng vào một rỏ" sẽ giúp giảm thiểu rủi ro trong đầu tư. Việc mua nhiều mã chứng khoán khiến tôi có hứng thú cho việc tìm hiểu doanh nghiệp hơn cũng nhưng sau một thời gian tôi (và có lẽ phần lớn mọi người) đã trở nên "nghiện" việc mua/bán nhiều mã chứng khoán. Mỗi khi bán mã này, tôi lập tức nhảy sang mua ngay một mã khác và tất nhiên với việc nhảy nhót liên tục như vậy, khoảng thời gian để tìm hiểu thực sự kỹ về một doanh nghiệp là không nhiều.

Sau một thời gian dài đầu tư, tôi nhận thấy việc nắm giữ danh mục quá nhiều mã chứng khoán đã gây ra nhiều bất cập bởi thật khó để quản lý danh mục với hàng chục mã như vậy. Thậm chí nhiều khi tôi còn chẳng nhớ ra đã sở hữu những mã chứng khoán nào nữa.

Không những vậy, việc nắm giữ quá nhiều mã chứng khoán cũng khiến hiệu suất đầu tư trở nên khá thấp khi gặp phải tình trạng mã tăng bù cho mã giảm. Mã tăng mạnh thì tỷ trọng thấp, trong khi mã giảm đôi khi lại chiếm tỷ trọng cao, thậm chí số mã giảm điểm lại chiếm áp đảo so với số mã tăng.

Với những vấn đề gặp phải, tôi đã quyết định thay đổi cơ cấu danh mục đầu tư trở nên tinh gọn hơn và quả thực, hiệu quả cũng theo chiều hướng tích cực hơn. Dưới đây là những kinh nghiệm được đúc rút từ nhiều năm đầu tư của tôi nhằm hạn chế việc đa dạng hóa quá mức danh mục.

Chỉ mua cổ phiếu xuất sắc nhất ngành, tránh mua nhiều cổ phiếu cùng một ngành

Tình trạng chung nhiều nhà đầu tư hay gặp phải là mua nhiều mã cũng 1 ngành. Ví dụ, danh mục đã có VCB, nhưng vẫn mua thêm VPB, MBB, TCB, LPB, ABB…hay đã có HPG nhưng vẫn mua thêm NKG, HSG, TLH…

Trên thực tế, thông thường cổ phiếu sẽ không tăng một mình mà tăng theo cả một nhóm ngành. Tuy nhiên, sẽ có sự phân hóa về đà tăng trưởng của các cổ phiếu trong nhóm ngành đó. Những doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh tốt hơn, quy mô lớn hơn (hoặc một vài tiêu chí cơ bản nào đó tốt hơn) thường sẽ tăng tốt hơn so với phần còn lại. Trong khi những mã trong cùng ngành có hiệu quả kinh doanh không thực sự tốt sẽ tăng yếu hơn và thường đi sau những mã dẫn đầu.

Do đó, việc mua nhiều mã trong cùng một nhóm ngành sẽ không có hiệu quả tốt bằng việc mua mã dẫn đầu với nền tảng cơ bản tốt nhất.

Ngoài ra, việc cùng mua cổ phiếu trong một nhóm ngành cũng không giúp nhà đầu tư tránh rủi ro từ những yếu tố vĩ mô tác động chung tới cả nhóm. Ví dụ, nhà đầu tư nắm giữ cùng lúc HVN hay VJC cũng không tránh được rủi ro của dịch Covid-19 với ngành hàng không.

Mua chứng chỉ ETF

Một bí kíp giúp danh mục không dàn trải quá mức là mua chứng chỉ quỹ ETF. Thay vì mua cùng lúc nhiều Bluechips như FPT, MWG, HPG, VCB, CTG, VHM, VIC…khiến danh mục trở nên quá dài và khó kiểm soát, chưa kể khó mua vì ngân sách có giới hạn, chúng ta có thể lựa chọn đầu tư ETF.

Chứng chỉ ETF bao gồm một danh mục nhiều cổ phiếu theo rổ chỉ số tham chiếu. Ví dụ như chứng chỉ E1VFVN30 sử dụng tham chiếu VN30, danh mục bao gồm 30 cổ phiếu trong rổ VN30. Khi mua 1 chứng chỉ quỹ E1VFVN30, chúng ta cũng đồng nghĩa với việc sở hữu 30 cổ phiếu trong rổ VN30 với tỷ trọng tương ứng.

Với ngân sách có giới hạn, chúng ta có thể mua chứng chỉ ETF, qua đó gián tiếp sở hữu nhiều cổ phiếu chất lượng mà không gặp phải tình trạng danh mục quá nhiều cổ phiếu, gây khó cho quá trình quản trị.

Hiện có khá nhiều chứng chỉ ETF đang niêm yết như FUEVFVND (DCVFM VNDiamond ETF), E1VFVN30 (DCVFM VN30 ETF), FUESSVFL (SSIAM VNFinLead ETF), FUESSV30 (SSIAM VN30 ETF), FUEMAV30 (MAFM VN30 ETF)…

Việc mua các chứng chỉ quỹ ETF cũng được thực hiện tương tự như mua cổ phiếu, nhưng sẽ không được sử dụng margin và đây có lẽ là "điểm trừ" với nhiều nhà đầu tư ưa thích mạo hiểm.

Không để danh mục quá 5 mã

Cuối cùng, để không khiến danh mục trở nên không quá dài là chúng ta không mua quá nhiều mã chứng khoán. Kinh nghiệm đúc kết từ nhiều nhà đầu tư cá nhân lâu năm cho thấy số lượng mã chứng khoán chúng ta nắm giữ tối đa ở con số 5 sẽ là hợp lý.

Tất nhiên, trong danh mục đầu tư, chúng ta cũng không nên mua những cổ phiếu cùng một ngành vì điều này không giúp hiệu suất đầu tư tăng thêm và cũng không giúp hạn chế nhiều rủi ro chung từ ngành. Bên cạnh đó, việc phân bổ vào ETF cũng là lựa chọn hợp lý cho những nhà đầu tư muốn nắm giữ nhiều Bluechips.

Quan trọng hơn cả, chúng ta cần nghiên cứu về cổ phiếu một cách thật kỹ lưỡng trước khi ra quyết định giải ngân, chỉ có cách đó mới tìm ra những "viên kim cương" thực sự và danh mục khi đó sẽ trở nên cô đọng hơn.

(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ