Nhiều nhà đầu tư làm dự án BOT kiểu 'tay không bắt giặc'

Nhàđầutư
Sáng 8/9, phát biểu tại Tọa đàm khoa học 'Các dự án BOT - Chính sách và giải pháp', chuyên gia cho rằng nhiều nhà đầu tư thực hiện dự án BOT kiểu "tay không bắt giặc".
PHAN CHÍNH
08, Tháng 09, 2017 | 16:02

Nhàđầutư
Sáng 8/9, phát biểu tại Tọa đàm khoa học 'Các dự án BOT - Chính sách và giải pháp', chuyên gia cho rằng nhiều nhà đầu tư thực hiện dự án BOT kiểu "tay không bắt giặc".

21460273_1834476126580363_1055215632_o

Tọa đàm khoa học "BOT - Chính sách và giải pháp". Ảnh: Phan Chính

PPP quá đơn giản, phiến diện và thiếu bài bản

Theo đánh giá mới nhất của Bộ KH&ĐT, nguyên nhân gây vướng mắc trong đầu tư, khai thác các công trình giao thông theo hợp đồng BOT thời gian qua là do hình thức đầu tư này còn tương đối mới, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều. Điều này đã khiến các quy định pháp luật vẫn chưa bao quát được đầy đủ các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện loại hợp đồng này.

Thực tế thời gian qua, các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT đã được xây dựng và hoàn thiện về cơ bản. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh một số vấn đề mới, văn bản quy phạm pháp luật chưa có quy định để điều chỉnh. Dù Luật Đầu tư công có đề cập đến hình thức đầu tư đối tác công - tư (PPP) nhưng rất chung chung. Cho đến nay, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất quy định cụ thể, chi tiết về hình thức đầu tư này mới chỉ dừng ở Nghị định của Chính phủ.

Trong khi đó, rất nhiều quy định liên quan được nằm rải rác ở các luật chuyên ngành - chủ yếu là để điều chỉnh hoạt động đầu tư công, không phải là dự án đầu tư theo hình thức PPP - nên khó áp dụng, đồng thời còn chồng chéo, mâu thuẫn.

Đơn cử, quy định về góp vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dự án, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức PPP nói rõ doanh nghiệp dự án góp vốn chủ sở hữu theo tiến độ dự án. Nhưng Luật Doanh nghiệp lại quy định doanh nghiệp phải góp đủ vốn chủ sở hữu trong vòng 90 ngày kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

21534602_1834476403247002_1543873297_o (1)

Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam. Ảnh: Phan Chính

Vấn đề này, luật sư Nguyễn Tiến Lập, Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, ông cho biết đã quan sát BOT từ năm 1998. Thời điểm đó, Việt Nam mới có nghị định đầu tiên về BOT. “Khi đó, tôi và nhiều chuyên gia đã đoán được hệ lụy xảy ra từ các dự án BOT xảy ra như ngày hôm nay”, luật sư Lập nói.

Cũng theo luật sư này, hiện nay báo chí, các cơ quan chức năng đang quan tâm đến một số dự án BOT. Tuy nhiên, dự án BT cũng tồn tại nhiều khuất tất chưa được công bố.

Vị này khẳng định: “Hiện nay, PPP của chúng ta khá đơn giản, phiến diện, thiếu bài bản và không đúng bản chất. Điều này dẫn đến việc người dân phản đối”.

Các chủ đầu tư BOT "tay không bắt giặc"

Liên quan đến các nhà đầu tư BOT, ông Nguyễn Nam Cường - nguyên Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Lào cho rằng nhiều nhà đầu tư đang thực hiện dự án BOT kiểu “tay không bắt giặc”. Bởi họ không cần kinh nghiệm, không cần quá nhiều vốn. Sau khi vào được dự án, hầu hết vốn sẽ đi vay, thực hiện thì thuê đơn vị thi công.

58_Anh_1_nhadautu

Dân chặn xe tại trạm thu phí, quốc lộ 1 tắc nghẽn hơn 2 giờ. Ảnh: zing

Vị này tiếp tục cho biết: “Hiện nay có tình trạng khi thực hiện các dự án BOT, nhà đầu tư và cơ quan có thẩm quyền phớt lờ quyền lợi và ý kiến của của nhân dân”.

Ông Cương lấy dẫn chứng, ở nước Lào không có trạm BOT giao thông bởi lưu lượng giao thông không đáng thu. Nhà nước bỏ ra toàn bộ kinh phí để xây các công trình giao thông và không lập trạm thu phí.

Tại Lào, các dự án BOT chủ yếu là lưới điện. Chính phủ kêu gọi các nhà đầu tư làm lưới điện. “Họ quy hoạch điện trong các thành phố đâu ra đấy, rất văn minh không giống ở Việt Nam”, ông Cường nói.

“Tại quốc lộ 5, có người nói rằng đưa con đi học xong đi ăn phở 4 lần qua trạm cũng phải trả tiền BOT. Đây là điều vô lý mà chỉ có ở Việt Nam mới có”.

Trong khi đó, Luật sư Trương Thanh Đức, Công ty Luật Basico cho rằng: “Việc chỉ định nhà đầu tư, thì họ có quyền làm thế nào cũng được, chất lượng và tiện độ thế nào cũng được, làm qua loa”.

“Tuy nhiên nếu đấu thầu cũng chưa chắc đã tốt, khi đó nhà đầu tư sẽ tìm mọi cách để giảm giá thành, giảm chi phí”, luật sư Đức nói.

Cũng theo vị này: “Giảm giá thu phí ở các trạm phí khi bị phản đối thì nhà đầu tư sẽ kéo dài thời gian thu điều này không khác gì nhau”.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24900.00 24980.00 25300.00
EUR 26270.00 26376.00 27549.00
GBP 30688.00 30873.00 31825.00
HKD 3146.00 3159.00 3261.00
CHF 27021.00 27130.00 27964.00
JPY 159.49 160.13 167.45
AUD 15993.00 16057.00 16546.00
SGD 18139.00 18212.00 18746.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 17952.00 18024.00 18549.00
NZD   14681.00 15172.00
KRW   17.42 18.97
DKK   3528.00 3656.00
SEK   2270.00 2357.00
NOK   2259.00 2348.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ