Cảng Trần Đề được quy hoạch là cảng cửa ngõ của khu vực ĐBSCL

Nhàđầutư
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1579/QĐ-TTg về phê duyệt tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó cảng biển Trần Đề (Sóc Trăng) được định hướng đầu tư trở thành cảng nước sâu cửa ngõ của khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
AN HOÀ
26, Tháng 09, 2021 | 07:35

Nhàđầutư
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1579/QĐ-TTg về phê duyệt tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó cảng biển Trần Đề (Sóc Trăng) được định hướng đầu tư trở thành cảng nước sâu cửa ngõ của khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg, cảng Trần Đề nằm trong nhóm cảng biển số 5, có chức năng phục vụ các khu, cụm công nghiệp địa phương và vận chuyển hàng hóa, hành khách tuyến xa bờ ra đảo, có các bến cảng tổng hợp, container, hàng rời và bến cảng khách phát triển theo định hướng xã hội hóa phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và năng lực của nhà đầu tư. Tiềm năng phát triển phía ngoài khơi để đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ vùng ĐBSCL.

cang tran d soc trang

Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) được quy hoạch là Cảng nước sâu cửa ngõ của vùng. Ảnh TL

Trong khu phức hợp cảng có bến cảng 5.000 tấn phục vụ cho tàu tổng hợp gom hàng từ các bến sông; cảng container 100.000 tấn và cảng tàu hàng rời lên đến 160.000 tấn, đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ cho xuất, nhập khẩu hành hóa trực tiếp của vùng.

Nhóm cảng biển số 5 gồm 12 cảng biển trên địa bàn 12/13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL (do cảng biển tỉnh Long An nằm trong nhóm cảng biển số 4 ) với quy hoạch đến năm 2030 hàng hóa thông qua từ 64 – 80 triệu tấn (hàng container từ 0,6 – 0,8 triệu TEU; hành khách từ 6,1 – 6,2 triệu lượt khách. Tầm nhìn đến 2050: đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tóc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 5,5 – 6,1%; hành khách tăng trưởng bình quân từ 1,1 – 1,25%.

cang tra de tau cao toc anh An Hoa

Cảng Trần Đề được quy hoạch là cảng vận chuyển hàng hóa, hành khách tuyến xa bờ ra đảo  . Ảnh An Hòa

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu, từ năm 1994 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc xây dựng cảng nước sâu trung tâm vùng ĐBSCL và gần đây nhất là vào năm 2019, Bộ Giao thông vận tải đã thực hiện nội dung nghiên cứu các vị trí trong vùng ĐBSCL nhằm tìm vị trí thích hợp xây dựng cảng biển nước sâu, trình Chính phủ bổ sung vào quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong vùng ĐBSCL có một số vị trí có thể xây dựng cảng biển nước sâu như: (Trần Đề - Sóc Trăng; Duyên Hải – Trà Vinh; Hòn Khoai – Cà Mau; Nam Du – Kiên Giang…). Tuy nhiên, tính theo điểm số về lợi thế so sánh (dựa trên các tiêu chí về khoảng cách vận tải; giải phóng mặt bằng; chi phí vận tải; duy tu bảo dưỡng; kết nối giao thông vận tải…) thì Trần Đề của tỉnh Sóc Trăng là vị trí có ưu thế nhất, chiếm số điểm cao nhất (62 điểm) về lợi thế so sánh.

Hiện nay, gần như toàn bộ hàng hóa của khu vực ĐBSCL phải trung chuyển lên TP.HCM để xuất khẩu với chi phí vận chuyển rất cao. Khi cảng nước sâu Trần Đề được đưa vào sử dụng sẽ giải quyết cơ bản bài toán giảm chi phí logistics đến mức thấp nhất cho vùng ĐBSCL thông qua xuất, nhập khẩu hàng hóa trực tiếp.  

Ngoài ra, cảng Trần Đề còn có khả năng thu hút hàng trung chuyển từ Campuchia qua tuyến đường thủy sông Mê Kông hiện hữu và tuyến cao tốc An Giang - Cần Thơ - Sóc Trăng sắp được đầu tư hình, từ đó phát huy toàn bộ hiệu quả đầu tư từ các tuyến đường này.

cang tra de 11

Cảng nước sâu Trần Đề được đánh giá có vị trí thuận lợi trong kết nối giao thông thủy, bộ.

"Việc xây dựng cảng biển nước sâu tại vị trí Trần Đề còn có nhiều ý nghĩa quan trọng về mặt quốc phòng, an ninh của vùng và khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết hợp giữa phát triển kinh tế gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng”, người đứng đầu chính quyền tỉnh Sóc Trăng đặt kỳ vọng vào dự án này.

Theo kỹ sư Doãn Mạnh Dũng, Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư vận tải biển Việt Nam (Vietnam Shipping), thành viên Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế biển TP. HCM - một chuyên gia đầu ngành về vận tải biển thì khu vực dự kiến đầu tư cảng nước sâu Trần Đề có nhiều điểm tương đồng so với vịnh Vân Phong và Cam Ranh; nơi đây có luồng sâu hiện hữu và có đê chắn sa bồi rất thích hợp để đầu tư cảng nước sâu với chi phí ít tốn kém nhất nhờ dựa vào lợi thế địa hình tự nhiên.

tang cang cai cui

Hiện tại luồng tàu  sông Hậu chỉ tiếp nhận được tàu có trọng tải dưới 1 vạn tấn, phần lớn hàng hóa ĐBSCL phải trung chuyển lên TP. HCM để xuất khẩu. Ảnh An Hòa

Hiện hệ thống cảng biển tại khu vực ĐBSCL chủ yếu nằm trong sông, luồng vào cảng còn hạn chế, kể cả khi hoàn thành Dự án Luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố cũng mới chỉ đáp ứng cho tàu trọng tải 1 vạn tấn ra vào, nên hơn 70% hàng hóa xuất nhập khẩu của vùng ĐBSCL đang phải trung chuyển đến các cảng TP. HCM, miền Đông Nam bộ để xuất khẩu làm cho chi phí logistics tăng cao, khó cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các quốc gia trong khu vực.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ