Nhiều đô thị tại vùng đồng bằng sông Cửu Long chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Nhàđầutư
Theo báo cáo định hướng và các giải pháp phát triển công nghiệp và đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, hiện nay chỉ có 4/13 thành phố tỉnh lỵ trong vùng có nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị.
AN HÒA
21, Tháng 11, 2021 | 08:38

Nhàđầutư
Theo báo cáo định hướng và các giải pháp phát triển công nghiệp và đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, hiện nay chỉ có 4/13 thành phố tỉnh lỵ trong vùng có nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị.

nha may xu ly nuoc thai 1

Hệ thống xử lý nước thải Cái Răng, TP. Cần Thơ có vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng được đưa vào sử dụng vào tháng 7/2018, mới đây UBND TP. Cần Thơ vừa phê duyệt đầu tư bổ sung trên 36 tỷ đồng để nâng cao chất lượng xử lý nước từ cột B lên cột A. Ảnh HB

Cụ thể, đó là nhà máy xử lý nước thải Cái Răng – Cần Thơ  (công suất 30.000m3/ngày); nhà máy xử lý nước thải TP. Sóc Trăng (công suất 13.200m3/ngày); nhà máy xử lý nước thải TP. Châu Đốc (công suất 5.000m3/ngày); nhà máy xử lý nước thải TP. Trà Vinh (công suất 9.500m3/ngày). Trong khi tổng lượng nước thải sinh hoạt toàn vùng khoảng 1 triệu m3/ngày.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, đến hết năm 2020, vùng ĐBSCL hiện có 174 đô thị, trong đó, có 1 đô thị loại I trực thuộc Trung ương; 2 đô thị loại I thuộc tỉnh; 12 đô thị loại II; 9 đô thị loại III; 23 đô thị loại IV; 127 đô thị loại V.

Tỷ lệ đô thị hoá của vùng ĐBSCL hiện chỉ đạt 31,16%, tăng 4,6% so với năm 2015, tức mỗi năm tăng chưa đến 1%. Trong khi tỷ lệ đô thị hóa bình quân của cả nước đạt khoảng 40%. Đáng lo ngại là đô thị của Vùng đa phần có hệ thống hạ tầng kỹ thuật yếu kém và thiếu đồng bộ; việc thu gom và xử lý chất thải rắn, xử lý nước thải đạt thấp, công nghệ xử lý lạc hậu, bên cạnh đó, ĐBSCL còn gánh chịu thêm tác động của biến đổi khí hậu.

Để khắc phục những hạn chế trên, Bộ Xây dựng đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, tích hợp vào quy hoạch phát triển của vùng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì.

Theo ông Christoph Klinnert, Giám đốc Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu ĐBSCL thuộc tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) cho biết, mỗi năm Việt Nam phải chịu tổn thất do biến đổi khí hậu lên đến 1 - 1,5% GDP, nhất là ở vùng ĐBSCL.

Nhằm giúp Việt Nam giải quyết những thách thức nêu trên, GIZ đã phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện cải thiện công tác quản lý thoát nước và xử lý nước thải, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro ngập tại các đô thị Việt Nam.

Theo vị đại diện của GIZ, đơn vị này và Cục kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) sẽ hỗ trợ Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2021-2025, thực hiện 4 hợp phần gồm, phát triển đô thị; tích hợp đầu tư phát triển hạ tầng đô thị và nông thôn; liên kết vùng tại ĐBSCL và giảm thiểu rủi ro thiên tai.

Việc hợp tác nêu trên không chỉ giúp ĐBSCL chủ động ứng phó, vượt qua các thách thức của biến đổi khí hậu, mà còn tạo tiền đề xây dựng mới quy hoạch vùng ĐBSCL cũng như quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050. Qua đó, tạo ra những đột phá phát triển về kinh tế- xã hội cho vùng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25455.00
EUR 26817.00 26925.00 28131.00
GBP 31233.00 31422.00 32408.00
HKD 3182.00 3195.00 3301.00
CHF 27483.00 27593.00 28463.00
JPY 160.99 161.64 169.14
AUD 16546.00 16612.00 17123.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18239.00 18312.00 18860.00
NZD   15039.00 15548.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3601.00 3736.00
SEK   2307.00 2397.00
NOK   2302.00 2394.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ